Đưa con đến trường sớm 15 phút, người mẹ xót lòng khi thấy con bị bắt đứng ngoài cổng đợi mặc kệ trời nắng
Đa phần dân mạng đều bất bình trước hành động phê bình những bạn đến sớm, còn chụp ảnh và đăng đàn trong nhóm chat có đầy đủ phụ huynh các cháu bé.
Một page vừa đăng tải câu chuyện gây bức xúc khi một cháu bé lớp 1 được mẹ cho đến trường lúc 13h15, cháu bé không được vào lớp và bị bắt đứng ngoài cổng trường chờ đồng hồ điểm đúng 13h30 – ca học buổi chiều.
Nguyên văn câu chuyện như sau:
Câu chuyện được chia sẻ đang gây bức xúc dư luận.
Kèm theo bài biết là hình ảnh bé gái tội nghiệp phải đứng một mình giữa trời nắng nóng, bên ngoài cổng trường. Toàn bộ cuộc trò chuyện và bức xúc của người mẹ cũng được đăng tải.
Hình ảnh cháu bé đến sớm 15 phút và bị bắt đứng bên ngoài chờ đến đúng giờ vào lớp.
Video đang HOT
Đoạn chat giữa cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh càng khiến nhiều người bức xúc.
Ngay khi được chia sẻ, nhiều dân mạng để lại bình luận bức xúc, phẫn nộ với cách ứng xử của cô giáo.
Nhiều thành viên mạng bất bình trước cách hành xử của cô giáo.
Hiện tại, câu chuyện này vẫn đang nhận được sự quan tâm và bình luận của thành viên mạng. Chúng tôi đang liên lạc với những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện và sẽ tiếp tục thông tin thêm về sự việc.
Hot mom Hà Trang: Phim Thế giới hôn nhân - một câu chuyện khác ngoài hôn nhân khiến người làm mẹ cần suy nghĩ
Một câu chuyện hôn nhân, nhưng đằng sau đó là cách ứng xử của một người mẹ mà ở đó chúng ta có thể tự rút ra nhiều bài học.
Sau "Hạ cánh nơi anh", "Thế giới hôn nhân" là bộ phim Hàn đang khiến bao phụ nữ Việt sục sôi. Mối quan hệ ngoài luồng, ứng xử vợ chồng, cách vật lộn các mối quan hệ, tất cả hiện thực xã hội về hôn nhân hiện nay được đạo diễn nhào nặn thành bộ phim.
Thế nhưng, với một người đang xem ở tập 8, mình không đủ kiên nhẫn để chú ý đến cách người ta xoay vần nhau trong hôn nhân (vì đó không phải là gu của mình). Cái khiến mình suy nghĩ là hình ảnh người mẹ với cách yêu con điển hình của không ít những người làm mẹ lâu nay. Thứ tình yêu độc đoán, chiếm hữu và giam cầm.
Người mẹ dùng lý lẽ truyền thống - phải học để phục vụ cho tương lai để phủ đầu chồng và con.
Jun Yoeng - con trai duy nhất của bác sĩ Ji (mẹ) và đạo diễn Lee (bố) luôn thấp thoáng ánh mắt e dè trước mẹ. Mở đầu bộ phim là phân cảnh Jun Yoeng nhờ sự giải cứu của bố để không phải học thêm Toán theo sự sắp đặt của mẹ, dù rằng em đã mệt nhoài với lớp học thêm Tiếng Anh và Piano. Người mẹ dùng lý lẽ truyền thống - phải học để phục vụ cho tương lai để phủ đầu chồng và con. Việc con có muốn hay không, không quan trọng, mẹ là người quyết định mọi thứ về con.
Nói trong nước mắt, đứng trước Jun Yoeng, bác sĩ Ji giải thích về cơn thịnh nộ, về hành động vứt điện thoại của con qua cửa sổ ô tô. Tất cả vì người chồng ngoại tình bội bạc. Khi hôn nhân đổ vỡ, người ta giành giật những thứ thuộc về mình. Người ta giành của, giành con, giành giật lòng tự tôn. Mà quên mất đi cảm xúc của những đứa trẻ. "Là bố phản bội mẹ, chứ bố không phản bội con", Jun Yoeng đờ đẫn đáp.
"Là bố phản bội mẹ, chứ bố không phản bội con".
Bác sĩ Ji - mẫu phụ nữ nghị lực, vượt khó, đầy quyết tâm. Thiếu vắng bàn tay vun đắp của bố mẹ, nhưng cô lớn lên mạnh mẽ, thành đạt. Chẳng phải nói, phía sau sự thành đạt đó là nỗ lực gấp trăm lần người khác để đạt được một chỗ đứng xã hội nhất định. Nhưng cái giá phải trả của một người phụ nữ thành đạt là đứa con thơ phải bỏ lại cho chồng để đi thực tập, là tuổi thơ của một đứa trẻ vắng bóng mẹ.
Cái giá phải trả của một người phụ nữ thành đạt là đứa con thơ phải bỏ lại cho chồng để đi thực tập.
Jun Yeong thẳng thắn: "Làm sao chúng ta có thể sống thiếu ba được. Mẹ lúc nào cũng bận rộn. Mẹ quan tâm đến công việc nhiều hơn con. Ba mới là người ở cùng con mà. Mẹ không bao giờ xuất hiện cả". Lý do của sự thiếu vắng mẹ là bởi "Mẹ làm thế để có thể cho con mọi thứ con cần". Nhưng điều con cần nhất, hơn cả, là mẹ, mẹ biết không?
Jun Yeong rúm ró trong cái vít cổ của mẹ, thằng bé khóc vì sợ, sợ cái phần thịnh nộ đang điên cuồng trong mẹ, sợ phải thiếu bố. Dù ông bố ấy có người đàn bà khác, thì đó vẫn là ông bố biết con mình mê bóng chày và luôn cổ vũ con sống với những đam mê của nó.
Bác sĩ Ji không nhận ra, điều to lớn đáng ngại hơn sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, là đứa con cô quyết liệt giành giật ngày nào dần trở nên vô hồn, vô cảm với chính mẹ đẻ của nó. Nó xa lánh mẹ từ trong suy nghĩ, bởi cái cách mẹ yêu nó đến chiếm hữu và giáo dục nó độc đoán đến mệt mỏi.
Một câu chuyện hôn nhân, nhưng đằng sau đó là cách ứng xử của một người mẹ, mà ở đó chúng ta có thể tự rút ra nhiều bài học. Ly hôn là việc của bố mẹ. Nhưng cách thức xử lý ly hôn lại trực tiếp ảnh hưởng đến cách trưởng thành của con. Yêu con là làm mọi điều tốt nhất cho con theo tiêu chuẩn của bố mẹ. Hay yêu con là ướm một chiếc áo tình yêu vừa vặn với đúng phom người con?
Vài nét về tác giả:
Hot mom Đoàn Phạm Hà Trang, hiện là giáo viên mầm non sống tại Sydney. Cô là mẹ của 2 bé trai Subi và Subo.
Hà Trang định cư tại Úc năm 2013 và được biết đến với nhiều bài viết hay chia sẻ về các phương pháp nuôi dạy con hữu ích.
Bị body shaming vì cạo trọc đầu giống mẹ bị bệnh, cô gái 130 kg lạc quan: "Chỉ cầu mong mẹ đỡ bệnh là mãn nguyện rồi, còn mình chẳng sợ chê bai" Để động viên mẹ cùng chiến đấu với căn bệnh quái ác, chị Phạm Ngọc Kim Ngân quyết định cạo trọc đầu. Chị mong rằng sẽ có phép màu xảy ra để mẹ không còn bị dằn vặt, đau đớn mỗi ngày nữa. Phạm Ngọc Kim Ngân (SN 1993 ở Bình Dương) từng được nhiều người biết đến với câu chuyện tình yêu...