Dưa cà muối xổi nguy hiểm đến mức nào?
Những lợi ích của dưa cà muối chỉ có được khi ăn đúng cách.
Thông tin vụ ngộ độc cà pháo muối xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) trong tháng 5 vừa qua, với gần 50 người phải nhập viện cấp cứu do bị rối loạn tiêu hoa, ngộ độc thực phẩm… đã làm nhiều bà nội trợ hoang mang, lo lắng và “loại bỏ” món ăn này khỏi thực đơn cho gia đình.
Kích thích tiêu hóa
Dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu; bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum; cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, hạn chế một số bệnh do thiếu xơ gây ra như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết… Nhưng những lợi ích nói trên chỉ có được khi ăn đúng cách các món dưa muối.
Dưa, cà muối xổi có thể gây bệnh ung thư.
Dưa muối xổi, còn gọi là dưa góp, thường làm ăn ngay trong ngày, sử dụng một lượng đường, muối vừa phải pha với nước và có thể kết hợp với một ít dấm thanh hoặc nước cốt chanh để tạo chua. Các nguyên liệu (như cà pháo, cà tím, rau cải bắp, su hào, cà rốt, đu đủ xanh…) thường thái thật mỏng để ngấm đều gia vị trong thời gian ngắn, khoảng 1 – 2 ngày.
Video đang HOT
Dưa muối phải có màu vàng ươm và thơm ngon mới tốt cho sức khỏe.
Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày. Trong hai cách muối dưa trên, muối chua nếu làm đúng cách sẽ ăn rất ngon và hợp vệ sinh. Còn muối xổi, do thời gian quá ngắn và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá thường gặp (tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn…), ăn nhiều dưa muối xổi còn có nguy cơ mắc ung thư. Bởi các loại nguyên liệu rau củ quả dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitric đáng kể. Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm… tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư.
Theo Trí Thức Trẻ
Những cách ăn uống chắc chắn gây ung thư cho bạn
Tỷ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa gia tăng trong những năm gần đây. Co môt sô chê đô ăn uông co thê gop phân lam tăng nguy cơ ung thư.
Ăn quá nóng - Ung thư thực quản
Thực quản là một trong những "cửa ngõ" đầu tiên của đường tiêu hóa, nó có lớp niêm mạc mềm đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng trên 60 độ C. Tuy chúng ta không có nhiều cảm giác khó chịu khi ăn nhưng bị thực phẩm nóng nhưng nêu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc, dân đên viêm thực quản. Niêm mạc thực quản không thể tiếp tục tự khoi thi cuối cùng se hình thành các tê bao ung thư.
Ăn mặn - Ung thư dạ dày
Ngoài thức ăn được rán ở nhiệt độ trên 120 đô C thì muối được coi là một &'đồng phạm' có thể sinh ra độc tố gây ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13-38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người co thoi quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Ăn it chât xơ - Ung thư ruột
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa ung thư ruột với thói quen ăn các món nướng, sử dụng thức ăn nhanh, ăn nhiều chất béo và thịt đỏ, ít chất xơ. Thời gian dài tiêu thụ thịt đỏ, thịt gia súc, thịt lợn, thịt cừu, nội tạng động vật các các thực phẩm cholesterol cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại-trực tràng.
Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại-trực tràng. Ở một số nước phương Tây, sau khi khuyến cáo người dân ăn 500g rau quả mỗi ngày, tỉ lệ bệnh đã giảm xuống đáng kể. Chất xơ được xếp vào nhóm dinh dưỡng không cung cấp năng lượng, không hấp thu vào máu. Khi vao ruột, chất xơ kích thích nhu động ruột co bóp, giúp phòng tránh táo bón, tống xuất các chất gây ung thư và vi khuẩn có hại ra ngoài. Ngoài ra chất xơ cũng ngăn cản hấp thu các chất béo độc hại.
Uông nhiêu rươu - Ung thư gan
Mặc dù các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan là nhiễm virus nhưng căn bệnh này cũng liên quan chặt chẽ đến uống rượu. Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan - là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới.
Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn trái là triệu chứng thường gặp nhất khi khôi u đa lớn Triệu chứng thường gặp khac la các bệnh nhân xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng (cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản).
Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình từ khi phát hiện bênh khoảng 6 tháng. Chỉ có khoảng 1% người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm.
Ăn nhiêu đô ngot - Ung thư tuyến tụy
Những chế độ ăn uống nhiều thịt, thực phẩm chiên chứa nhiều cholesterol và chất nitrosamine có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tụy, ngược lại chế độ ăn nhiều rau quả có thể làm giảm rủi ro. Trong số đó, ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những yếu tố gây thiệt hại lớn đến tuyến tụy mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày, miễn là bạn uống 2 ly nước ngọt thì nguy cơ tuyến tụy của bạn cao hơn so với những người khác la 90%. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường càng nên cảnh giác với khả năng ung thư tuyến tụy co thê xay ra.
Theo Trí thức trẻ
Nguy hại khôn lường từ 6 món ăn vỉa hè khoái khẩu Món ăn vỉa hè là 1 nét ẩm thực được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Nhưng trong tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo, món ăn vỉa hè tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Phô mai que Có thể gây tổn thương các tế bào, tạo thành các khối u, thậm chí ung thư. Những loại phô mai...