Đưa con gái 2 tuổi đi bơi, bà mẹ trẻ méo mặt khi thấy “vật thể lạ” trên mặt nước, hành động “chữa cháy” của phía bể bơi khiến nhiều người không khỏi gật gù
Đưa con gái 2 tuổi đi bơi nhưng quên mặc tã chỉ 1 lần duy nhất, bà mẹ trẻ méo mặt trước quyết định của ban quản lý bể bơi.
Gần đây, 1 sự việc hi hữu đã xảy ra tại 1 hồ bơi ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, bé gái 2 tuổi đang tập bơi vui vẻ bỗng bất ngờ thả “vật thể lạ” trôi tự do trong làn nước trước sự chứng kiến của nhiều người.
Cô Dương là thành viên của hồ bơi dành cho phụ huynh và trẻ em Thiên Dương ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Trước khi sự việc xảy ra, cô đã mua hơn 100 tiết học bơi cho phụ huynh và trẻ em tại cơ sở với giá 125 tệ/tiết học (tương đương 445 nghìn đồng). Vào ngày 4/1/2022, cô và mẹ chồng đến bể bơi cùng con gái 2 tuổi như thường lệ, song hôm đó bà chỉ mặc đồ bơi cho cháu gái chứ không mặc tã. Nào ngờ sau khi xuống nước thì bé gái bất ngờ bị đau bụng.
Mẹ của bé cho biết mình hiểu các quy định liên quan do bể bơi đưa ra là “trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi phải mặc tã chống thấm mới được xuống nước”. Hôm xảy ra sự việc, cô có mang tã cho con gái, nhưng khi cô đang xếp đồ thì mẹ chồng tiện tay nên mặc luôn bộ đồ bơi cho cháu mà không mặc tã. Cô Dương sau đó phát hiện ra nhưng do chủ quan nên “cứ để đấy” và đưa con xuống bơi, nhưng không lâu sau đứa trẻ lại bị tiêu chảy.
“Tôi cứ nghĩ rằng sẽ không có chuyện gì quá lớn, bởi trước đây mỗi khi xuống hồ tôi đều mặc tã chống thấm cho con, ai ngờ duy nhất 1 lần quên lại xảy ra chuyện” – Cô Dương nói.
Ảnh minh họa
Theo lời kể của cô Dương, khi phát hiện con bị tiêu chảy, cô đã lập tức bế cháu lên bờ nhưng “quên” không báo lại với nhân viên, và phải tới lúc 1 vùng nước ở hồ “ngả màu” thì nhân viên tại hồ bơi mới phát hiện ra. Sau đó, cơ sở đã yêu cầu cô bồi thường 2.100 tệ (tương đương 7,4 triệu đồng) hoặc trừ 20 tiết học. Về sự việc trên, cô Dương cho biết mình đúng là phải đứng ra chịu trách nhiệm, nhưng mức bồi thường mà cơ sở đề xuất vượt quá dự kiến nên cô không chấp nhận.
Tại cơ sở, những tấm biển “em bé dưới 3 tuổi vui lòng mặc tã chống thấm nước xuống bể” được dán ở nhiều vị trí nổi bật trong bể bơi.
Nhân viên cho biết, sau khi phát hiện “vật thể lạ”, họ đã nhanh chóng xử lý bằng các biện pháp tạm thời như xả nước, vệ sinh sơ bộ rồi lại đổ nước để đun nóng khử mùi… Tất cả tiền điện nước cho lần làm sạch này rơi vào khoảng 6.000 tệ (tương đương 21,3 triệu đồng), do đó ban quản lý bể bơi hy vọng cô Dương chịu 1 phần chi phí. Ban đầu cô Dương không đồng ý, nhưng sau nhiều lần thương lượng cô cũng chấp nhận bồi thường.
Video đang HOT
Quản lý cơ sở cho biết sau 2 ngày tạm thời đóng cửa để tổng vệ sinh, họ đã tổn thất 30 – 40 nghìn tệ (tương đương 106 – 142 triệu đồng)
Cư dân mạng Trung Quốc cũng đồng tình với cách xử lý trên của ban quản lý bể bơi và để lại nhiều bình luận hài hước: “Tôi thấy bể bơi bị bẩn thì phải thay nước là đúng, nhỡ đâu mà để ai bị viêm da thì thiệt hại còn lớn hơn”; “Cơ sở cư xử rất lịch sự và đề xuất mức bồi thường rất hợp lý so với tổn thất mà họ phải chịu”; “Các bể bơi khác cũng nên tăng cường biện pháp quản lý liên quan để ngăn chặn những tình huống như vậy tái diễn”; “Bà mẹ trong câu chuyện có ‘nhọ’ quá không khi quên đúng 1 lần lại gặp chuyện oái oăm?”; “Thấy con xả ra hồ bơi cũng mặc kệ rồi lẳng lặng lên bờ, rõ ràng là có ý muốn trốn tránh, cơ sở xử lý thế là nhẹ đấy!”…
Bên cạnh đó, nhân viên của bể bơi cho biết đây là lần đầu tiên họ gặp phải trường hợp như vậy. Thế nên, để phòng tránh những sự cố tương tự xảy ra lần nữa, họ đã chuẩn bị 1 bảng thông báo những điều cấm trong lúc bơi và khách hàng phải ký xác nhận trước khi xuống nước.
Luật sư Ngô Chính Bình của Công ty Luật Hồ Bắc cho rằng, người đến bơi có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ nơi công cộng sạch sẽ. Cùng với đó, bên cung cấp dịch vụ cũng phải chuẩn bị được 1 không gian văn minh dành cho khách hàng. Ngoài ra, ông còn cho rằng với trường hợp trên cơ sở có quyền đòi bồi thường hơn thế, nhưng có lẽ xuất phát từ tâm lý giữ khách nên họ đã không xử lý quá quyết liệt.
Toàn cảnh vụ phong sát giới livestream chấn động Trung Quốc: "Nữ hoàng" Vi Á trốn thuế hơn 2500 tỷ, loạt streamer khác ngã ngựa trong đau đớn
Đối với Alibaba, vụ việc Vi Á dính líu đến pháp luật sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu và chiến dịch kinh doanh trong khi ngành thương mại điện tử đang ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc.
Ngày 20/12, Cơ quan thuế thành phố Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) đã công bố, hotgirl livestream Hoàng Vi, hay còn được biết với cái tên nổi tiếng là nữ hoàng livestream Vi Á đã trốn 703 triệu NDT (2,5 nghìn tỷ VND) tiền thuế kể từ năm 2019 đến 2020.
Theo đó, Vi Á bị phạt 1,341 tỷ NDT (hơn 4,8 nghìn tỷ VND) và được yêu cầu nộp đủ tiền thuế trước đó cộng với tiền phạt trong thời gian quy định, nếu không cơ quan thuế sẽ tiến hành truy cứu hình sự.
Vi Á (tên thật là Hoàng Vi) sinh năm 1985, sinh ra và lớn lên ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Vi Á mở đầu "đế chế" của mình từ một cửa hàng quần áo nhỏ. Sau đó, cô bắt đầu phát triển kinh doanh bằng cách đăng ký bán hàng trực tuyến trên nền tảng Taobao và đạt mức doanh thu 30 triệu NDT (khoảng 107 tỷ VND).
Nhờ nhan sắc đỉnh cao và tài ăn nói cùng khả năng "chốt đơn" tài tình, Vi Á trở thành "nữ hoàng livestream" thành công nhất Trung Quốc và là một trong những gương mặt giương lá cờ đầu tiên trên mặt trận livestream của Taobao.
Cô cũng được coi biểu tượng của ngành nghề mới này, tương tự như "ông hoàng son môi" Lý Giai Kỳ. Tính đến thời điểm hiện tại, kênh của Vi Á đã hút tới 17 triệu lượt theo dõi. Sau khi tin tức được công bố, động thái của Lý Giai Kỳ cũng được cộng đồng mạng quan tâm chú ý.
Được biết, buổi livestream "Lễ hội trang điểm của Vi Á" hợp tác với Taobao vốn dĩ sẽ diễn ra vào 7h tối ngày 20/12 nhưng đã bị hủy bỏ. Ngay sau đó, tài khoản Weibo của Vi Á đã bị khóa, cửa hàng trực tuyến trên nền tảng Taobao cũng bị gỡ xuống và toàn bộ video trực tuyến đã bị xóa hoàn toàn.
Cùng ngày hôm đó, phía ekip của Vi Á đăng tải thư xin lỗi, đồng thời cho rằng "chấp nhận quyết định xử lý của cơ quan thuế và sẽ đóng toàn bộ tiền thuế cùng các khoản phí liên quan trong thời gian quy định".
Theo phóng viên tìm hiểu, thu nhập của công việc livestream bán hàng đến từ 3 nguồn: Một, tiền hoa hồng trích từ tổng thành tiền sản phẩm bán ra. Hai, tiền hợp đồng giữa chủ tài khoản livestream và công ty/cửa hàng về một sản phẩm nào đó cần tiến hành thương mại. Ba, tiền quyên tặng của các chủ tài khoản theo dõi trong quá trình xem livestream.
Vi Á và Lý Giai Kỳ là 2 tên tuổi đình đám trong ngành livestream bán hàng online.
Theo số liệu thống kê của Taobao, Vi Á và Lý Giai Kỳ đã bán được tổng lượng sản phẩm trị giá 18,9 tỷ NDT (hơn 68 nghìn tỷ VND) trong ngày 20/10 - ngày đầu tiên trong chiến dịch "Ngày hội mua sắm 11/11" mừng lễ Độc thân năm 2021.
Trong đó, một mình Vi Á đã bán được 8,252 tỷ NDT (hơn 29,7 nghìn tỷ VND). Nếu tính theo 10% hoa hồng bán hàng thì ekip của Vi Á sẽ nhận được 800 triệu NDT (gần 2,9 nghìn tỷ VND) chỉ trong một ngày hoạt động.
Trong chiến dịch livestream bán hàng 11/11 năm nay, thành tích cao nhất thuộc về Lý Giai Kỳ, Vi Á, Tuyết Lê và Lâm San San. Nhưng sau đó, Vi Á, Tuyết Lê và Lâm San San đều bị vướng vào "lùm xùm" trốn thuế.
Ngoài Vi Á, Tuyết Lê (bên trái) và Lâm San San (bên phải) đều bị cơ quan thuế "tóm gọn" vì tội trốn thuế.
Ngày 22/11, Tuyết Lê và Lâm San San bị Cơ quan thuế Trung Quốc "tóm gọn" vì tội trốn thuế và bị phạt lần lượt là 65,5 triệu NDT (hơn 236 tỷ VND) và 27,7 triệu NDT (hơn 99,8 tỷ VND). Cả hai cô nàng đều bị "phong sát" trên các nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc như Weibo, Douyin, RED, Taobao,...
"Vi Á khó có thể trở lại Taobao sau khi bị xóa tài khoản", Tuyết Lê lên tiếng về vụ việc của Vi Á.
Chuyên gia kinh tế cho biết, sự ngừng hoạt động của Vi Á khiến Taobao mất đi vũ khí cạnh tranh quan trọng trong mảng livestream bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử.
Việc đóng tài khoản của Vi Á cũng chặn các kênh tiếp thị quan trọng của các thương hiệu phương Tây như Tesla và P&G. Đây đều là những công ty đã thuê các ngôi sao quảng bá sản phẩm của họ tại thị trường Trung Quốc.
Đối với Alibaba, vụ việc Vi Á dính líu đến pháp luật sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu và chiến dịch kinh doanh trong khi ngành thương mại điện tử đang ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc. Theo đó, chỉ cần nền tảng livestream trên Taobao bị "lỡ nhịp" thì các đối thủ khác như Douyin và Kuaishou sẽ vượt qua ngay lập tức.
Được biết, thời gian gần đây, Cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc phối hợp với Cơ quan quản lý không gian mạng đã xóa hơn 20.000 tài khoản được cho "phát tán nội dung sai sự thật và gây ô nhiễm môi trường mạng". Trong đó, những tội danh tiêu biểu được liệt kê là coi thường lịch sử Trung Quốc, trốn thuế và đăng tải nội dung khiêu dâm hoặc kích động.
Vi Á là trường hợp nổi tiếng nhất về những người nổi tiếng bị xóa sổ khỏi Internet khi các nhà chức trách đang cố gắng dẹp nạn lừa đảo trực tuyến và thực hiện tầm nhìn về không gian mạng.
Đang là "thành thị girl" chính hiệu bỗng mắc kẹt 5 tháng ở Phú Quốc là cảm giác thế nào? "Với mọi người Phú Quốc là một nơi du lịch nhưng với mình thì xác định Phú Quốc là ngôi nhà thứ 2 rồi nên mọi việc cứ diễn ra như thể đang ở nhà của mình thôi". Trong khi gia đình Thuý Hạnh - Minh Khang ngày ngày đạp xe, tắm biển, tận hưởng không khí an yên khi bị kẹt ở...