Đưa ấm no về làng quê
Với sự vào cuộc quyết liệt và nhiều cách làm hiệu quả, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cán đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2016. Thời gian qua, địa phương này đang tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Làng quê đổi thay
Đến với xã Điện Tiến hôm nay có thể nhận thấy bộ mặt nông thôn đã thay đổi, đời sống người dân được cải thiện, kinh tế ngày một tăng trưởng.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Điện Tiến cho biết, năm 2016, Điện Tiến được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Việc hoàn thành Chương trình xây dựng NTM là cả một chặng đường dài nỗ lực, phấn đấu của cả chính quyền và nhân dân trong xã.
Cơ sở hạ tầng ở Điện Tiến được đầu tư đồng bộ, khang trang. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Kết quả nổi bật của chương trình này làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của xã, với hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng cơ bản được cứng hóa; trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp; đời sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 36,7 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,83%.
Thời gian qua, từ nguồn vốn xã hội hóa và nguồn của cấp trên hỗ trợ, địa phương đã đầu tư xây dựng thêm 1,61km đường bêtông giao thông nông thôn, hơn 2km đường trục chính giao thông nội đồng, 2,64km kênh mương bêtông, sửa chữa nâng cấp 1 trạm bơm điện và nhiều công trình dân sinh khác… với kinh phí hơn 8,47 tỷ đồng.
Tuy nhiên, không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đề ra phương hướng, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Theo đó, đối với các tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên, xã tập trung thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; đổi mới, nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp… Đối với nhóm tiêu chí có liên quan đến cơ sở vật chất, xã tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt. Nhờ đó, sau 4 năm về đích, xã Điện Tiến vẫn giữ được danh hiệu xã NTM và ngày càng được nâng cao.
Nâng thu nhập cho nông dân
Theo ông Thanh, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi của xây dựng NTM. Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, xã Điện Tiến đã chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, Điện Tiến đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, hay mô hình trồng cây ăn quả, nuôi cá nước ngọt… Đặc biệt, phát triển mạnh về kinh tế trang trại, kinh tế vườn. Trên địa bàn xã hiện nay đang có 4 trang trại đang hoạt động, trong đó có một trang trại chăn nuôi lợn thịt, 1 trang trại sản xuất rau sạch và 2 trang trại tổng hợp. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của thị xã về xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu nên xã đang đầu tư xây dựng 5 mô hình vườn cây ăn quả mít tố nữ và bưởi.
“Tiêu biểu phải kể đến mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Trương Đức Phong, ở thôn Xuân Diệm, mô hình nuôi heo của hộ ông Trần Đình Hưng, ông Nguyễn Hoàng Nam ở thôn Xuân Diệm hay mô hình trồng rau sạch của anh Huỳnh Nghiệp thôn Thái Sơn 2… cho thu nhập 200-300 triệu đồng/hộ/năm” – ông Thanh cho biết.
Theo Danviet
Có của ăn của để nhờ nuôi giống gà lạ đẹp như tranh vẽ
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Được biết, chị Trang đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng trang trại này. Chị cho biết: Sau khi lập gia đình, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn khi cả hai vợ chồng đều không có nghề nghiệp ổn định. Tôi đã bàn với chồng tập trung chăn nuôi gà, lợn để phát triển kinh tế. Trong thời gian này, chăn nuôi rất thuận lợi nên gia đình có nguồn thu ổn định.
Chị Trang làm giàu từ chăn nuôi gà Minh Dư thả vườn.
Chưa hài lòng với những gì đã có, năm 2017, chị Trang bàn với chồng mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại kiên cố và lắp đặt hệ thống làm mát, chiếu sáng, xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng và tìm hiểu thực tế các mô hình chăn nuôi ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, chị đã mua 1.000 con gà giống Minh Dư về nuôi. Bên cạnh đó, chị cũng đầu tư nuôi lợn với quy mô 20 con 1 lứa. Thời điểm mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi cũng là lúc gia đình chị gặp phải khó khăn khi giá lợn thịt xuống rất thấp. Gia đình chị chịu cảnh lao đao bởi phụ thuộc giá cả thị trường, bị thương lái ép giá.
Nhưng không vì thế mà chị Trang nản lòng, ngoài việc duy trì đàn lợn, chị tập trung phát triển đàn gà để bù lỗ. Chị tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh từ sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó, chị tích cực tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo, internet và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi ở Bảo Yên, Bảo Thắng để áp dụng tại gia đình. Nhờ đó, những khó khăn dần qua đi.
Với sự cần cù, chịu khó và ý chí làm giàu, sau 2 năm, mô hình chăn nuôi của gia đình chị Trang đã đem lại hiệu quả. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con. Dần dần, mô hình kinh tế của gia đình chị trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều thương lái do số lượng vật nuôi xuất chuồng ổn định, vật nuôi khỏe mạnh. Chăn nuôi hiệu quả đã giúp gia đình chị thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ thực tế sản xuất, chị Trang thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên phụ nữ và các đoàn viên, thanh niên trong xã. Mỗi năm, chị còn tiêu thụ hơn 6 tấn ngô cho bà con trong khu vực Bản 5 để phục vụ chăn nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, chị Trang chia sẻ nhiều dự định về việc tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và áp dụng thêm nhiều biện pháp kỹ thuật mới để tăng chất lượng vật nuôi. Trước mắt, thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình sẽ nỗ lực chăm sóc và phòng bệnh để bảo vệ đàn vật nuôi. Tin tưởng rằng, mô hình kinh tế của gia đình chị Trang sẽ ngày càng phát triển, giúp gia đình chị làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Theo Hữu Huỳnh (Báo Lào Cai)
Đi nhận quà từ thiện về, gia đình ba người bị xe tải đâm Đang trên đường về nhà sau khi nhận quà từ thiện, gia đình 3 người bị xe tải đâm trúng. Người vợ tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h ngày 7/6, trên tỉnh lộ 870, đoạn qua ấp Thạnh Hưng, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Hiện trường vụ tai nạn Theo thông tin ban...