Đưa cháu đi tiêm chủng, biểu cảm “đau hơn cả cháu” của người bà khiến ai thấy cũng phải phì cười
Khi cô y tá còn đang chuẩn bị vắc xin mà tinh thần người bà đã rất căng thẳng.
Chắc chắn một điều rằng, bậc ông bà và bố mẹ nào cũng yêu thương và nâng niu những đứa trẻ trong gia đình hết mực. Nếu chẳng may đứa trẻ bị ngã hoặc phải chịu đau đớn thì ông bà, cha mẹ sẽ vô cùng đau lòng.
Một trong những khoảnh khắc khiến ông bà cha mẹ phải nhói lòng nhất là khi đưa các con đi tiêm phòng. Dù mũi kim không đâm vào da thịt người lớn nhưng chứng kiến con chịu đau đớn, chúng ta thậm chí chỉ mong bản thân bị tiêm để chịu đau thay các con.
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh người bà đưa cháu trai đi tiêm phòng đã khiến cư dân mạng không khỏi phì cười. Khi cô y tá còn đang chuẩn bị vaccin mà tinh thần người bà đã rất căng thẳng. Bà thậm chí còn không dám nhìn thẳng vào kim tiêm trên tay cô y tá. Một tay giữ cháu trai, một tay bà liên tục xoa lên phần đùi của cháu đầy lo lắng và sợ hãi.
Người bà thậm chí không dám nhìn thẳng vào chiếc kim tiêm trên tay cô y tá.
Người bà thậm chí còn không dũng cảm bằng cháu trai mình. Từ đầu đến cuối bà không dám ngoảnh mặt nhìn cô y tá lấy một cái. Trong khi cậu bé vẫn tò mò quay mặt nhìn cô y tá với ống tiêm trên tay.
Đến khi mũi kim đâm vào tay đứa trẻ, khi bé trai còn chưa kịp khóc lên thì bà nội đã thể hiện một nét mặt đau đớn vô cùng. Điều đó cho thấy bà thương yêu và nâng niu cháu trai thế nào.
Cháu trai còn chưa kịp khóc, người bà đã “đau” lắm rồi.
Nhìn vẻ mặt đồng bộ của người bà và cháu trai mà cư dân mạng không thể nhịn được cười. Ai cũng thấu hiểu và thông cảm cho nỗi lòng của người bà. Dù mũi kim không đâm vào da thịt người bà nhưng nhìn cháu phải chịu đau và nghe tiếng khóc của đứa trẻ thì trong lòng bà còn cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều.
Hầu như đứa trẻ nào cũng sợ tiêm cả. Thế nhưng các bậc cha mẹ có biết rằng, tinh thần của cha mẹ trong những thời điểm ấy lại có ảnh hưởng rất lớn đến bé. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chúng có thể dễ dàng nhận ra được những cảm xúc ở người lớn. Và chúng cũng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng, chi phối bởi những cảm xúc ấy.
Biểu cảm đồng bộ của bà và cháu khiến cư dân mạng không khỏi phì cười.
Do đó khi đưa con đi tiêm và trong những trường hợp tương tự như vậy, cha mẹ không nên thể hiện sự đau đớn, xót xa trước mặt con. Hãy bình tĩnh, thản nhiên, nhẹ nhàng an ủi và động viên bé. Chắc chắn cách làm ấy sẽ giúp bé trải qua những lần đi tiêm nhẹ nhàng hơn. Cũng nhờ thế mà dần bồi đắp lòng dũng cảm cho con. Những đứa trẻ sẽ trở nên dũng cảm, mạnh mẽ hơn, dám đương đầu với những vấn đề khó khăn, rắc rối trong cuộc sống sau này.
Phút chia tay, bà nội đứng thật xa nhìn cháu trai trong khu cách ly: 'Bà nội về nghe, ít bữa bà lại xuống thăm con nghe!'
Khu vực dân cư P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng áp dụng lệnh cách ly sau khi thành phố phát hiện các ca nhiễm Covid-19 từng sinh sống ở đây.
Cách ly hơn 1 tuần, người dân nơi đây ở nguyên trong nhà, những người muốn vào trong sẽ nhận khuyến cáo không được trở ra.
Hàng ngày, người dân nhận lương thực và nhờ người mua vận chuyển đến khu vực rào chắn. Ngoài việc phải thường xuyên đeo khẩu trang, khử trùng và tiến hành giãn cách gia đình với gia đình thì ở đây còn có những khoảnh khắc gặp gỡ - chia tay khiến bất kì ai vô tình chứng kiến cũng không kiềm được sự xúc động.
Giờ trưa ngày 3 tháng 8.
Người phụ nữ lớn tuổi đứng từ hàng rào chắn vẫy tay chào cậu cháu trai đang đứng trên tầng 3 một ngôi nhà bên trong khu cách ly. Tiếng chào lí nhí của cậu bé bên trong khiến những phóng viên có mặt tại hiện trường ngay lúc đó chú ý. 'Nội ơi, nội ơi' - cậu bé nói vang từ bên trong còn người phụ nữ vẫn cố gắng nán lại để nhìn cháu.
Người bà định quay xe đi nhưng khi nghe cháu gọi 'Nội ơi, nội ơi' đã vội vã quay lại
Người phụ nữ mang đồ ăn đến cho con dâu...
Sau đó phải về do quy định không được tiếp xúc gần
Khoảnh khắc mà ai chứng kiến cũng xúc động, đặc biệt là khi cậu bé liên tục gọi: 'Nội ơi, nội ơi!'
Khoảng cách chỉ khoảng chục mét nhưng lại khiến tất cả cảm thấy như xa vời vợi và người bà đã xúc động rơi nước mắt.
Một cậu thanh niên nhìn thấy cảnh này, chia sẻ: 'Nhà cháu cũng ở trong đó, giờ ngày nào cháu cũng ở ngoài này chuyển đồ cho gia đình. Bởi nếu cháu mà vào thì cháu phải ở luôn trong đó, mà không vào thì nhớ mọi người. Và còn công việc ngoài này nữa'.
Cậu bé ở trên kia tên là Sóc, năm nay em đã 3 tuổi. Ngày nào bà nội của cậu bé cũng đến đây vài lần nhưng lần nào cũng tiếc nuối đứng xa chào cháu mà đôi mắt rươm rướm. Bởi trước khi khu vực nhà bé Sóc sinh sống áp dụng lệnh cách ly, hai bà cháu đã có khoảng thời gian vài tháng chưa gặp gỡ.
Ở Đà Nẵng những ngày này, có rất nhiều gia đình và trường hợp như thế. Từ những cán bộ y tế trong bệnh viện phong tỏa, người nhà và bệnh nhân đang điều trị ở các khu cách ly... Họ nhìn nhau qua khoảng cách vài chục mét rồi hứa hẹn gặp lại dù chẳng biết bên kia có nghe rõ hay không.
'Đâu ai muốn bệnh tật đâu con, giờ mình phải tuân thủ quy định của thành phố. Mọi người cùng nhau chống dịch, bản thân mỗi người phải ý thức' - người phụ nữ chia sẻ vội rồi lên xe rời đi.
Ngay giữa tâm dịch những ngày căng thẳng nhất, có những khoảnh khắc khiến chúng tôi nhận ra nhiều điều. Không có nỗi nhớ dài hay ngắn, chỉ có tình cảm ít hay nhiều.
Cái vẫy tay ấy sẽ là kí ức đẹp bởi rất sớm thôi, bà cháu Sóc lại được đoàn tụ!
Đà Nẵng sẽ bình yên trở lại.
Đối thủ của ông Donald Trump cũng có cháu trai đẹp như "Hoàng tử" Nếu nói đến gia đình Tổng thống Trump, nhiều người chắc cũng biết vợ con ông, đặc biệt là "Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump. Tuy nhiên, đối thủ của ông Trump là Joe Biden cũng có những người cháu "đẹp trai xinh gái", đặc biệt là ông còn có cậu cháu trai đẹp như "hoàng tử", hứa hẹn sẽ đốn tim phái...