Đưa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2023
Khẩn trương đưa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2023, đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày 26/4.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ Y tế coi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là những cơ sở y tế trọng điểm chuyên sâu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong tiến trình phát triển phải sớm đưa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2023.
“Giám đốc Bệnh viện cho biết, theo kế hoạch phát triển đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc đưa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thành bệnh viện hạng đặc biệt. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu năm 2023 phải hoàn thành, phải tăng tốc việc này, không thể kéo dài thêm. Chúng ta phải nỗ lực, thực hiện tất cả các giải pháp để chăm sóc sức khỏe người dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Để đạt tiến độ này, Bộ trưởng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phải rà soát lại về nhân lực chất lượng cao và nhu cầu phát triển để có kế hoạch đào tạo, thu hút nhân lực. Đồng thời, Bệnh viện rà soát lại tất cả những kỹ thuật chuyên môn sâu để có kế hoạch đào tạo, tiếp nhận chuyển giao… nhằm thực hiện được ít nhất 95% kỹ thuật chuyên sâu so với Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo tại buổi làm việc, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, tổng số khám chữa bệnh năm 2020 của Bệnh viện là hơn 488.000 lượt người. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 67.918 lượt. Tổng số ca phẫu thuật là 21.983 ca, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I chiếm 71%. Tỷ lệ thực hiện dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi phân tuyến theo Thông tư 43 và 50 của Bộ Y tế đạt 82,7%. Năm 2020, Bệnh viện triển khai thêm 43 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới. Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú là 6,6 ngày (giảm 2,4 ngày).
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm hỏi cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhận chuyển giao thành công kỹ thuật phẫu thuật tim hở và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn từ Bệnh viện Chợ Rẫy, có thể thực hiện độc lập các trường hợp phẫu thuật tim. Bệnh viện cũng đã thực hiện nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu trong điều trị các bệnh lý về tim mạch (đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, can thiệp mạch vành); can thiệp mạch não, mạch tạng, nút mạch cầm máu dưới DSA đã được triển khai thường quy; các phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật thần kinh-sọ não cũng đã triển khai tại đây.
Với sự hỗ trợ về chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã triển khai được kỹ thuật ECMO (là kỹ thuật hồi sức đặc biệt, sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim phổi bị tổn thương hồi phục).
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đã tham gia vào hệ thống ghép tạng quốc gia, đưa ê-kip phẫu thuật lấy và ghép, bác sỹ nội thận học tại Bệnh viện Chợ Rẫy, xây dựng đề án trình Bộ Y tế triển khai kỹ thuật ghép thận tại bệnh viện, đang chỉnh sửa và chờ thẩm định…
Phải tỉnh táo chống dịch COVID-19 kể cả ngày nghỉ lễ
Tình hình dịch ở các nước láng giềng đang rất phức tạp, vì thế sức ép lên khu vực biên giới Tây Nam và Tây Nam bộ những ngày này rất lớn.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo về nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ tư ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu, thêm vào đó một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam sắp trải qua kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Tây Nam bộ sẵn sàng khi dịch vào
Trong 24 giờ qua, tại Ấn Độ đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới, bức tranh và bối cảnh nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ hết sức đáng quan ngại. Tại Campuchia, trong 24 giờ qua phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm COVID-19. Ngay tại Lào, cũng trong 24 giờ, số ca nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới, tất cả đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đối với Việt Nam, Bộ Y tế xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch, nhất là khu vực biên giới Tây Nam.
Để không bị động nếu có dịch vào Việt Nam, những ngày qua Bộ Y tế đã thành lập năm đoàn công tác do bộ trưởng và bốn thứ trưởng đến tất cả tỉnh/thành trong khu vực để rà soát tất cả vấn đề liên quan tới việc ứng phó với dịch COVID-19 tại từng địa phương, trọng điểm như Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp...
Đánh giá Tây Nam bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam, Bộ Y tế chỉ đạo BV Chợ Rẫy lập đội phản ứng nhanh xuống khu vực này hỗ trợ, đồng thời thành lập bệnh viện dã chiến ở Hà Tiên, Kiên Giang để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bệnh khi có kịch bản xấu xảy ra.
Đi kiểm tra, đôn đốc chống dịch tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, lưu ý để giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian tới, nhất là trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập luôn thường trực, các tỉnh này cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không được lơ là, chủ quan; tăng cường chặt chẽ hơn trong công tác giám sát nhập cảnh, cách ly, không lơ là, chủ quan trong công tác cách ly tại các khu cách ly tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly; tăng cường công tác truyền thông và gia tăng hiệu quả giám sát.
Bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, cửa khẩu. Ảnh: XUÂN TƯ/TTXVN
Ba kịch bản chống dịch
Trước nguy cơ dịch xâm nhập luôn hiện hữu, Bộ Y tế đã xây dựng tình huống đối phó với cả ba kịch bản, gồm: Nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này đều được rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra.
"Dù với kịch bản nào thì chúng tôi cũng rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc một tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng nên thời gian qua người dân đã có yếu tố lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Để đảm bảo an toàn chống dịch, Bộ Y tế đề nghị người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó hai yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.
Người dân và tất cả ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.
Đồng thời, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng chống dịch tốt.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện gửi tất cả tỉnh, TP đề nghị tăng cường tất cả biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.
"Chúng tôi khuyến cáo tất cả tỉnh, TP, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép" - ông Long nhắc lại.
Tại các tỉnh khu vực Tây Nam, người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép cần lập tức báo với chính quyền địa phương, tránh nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế: Chủ động kiểm soát, không luống cuống khi xảy ra dịch Covid-19 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước. Vì thế Việt Nam phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình...