Đưa chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào SGK: Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn!
GS.TS Vũ Minh Giang: “ Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn, kịp thời hơn, sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào sách giáo khoa để tôn trọng lịch sử, hướng tới giáo dục truyền thống và hướng tới tương lai tốt đẹp”.
Trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng nhưng còn thiếu vắng trong sách giáo khoa hiện hành, trong đó có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào sách giáo khoa, trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Vũ Minh Giang – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Chúng ta phải nhìn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 trong toàn bộ tiến trình lịch sử VN. Nói gì thì nói khi đạo quân nước ngoài tiến vào lãnh thổ của ta rồi làm tổn thất đến con người, đến tài sản, cơ sở vật chất nước ta thì đó là cuộc chiến tranh xâm lược.
Theo đó cần phải được coi nó như là 1 sự kiện lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua. Bởi lịch sử là khách quan, là cái chúng ta không nhắc nó vẫn tồn tại. Với ý nghĩa ấy, trong một thời gian khá dài, chúng ta vì lý do nhạy cảm, tế nhị đã không nhắc tới hoặc nhắc không đủ chỉ ở mức độ cần thiết về sự kiện lịch sử này”.
Ảnh: Mạnh Thường/Theo VNN
Theo GS, ngày nay chúng ta nhìn nhận sự kiện lịch sử nhạy cảm này như thế nào để đưa vào sách giáo khoa?
Chúng ta cần phải nói thêm rằng, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những tính chất nhạy cảm, nên không thể nhìn nhận nó một cách thông thường được.
Nhạy cảm muốn hay không muốn Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ lịch sử hữu nghị, có sự tương trợ giúp đỡ nhau và đặc biệt Trung Quốc là nước láng giềng lớn.
Video đang HOT
Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ hòa hiếu giữa nhân dân 2 nước, vì vậy những sự kiện lịch sử chúng ta cần đề cập tới thế nào đó để đảm bảo được yêu cầu: Tôn trọng sự thật khách quan, đúng bản chất. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lường trước nhiều vấn đề.
Hình ảnh quan hệ giữa 2 nước có những khúc quanh, có những sự kiện tạo ra vết hằn hay hố ngăn cách, đó thường là những cuộc chiến tranh. Giải quyết nó bằng cách lấp nó đi thì người ta cho rằng che dấu lịch sử là không đúng, đem khoét rộng nó ra để kích động là xuyên tạc lịch sử cũng không đúng mà hãy để cho nó đúng với những gì nó có nhưng vượt qua nó bằng cách bắc cầu qua hố ngăn cách.
Chúng ta làm như vậy để cho thế hệ trẻ hiểu rằng mình không bưng bít họ, thế hệ trẻ hiểu theo cách luôn luôn có hận thù mà phải hướng tới tương lai, giáo dục đấy là bài học xót xa, đấy là những bài học xương máu để chúng ta không lặp lại nữa.
Với ý nghĩa đó, tôi cho rằng, cần đặt đúng vị trí sự kiện cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 theo nghĩa: Tôn trọng sự thật lịch sử khách quan nhưng đáp ứng yêu cầu hướng tới tương lai. Làm sao tránh những điều đáng tiếc ấy trong tương lai.
Việc đưa sự kiện lịch sử quan trọng này vào sách giáo khoa có quá muộn không, thưa GS?
Bộ GD-ĐT phát ra tín hiệu trong quá trình biên soạn sách giáo khoa tới đây không chỉ đưa chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 mà cả sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa vào sách. Với tư cách là công dân tôi bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ chủ trương này.
Tôi biết chủ trương này không mới mà đó là nguyện vọng thiết tha của mọi tầng lớp nhân dân. Cách đây 2 năm, Thủ tướng đã chỉ đạo làm việc này và bây giờ đưa vào sách giáo khoa là quá muộn.
Tôi nghĩ, Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn, kịp thời hơn sự kiện này vào sách giáo khoa để tôn trọng lịch sử, hướng tới giáo dục truyền thống và hướng tới tương lai tốt đẹp.
Vậy theo giáo sư, Bộ GD-ĐT cần đưa nội dung sự kiện này vào sách như thế nào?
Tôi mong muốn, Bộ GD-ĐT nên có sự kết hợp chặt chẽ với chuyên gia lịch sử , Hội Khoa học lịch sử VN để xây dựng phương thức nội dung đưa vào sách giáo khoa cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu chúng ta mong muốn.
Lịch sử là đơn tuyến có tính lịch đãi từ cổ chí kim, nhưng nhận thức lịch sử có nhiều vòng. Xưa nay ta vẫn dạy theo hướng cắt các giai đoạn lịch sử ra. Sự kiện càng xa xưa thì dạy ở cấp thấp, lịch sử hôm nay gần thì dạy ở cấp cuối, trình độ cao. Tôi thấy chưa khoa học lắm. Ở các nước khác họ dạy theo cách đồng tâm là dạy hết lịch sử từ thời cổ cho tới bây giờ ở cấp thấp. Càng lên cấp cao thì dạy ở trình độ cao hơn.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Người viết sách phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện! Trước đó, từng trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới đến nay đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật. Ta không thể quên sự kiện này được. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm, do vậy, cần phải đưa vào. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Vậy nên cần phải nêu rõ cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết sách phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học. Khi đưa vào SGK, chúng ta đưa từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn.
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Chủ tịch nước dâng hương các liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc
Ngày 16/2, Chủ tịch nước đã tới dâng hương nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn, tưởng niệm công lao của hơn 400 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến, trong đó hơn 300 người ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, ngày 16/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã đi thăm người dân diện chính sách, đồng bào thiểu số, lực lượng vũ trang khu vực biên giới trên địa bàn Lạng Sơn. Chủ tịch nước nhấn mạnh tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, xem đây là hướng thoát nghèo quan trọng, bền vững và căn bản ở những vùng đời sống còn khó khăn.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Chủ tịch nước ghi nhận thành tựu phát triển của Lạng Sơn trong thời gian qua, đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm khá của cả nước. Trong dịp Tết Bính Thân, tỉnh đã làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người thuộc diện chính sách, không để người dân bị đói, không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng.
Chủ tịch nước thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Báo Lạng Sơn.
Hoan nghênh Lạng Sơn đã làm tốt công tác biên mậu, xây dựng tuyến biên giới hòa bình hữu nghị làm tiền đề tốt cho hội nhập, phát triển, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh báo cáo kỹ hơn về tiến độ triển khai một số dự án chăn nuôi của các doanh nghiệp Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai mới đầu tư vào địa bàn; tin tưởng sự phối hợp tốt giữa các sở, ngành của tỉnh và doanh nghiệp sẽ hậu thuẫn tốt cho nông dân trong việc xây dựng thương hiệu nông sản đủ sức cạnh tranh.
Thăm, tặng quà cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, chiến sĩ, nhân viên tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, bảo vệ chủ quyền tổ quốc, đấu tranh chống buôn lậu, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển; xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.
Trong thời gian công tác tại Lạng Sơn, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã dâng hương nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn, tưởng niệm công lao to lớn của hơn 400 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến; trong đó có hơn 300 liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Đây cũng là nơi yên nghỉ của nhà báo Takano, phóng viên báo Akahata của Nhật Bản, đã hy sinh khi đưa tin chiến sự tại thị xã Lạng Sơn ngày 7/3/1979.
Theo TTXVN
Đại học chuẩn quốc gia: Xét sao cho đúng? Để xét chuẩn đại học, cần có lộ trình cụ thể để tránh bệnh thành tích, sự đối chọi giữa chuẩn mới với các chuẩn hiện hành. Từ ngày 9/11, Thông tư số 24 về quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục - Đào tạo bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, để...