Đưa cầu Dùng và đường đến Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ vào sử dụng
Sáng 5/10, sau 8 tháng thi công, dự án xây dựng cầu Dùng và đường từ trung tâm huyện Thanh Chương vào khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ, huyện Thanh Chương (Nghệ An) chính thức được đưa vào sử dụng.
Cầu Dùng mới, sau 8 tháng kể từ ngày khởi công, các hạng mục thuộc dự án đã được thi công hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, vượt tiến độ 15 tháng.
Sáng nay – 5/10/2014, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP (Cienco4) đã tổ chức Lễ khánh thành dự án xây dựng cầu Dùng và đường từ trung tâm huyện Thanh Chương vào khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Sau 8 tháng từ ngày khởi công, các hạng mục thuộc dự án đã được thi công hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, vượt tiến độ 15 tháng.
Dự án cầu Dùng và đường từ trung tâm huyện Thanh Chương đi khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ do Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc thi công, có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 205 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 18/1/2014. Các hạng mục chính bao gồm cầu Dùng với chiều dài 350m bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 8 nhịp và 8km phần đường đã được thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.
Dự án cầu Dùng và đường từ trung tâm huyện Thanh Chương đi khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ là một công trình quan trọng, góp phần nối trung tâm huyện với đường Hồ Chí Minh, đến cửa khẩu Thanh Thủy, sang nước bạn Lào một cách thuận lợi và ngắn nhất.
Đây là tiền đề để thúc đẩy kinh tế – xã hội huyện Thanh Chương nói chung và các xã có đường đi qua, nhất là tạo cơ hội phát triển toàn diện đối với 2 xã vùng tái định cư Thanh Sơn và Ngọc Lâm.
Với công trình này, Liên doanh Tổng công ty XDCTGT 4 – Công ty CPĐTXD Tuấn Lộc đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả, nhờ vậy sau 8 tháng thi công Dự án đã hoàn thành, vượt qua những khó khăn do điều kiện thi công phức tạp, do trụ cầu cao, 2 bên bờ sông dốc, địa chất dưới lòng sông thường xuất hiện hiện tượng cát chảy. Qua đó, cầu Dùng trở thành cây cầu vượt sông xây dựng bằng bê tông cốt thép dự ứng lực đạt kỷ lục nhanh nhất từ trước đến nay (vượt tiến độ trước 15 tháng so với kế hoạch).
Việc hoàn thành cầu Dùng bằng bê tông cốt thép qua sông Lam là một kỳ tích đối với huyện Thanh Chương, thỏa lòng mong ước và khát vọng bao đời của người dân đôi bờ nhất là vùng tả ngạn sông Lam.
Mặc dù từ năm 1990 đã có cầu treo Dùng và năm 2000 có cầu Rộ nối đường Hồ Chí Minh về quê Bác, nhưng các công trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như hoạt động phát triển kinh tế phía Tây của huyện, nhất là từ khi thành lập Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ đến nay.
Bên cạnh hệ thống điện chiếu sáng, sơn kẻ đường, cọc tiêu, biển báo giao thông được gắn phản quang và các công trình phụ trợ khác, toàn bộ cây xanh hai bên tuyến đường cũng đã được trồng từ quỹ Việt Nam Xanh của CBCNV Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 đóng góp.
Nguyễn Phê
Theo Dantri
Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo
Anh đã đi cả vạn km, viết hàng trăm bài báo, sáng tác nhiều tác phẩm văn học hay... Anh đã có những tác phẩm giành giải Văn toàn quốc...
Anh Vi Tân Hợi (ngoài cùng bên phải) - PCT huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn trong chương trình tặng quà cho các em học sinh vùng lũ xã biên giới Yên Tĩnh.
Anh Hợi trao quà trung thu cho các em học sinh vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ.
Những ngày giữa tháng 6, mảnh đất biên giới Tương Dương (huyện Tương Dương, Nghệ An) - nơi được mệnh danh là khu nắng nóng nhất Đông Dương vẫn như đổ lửa. Ngược dòng Nậm Nơn trên thủy điện Bản Vẽ,chúng tôi vừa rời khỏi thuyền, đặt chân lên con đường mòn luồn lách giữa hàng rừng đã trơ trọi lá. Anh chỉ vào rừng cây đã khô: "Mùa mưa, hồ thủy điện dâng cao ngập hết vùng này, cây cối chết do ngâm lâu ngày dưới nước, mùa này thủy điện xả nước để đón lụt tiểu mãn".
Video đang HOT
Nói xong anh giơ tay chỉ về phía trước: "Còn hơn 30 phút nữa chúng mình mới đến cụm dân cư đầu tiên, từ đó đi tiếp nữa mới đến cụm thứ 6, họ ở tít trong rừng sâu, giáp với xã Yên Tĩnh".
Những năm đầu tích nước thủy điện Bản Vẽ, PV Dân trí cùng anh Vi Tân Hợi (mặc áo phao) tiếp tục vận động nhân dân xuống tái định cư Thanh Chương. Khoảng thời gian này, anh cùng cánh PV khá vất vả.... Dọc khe suối, khắp núi rừng Tương Dương bất cứ một người dân nào gặp anh Hợi họ cũng gọi là thầy. Anh rất giản dị trong cử chỉ, việc làm và có tài vận động bà con...
Đây là lần thứ 6 hay thứ 7 gì đó tôi được đi xuống bản với anh. Khi thì ở một bản Mông tít tận Nhôn Mai, khi thì bản đồng bào Khơ Mú ở trong lòng hồ thủy điện, mỗi năm anh dành 1/3 quỹ thời gian của mình để đi cơ sở.
Anh cho biết, từ hồi làm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy rồi mấy năm đầu làm Phó Chủ tịch huyện anh đã có 467 ngày đêm ở bản để vận động nhân dân 4 xã Luân Mai, Hữu Dương, Hữu Khuông, Kim Đa di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ. Anh kể có những cuộc họp kéo dài từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng ngày hôm sau mà vẫn không ngã ngũ, dân bản vẫn không chịu đồng ý di dời, anh em vẫn kiên trì, bám trụ trong dân.
Cái máu đam mê văn học, nghề báo cho nên anh cũng đầu tư máy móc khá công phu, để đi đến đâu anh đều ghi lại những hình ảnh đẹp nhất, thân thương nhất...
Ở bản Chà Coong, nhóm công tác của anh phải mất 47 ngày đêm mới đưa được hơn 100 hộ dân đi về huyện Thanh Chương để tái định cư. Có một câu chuyện rất cảm động mà tôi cùng anh em đồng nghiệp được chứng kiến, ấy là hôm đó cả tổ hết thức ăn, vào bản mua, dân không bán, nhưng khichúng tôi bảo: "Mua cho thầy Hợi", thì mọi người nói: Ơ, mua cho thầy Hợi thì bà con ta sẵn sàng. Và hôm đó, chúng tôi đã mua được con gà trống thiến cực ngon. Đêm đó tôi về kể chuyện, anh cười: "Làm thầy có lợi như thế đấy".
Anh kể, ở bản Chà Coong có một em học trò nghèo tên là Lương Văn Bờ, vì không đủ tiền ăn học nên đã trốn học về nhà. Biết tin, anh xin thầy Hiệu trưởng xuống bản vận động em trở lại trường. Hồi đó, đi bộ từ Hòa Bình lên Chà Coong phải mất 2 ngày. Xuống đến bản rồi lại còn đi lên tận rãy để nói chuyện với gia đình và khuyên em Bờ trở lại trường. Sau đó, anh vận động một số bạn hữu của anh góp tiền để nuôi em Bờ học hết cấp phổ thông. Biết chuyện ấy, cả bản Chà Coong quý anh lắm, dân bản ai cũng coi anh như con đẻ trong nhà.
Anh được các em học sinh dân tộc H'Mông quằng khăn đỏ trong một chương trình trung thu giữa thung lũng Nhôn Mai vào một đêm mưa tầm tã...
Trong sự nghiệp làm lãnh đạo đến nay vẫn giữ chức Phó chủ tịch huyện, Chủ tịch hội khuyến học, anh Vi Tân Hơi đã có nhiều tác phẩm báo chí, Văn học đạt giải. Trong đó phải kể đến những tác phẩm được giải cao, để lại ấn tượng sâu sắc như: "Khát vọng Mường Lằm" - năm 1998; "Xuống núi" - 2009; "Khi chim Pít gọi bầy" - 2010; hay như tác phẩm: "Người trồng hoa trên đỉnh Phá Đánh"-2012; rồi anh cũng đạt giải Hồ Xuân Hương tập truyện ngắn và Bút ký "Xuống núi"...
Ở huyện biên giới Tương Dương có 10 bản đồng bào Mông sinh sống, chuyện di cư tự do sang Lào hay tái trồng cây thuốc phiện từ năm 2006 về trước là bình thường. Anh nhận nhiệm vụ xuống bản để vận động đồng bào khi di cư tự do, không nghe lời kẻ xấu, không tái trồng cây thuốc phiện...Có những bản ở trên đỉnh núi cao như Huồi Cọ, Huồi Măn hay Phá Mựt ở Nhôn Mai phải đi bộ 8 tiếng đồng hồ, mà phải 4 giờ leo núi mới đến bản.
Đi dọc đường, thấy những cái rau rừng ăn được, anh hái để khi vào bản ăn cơm với bà con cũng phải có cọng rau...
Có những chuyến đi dài ngày, phải sang tận tận bản Pả Khổm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (năm 2005) hoặc sang tận Lào (năm 2006) để thuyết phục bà con xóa bỏ cây thuốc phiện, vì họ đã trồng lẫn lên đất của huyện Tương Dương. Và sau bao nhiêu nỗ lực của tập thể lãnh đạo huyện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cá nhân anh, tình hình di cư tự do sang Lào của đồng ào Mông đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt bà con dân tộc Mông không còn trồng cây thuốc phiện nữa.
Tôi còn nhớ có lần cùng anh lên Nhôn Mai tổ chức tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi ở xã biên giới heo hút này, dọc đường anh kế cho chúng tôi câu chuyện giải quyết mâu thuẫn trong dân. Ấy là vào năm 2002, khi đó anh làm Trưởng ban Tuyên giáo, phụ trách 3 xã Luân Mai, Nhôn Mai và Mai Sơn, tháng 10/2002 khi mùa gặt mới bắt đầu thì giữa bản Phá Kháo và bản Na Ka xẩy ra tranh chấp.
Chuyện là, người dân Phá Kháo chôn người chết trên nương của dân bản Na Ka. Sau mấy lần bộ đội biên phòng và lãnh đạo xã Mai Sơn tiến hành hòa giải nhưng không được, một số thanh niên quá khích của 2 bản vác súng ra đòi bắn nhau. Nhận được tin, mặc dù trời mưa, nhưng anh vẫn lội mưa lên với Mai Sơn.
Nhờ khéo léo vận động những người có uy tín ở 2 bản, các gia đình có liên quan mà anh và Bộ đội biên phòng đã hòa giải thành công. Bây giờ nhân dân bản Na Ka và Phá Kháo vẫn còn nhắc mãi chuyện này.
Xuất thân là một thầy giáo dạy Vật Lý ở Trường THPT Tương Dương 1, rồi chuyển sang công tác Huyện ủy, bây giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện, là người con của đồng bào dân tộc Thái nên anh hiểu rõ phong tục tập quán cũng như những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình.
Anh Vi Hợi trong chuyến đi vào xã Mai Sơn - xã giáp biên giới Việt Lào - nơi đây không đường, không điện, không chợ, không điện thoại... và phải đi bộ 5-6 tiếng đồng hồ sau khi rời bến nước từ thượng nguồn thủy điện Bản Vẽ.
Chính vì vậy, những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, của bản làng đều được anh lý giải và có cách giải quyết thỏa đáng. Anh vẫn thường nói với đồng nghiệp, bạn bè rằng: "Một ngày xa dân là một ngày không hiểu dân" và anh tâm sự: "Để được bà con tin yêu, trước hết phải am hiểu đời sống, ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán của đồng bào; phải luôn tâm huyết với công việc, có tình thương và mong muốn đồng bào tiến bộ".
Anh học tiếng Mông, tập thổi khèn Mông, Pí Tơm và nói tiếng Khơ Mú, dẫu chưa thành thạo nhưng cũng đủ để anh thuyết phục được dân bản. Chính vì vậy, bà con các bản làng tin tưởng và nghe theo lời anh và các cán bộ huyện đoàn kết, chung tay xây dựng đời sống mới.
Anh cũng có mặt từ rất sớm để trao quà đến các gia đình có người mất trong vụ sập hầm vàng.
Bản làng in dấu chân anh
Tương Dương có 154 thôn bản, khối xóm, tất cả đều in dấu chân anh. Có những bản, làng anh đến 5-6 lần, cũng có những bản mới chỉ 1 lần thôi. Khi bắt đầu đảm nhận trọng trách Phó hủ tịch huyện kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học, việc đầu tiên của anh là xây dựng phong trào Khuyến học, khuyến tài ở dưới cơ sở. Anh nói, muốn làm được điều đó thì Hội khuyến học cơ sở phải mạnh, phải thành thạo công việc.
Những cuộc họp với bà con dân bản trong cả đêm khuya.
Và anh cũng với Hội khuyến học huyện đã bắt tay vào xây dựng các điển hình dòng họ, thôn bản, gia đình hiếu học. Câu chuyện ở bản Huồi Cọ là một trong những minh chứng sự dày công của anh và Hội khuyến học huyện và Hội khuyến học xã Nhôn Mai. Cuộc sống khó khăn, nghèo đói, ai cũng chỉ lo công việc mưu sinh thường nhật mà quên việc đi học chữ.
Từ khi Và Bá Tủa trở thành bác sĩ, anh và Hội khuyến học huyện đã tích cực nuôi dưỡng phong trào thi đua trong dòng họ Và, dùng Và Bá Tủa giải thích cho bà con hiểu rõ nếu không biết chữ thì sẽ không nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sẽ không tiếp cận được với khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy con đường đi đến ấm no, xóa bỏ đói nghèo sẽ nhiều khó khăn.
Anh Vi Hợi cùng với PV Dân trí trong lần vượt thủy điện Bản Vẽ vào xã Nhôn Mai tổ chức Tết trung thu cho các cháu ở vùng khó khăn này. Anh cho biết, đã từ lâu lắm rồi mảnh đất này các em chưa biết trung thu là gì, nên anh quyết định tổ chức một đêm cho các cháu, và bản làng...
Người dân dần hiểu được lợi ích của việc đi học chữ và vận động nhau đưa con em mình đến trường học; đặc biệt có nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư cho con em mình theo học cao hơn tại các trường dân tộc nội trú của huyện và tỉnh để mong sau này làm thay đổi cuộc sống bản làng. Anh bộc bạch với tôi: "Bây giờ thấy mấy em gái Mông, đã biết bỏ tập tục lạc hậu của đồng bào học hết THPT rồi đi học chuyên nghiệp, mình mừng lắm".
Thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, vất vả của bà con dân tộc thiểu số, mỗi khi về công tác cơ sở anh luôn tâm niệm phải luôn gần gũi và gắn bó máu thịt với nhân dân bằng tất cả trách nhiệm và tình cảm sâu nặng của người con đối với bản làng.
Hiện anh đang giữ chức Chủ tịch Hội khuyến học huyện. Với anh, khuyến học, khuyến tài là nòng cốt để các bản làng của huyện Tương Dương anh nhiều gia đình, con em học tốt hơn.
Sau những buổi làm việc với lãnh đạo địa phương anh thường xuống thăm bà con để tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xoá bỏ tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trong cây, con phù hợp với địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo hay quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, chăm lo cho con cháu học tập tốt....
Anh tuyên truyền, vận động theo phương châm mưa dầm thấm lâu và bắt tay, chỉ việc cho bà con học tập làm theo. Nhiều hộ gia đình nghe theo lời vận động của anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên từng bước xoá được đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, con cái học hành tiến bộ.
Trên cương vị là Phó chủ tịch anh đã ăn rừng, ngủ rú, sống gần bà con để vận động nhân dân không tái trồng cây thuốc phiện, rồi về tái định cư...
Năm năm làm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, gần 10 năm làm Phó Chủ tịch UBND huyện anh Vi Tân Hợi đã có không dưới 300 chuyến công tác cơ sở, có những tháng do yêu cầu của công việc phải đi đến 3 - 4 lần, có những chuyến phải kéo dài đến 10 ngày.
Khi đi vận động, anh luôn là người được bà con tin yêu nhất.
Sau những ngày dài bám địa bàn, bám dân, anh lại tất bật với công việc của Phó Chủ tịch phụ trách VHXH với bộn bề công việc, làm trưởng hơn 30 ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội Khuyến học, Hội chữ thập đỏ,...anh vẫn thường nói:"Công việc của huyện là ở nơi cơ sở, cơ sở có tốt thì huyện mới tốt, vậy thì cớ gì mà cán bộ huyện lại không bám cơ sở".
Anh có một thói quen, ít có người làm được, đó là ghi nhật ký hàng ngày, chồng nhật kỳ cứ dày lên theo thời gian. Mỗi chuyến đi cơ sở trở về là anh có cả một kho tư liệu quý giá để anh viết văn, viết báo. Xuống cơ sở, không chỉ lo công việc chuyên môn mà anh còn nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Anh Vi Hợi trong một cuộc nói chuyện với bà con dân tộc H'Mông.
Cánh báo chí chúng tôi quý anh ở chỗ đó, anh am hiểu tường tận về tình hình cơ sở, về văn hóa quê anh, văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, có ai đó muốn có tư liệu, hoặc thiếu một bức ảnh cho bài viết thì gọi anh là có ngay, có người còn gọi đùa anh là "Nhà Tương Dương học".
Anh sống với anh em báo chí chúng tôi (từ phóng viên báo trung ương đến địa phương, báo hình hay báo viết,...) rất chân thành và bằng một thứ tình cảm đặc biệt, từ việc lo chỗ ăn nghỉ đến việc bố trí đi cơ sở, việc gì anh cũng lo chu đáo, sau mỗi chuyến dài ngày ở cơ sở anh em lại quây quần bên mâm cơm đạm bạc tại gia đình anh. Chúng tôi vẫn coi gia đình anh là nơi hội ngộ anh em báo chí, có người chưa hề quen nhau nhưng qua một lần giao lưu tại nhà anh đã trở nên thân thiết.
Để động viên các em học sinh biên giới xa xôi của xã Mai Sơn, dịp Tết anh lại có quà cho các em.
Với anh đã trở thành thói quen, cứ đến ngày 20-21/6 là nhắn tin cho chúng tôi chúc mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Nói về anh, nhà báo Phạm Minh Thư - Trưởng đại diện báo Nhân dân tại Nghệ An chia sẻ: "Anh Hợi vốn là giáo viên dạy tự nhiên (môn Vật Lý) nhưng anh lại rất đam mê viết văn, làm báo. Khi anh chuyển sang huyện ủy giữ chức vụ Chánh văn phòng là lúc công việc ngập đầu nhưng với anh lại là lợi thế tìm được nhiều đề tài viết báo, viết văn. Một trong những bài báo đầu tiên của anh được đăng mà tôi may mắn được biên tập đã có chất văn. Rồi trở thành cán bộ chủ chốt của huyện: Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy rồi Phó Chủ tịch UBND huyện, công việc bận bịu nhưng với lòng đam mê đã tạo cảm hứng để Vi Hợi vẫn cho ra đời đều đặn nhiều bút ký, truyện ngắn và những bài báo thể loại ký mang đậm dấu ấn riêng của người con "Mường Xủng" (vùng cao) được nhiều bạn đọc đón nhận. Bây giờ anh còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Chi hội trưởng Chị Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Nghệ An".
Tạm biệt anh, giữa cái nắng gay gắt của mùa hè nơi miền Tây xứ Nghệ, gió Lào cứ hầm hập theo tôi về tận thành phố Vinh. Những kỷ niệm về anh, về những chuyến xuống bản, tất cả đã trở thành một thứ gì đó thường trực trong tôi, mãi mãi!
Theo VNE
Công ty không thực lực tài chính liên tiếp "làm từ thiện" tiền tỷ Không có thực lực về tài chính, không có nhân sự chuyên môn, trụ sở phải đi thuê, không có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Công ty Hiển Vinh vẫn cử người đi khắp nơi để thực hiện những dự án tài trợ từ thiện một cách khó hiểu. Trạm y tế xã Xuân Lâm (Nam Đàn, Nghệ An) - nơi...