Đưa chủ nợ không biết chữ làm giám đốc Trung tâm Đăng kiểm để trừ nợ dần
Để trả nợ, Chủ tịch HĐQT của Trung tâm Đăng kiểm 50-17 đã đưa chủ nợ không biết chữ lên làm giám đốc.
Công an huyện Nhà Bè, TP.HCM đã khởi tố 10 người liên quan sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm 50-17D về các tội môi giới hối lộ, nhận hối lộ.
Những người bị khởi tố gồm: Nguyễn Thanh Phong (42 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát); Hồ Hữu Tài (52 tuổi, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-17D); Trần Thanh Vinh (51 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm 50-17D); Tào Huyền Thanh (vợ Phong, Thủ quỹ Trung tâm 50-17D); Phan Hữu Minh (28 tuổi, đăng kiểm viên); Phạm Công Danh (49 tuổi, đăng kiểm viên); Lê Tấn Thiện (26 tuổi, đăng kiểm viên); Nguyễn Trung Tín (28 tuổi, đăng kiểm viên); Dương Minh Khánh (28 tuổi, đăng kiểm viên), Đinh Thành Trung (30 tuổi, nhân viên).
Công an khám xét Trung tâm Đăng kiểm 50-17D tại huyện Nhà Bè. Ảnh: CTV
Về ông Hồ Hữu Tài, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-17D, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tối 3-1, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an thông tin là ông này không biết chữ, không đọc, không viết được. Hỏi thì khai mới học hết lớp 3 cách đây 50 năm.
Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục Trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết ông Hồ Hữu Tài có vai trò quản lý tài chính, quán xuyến các tài sản của chủ đầu tư…
Theo kết quả điều tra của Công an huyện Nhà Bè, lý do mà ông Tài được lên làm giám đốc là để khấu trừ nợ mà ông Tài cho Chủ tịch HĐQT Công ty lập ra Trung tâm Đăng kiểm 50-17D mượn.
Video đang HOT
Cụ thể, ông Phong là Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát, thành lập Trung tâm đăng kiểm 50-17D từ năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nợ nần. Từ đó ông Phong mượn tiền của ông Tài.
Ông Tài làm kinh doanh cá nhân, kiêm san lấp mặt bằng. Để trả nợ cho ông Tài, ông Phong đưa ông Tài lên làm Giám đốc Trung tâm đăng kiểm để trả nợ dần.
Khi bị bắt giữ, ông Tài không biết viết, đọc chữ và khai chỉ học tới lớp 3. Cũng theo ông Tài, mọi hoạt động của trung tâm đều giao lại hết cho cấp dưới, việc ký giấy xác nhận đăng kiểm cũng do Phó giám đốc phụ trách.
Theo cơ quan điều tra, ông Phong và ông Tài có chủ trương cho phép các đăng kiểm viên bỏ qua lỗi vi phạm để nhận tiền hối lộ, kéo doanh thu về cho công ty.
Công an đọc lệnh khám xét một Trung tâm Đăng kiểm tại TP.HCM. Ảnh: CTV
Thượng tá Trần Thị Kim Lý – Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM cho biết, ngày 20-12 Công an TP.HCM đã khám xét và triệu tập 20 người liên quan đến sai phạm tại Trung tâm Đăng kiểm 50-17D (huyện Nhà Bè)
Đặc biệt, quá trình làm rõ sai phạm của Trung tâm Đăng kiểm này, Cơ quan điều tra đã phát hiện Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe Thành Công (huyện Nhà Bè) có mối liên quan đến hành vi vi phạm.
Bước đầu, Công an TP xác định có khoảng 120 phương tiện xe ô tô không đảm bảo tiêu chuẩn được Trung tâm Đăng kiểm 50-17D đăng kiểm rồi Trung tâm đào đạo, sát hạch lái xe Thành Công đưa vào hoạt động dạy lái xe; có nguy cơ gây nguy hiểm cho hoạt động dạy học lái xe tại trường.
Và đây cũng là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học viên và chất lượng của học viên khi được cấp giấy phép lái xe.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Công an TP.HCM đã phối hợp cùng với các đơn vị liên quan khởi tố 43 bị can tại 12 Trung tâm Đăng kiểm phía Nam gồm: Năm Trung tâm do Trần Lập Nghĩa làm giám đốc tại các tỉnh miền Tây (cụ thể: Trung tâm Đăng kiểm: 62-03D (tỉnh Long An); 71-02D (tỉnh Bến Tre); 83-02D (tỉnh Sóc Trăng); 66-02D (tỉnh Đồng Tháp); 63-03D (tỉnh Tiền Giang) bảy Trung tâm Đăng kiểm địa bàn tại TP.HCM.
Công an cũng tiến hành khám xét Phòng kiểm định xe cơ giới tại TP Hà Nội. Ảnh: CTV
Công an TP.HCM cũng đã phối hợp cùng Công an TP Hà Nội và Bộ Công an khám xét tại Phòng kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) tại TP Hà Nội để làm rõ về trách nhiệm, có hay không việc tiếp tay cho sai phạm này.
Hiện công an đang làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm; làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra… của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, phân cấp để xử lý theo quy định.
Thêm 2 trung tâm đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục ra quyết định đình chỉ hoạt động thêm hai Trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới, trong đó có TTĐK 50-19D ở TP Hồ Chí Minh.
Ngày 31/12, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đơn vị đăng kiểm xe cơ giới 99-03D (Bắc Ninh) và 50-19D (TP Hồ Chí Minh) trong thời hạn 3 tháng.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả 2 đơn vị đăng kiểm trên đã vi phạm quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Cả hai TTĐK trên trước đó đều đã bị lực lượng Công an phát hiện có biểu hiện vi phạm pháp luật. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Bình Tân đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc và 3 đăng kiểm viên của TTĐK 50-19D để điều tra về vi phạm xảy ra tại đơn vị này.
Công an quận Bình Tân đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc và 3 đăng kiểm viên của TTĐK 50-19D để điều tra về vi phạm xảy ra tại đơn vị này.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã khởi tố, bắt tạm giam lãnh đạo và 12 kiểm định viên Trung tâm 99-03D để điều tra dấu hiệu tội Nhận hối lộ.
Quyết định tạm đình chỉ đối với hai TTĐK kể trên của Cục Đăng kiểm Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/3/2023. Hết thời hạn tạm đình chỉ, đơn vị đăng kiểm phải có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định trở lại gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét quyết định.
Để đảm bảo chặt chẽ việc thực hiện các quyết định này, Cục Đăng kiểm Việt Nam giao Phòng Kiểm định xe cơ giới quản lý, giám sát trong thời gian đơn vị số 99-03D và 50-19D tạm đình chỉ hoạt động.
Hết thời hạn tạm đình chỉ, nếu muốn hoạt động trở lại, hai đơn vị đăng kiểm phải có văn bản báo cáo thì Cục Đăng kiểm Việt Nam mới xem xét quyết định.
Lật tẩy thủ đoạn của 9 trung tâm đăng kiểm Thông tin 9 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới ở các tỉnh phía Nam đã sử dụng nhiều chiêu trò, thủ thuật để cấp giấy đăng kiểm cho hàng chục nghìn phương tiện không đủ điều kiện, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng cho thấy một thực trạng nghiêm trọng trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật,...