Đưa 266 người Việt từ Kuwait, Qatar, Ai Cập về nước
Khoảng 266 công dân Việt Nam từ các nước Kuwait, Qatar và Ai Cập được đưa về nước, hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 16/6.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 15-16/6, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait, Qatar, Ai Cập, hãng hàng không Bamboo Airways và các cơ quan chức năng sở tại đã phối hợp thực hiện chuyến bay chở khoảng 266 công dân Việt Nam từ các nước Kuwait, Qatar và Ai Cập về nước, hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Công dân trên chuyến bay gồm phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, người bệnh nặng và lao động đã hết hợp đồng hoặc bị cắt hợp đồng, phải nghỉ không lương nhiều tháng.
Công dân Việt Nam lên máy bay tại Qatar. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia hạn chế việc di chuyển, chuyến bay được bố trí hạ cánh ở Kuwait và Qatar để đón công dân.
Video đang HOT
Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đã tích cực làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để chuẩn bị các thủ tục cần thiết về cấp phép bay, xin phép cho công dân tại Ai Cập được nhập cảnh Kuwait để nối chuyến bay; đồng thời các Đại sứ và cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait, Qatar và Ai Cập đã trực tiếp ra các sân bay, phối hợp với hãng hàng không và các cơ quan chức năng sở tại hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết.
Các công dân Việt tại Qatar được đón. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không Bamboo Airways đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh, những người tham gia chuyến bay đều đã được kiểm tra y tế và cách ly tập trung theo quy định tại địa điểm cách ly được chỉ định ở khu vực phía Nam.
Thời gian tới, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không trong nước sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nguyện vọng về nước của công dân và năng lực cách ly tại các địa phương.
NÓNG: Sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam khỏi Trung Đông
Cùng với việc rà soát, sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam đang làm việc tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Trung Đông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng yêu cầu các danh nghiệp tạm dừng đưa lao động mới sang khu vực này.
Tạm dừng đưa lao động Việt Nam sang Trung Đông. Ảnh minh hoạ.
Tin mới nhất từ Bộ LĐ-TB&XH cho hay, đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc thực hiện một số nhiệm vụ khẩn cấp, trong bối cảnh bất ổn trong khu vực leo thang. Đặc biệt là sau sự kiện Iran bắn tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq sáng 8/1.
Theo đó, để đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động đang làm việc tại khu vực này, trước nguy cơ chiến tranh xảy ra, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu: Các doanh nghiệp cần rà soát tình hình lao động, việc làm và sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các nước trong khu vực Trung Đông, gồm: UAE, Qatar, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Oman, Bahrain, Israel.
Đồng thời, lập danh sách lao động, số điện thoại, email, đầu mối liên hệ, cán bộ phụ trách lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình... Gửi các thông tin về Ban Quản lý lao động tại địa bàn và Cục Quản lý lao động ngoài nước để theo dõi, quản lý va hỗ trợ khi cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp phải thiết lập đường dây nóng (số điện thoại, email của 1 lãnh đạo và 1 cán bộ thị trường) để theo dõi diễn biến tình hình, có biện pháp ứng phó khi xảy ra phát sinh.
Các doanh nghiệp đưa người lao động đi cũng cần phối hợp chặt chẽ với các công ty sử dụng lao động, các bên liên quan xây dựng phương án bảo vệ an toàn, an ninh cho người lao động và sơ tán kịp thời khi có diễn biến xấu xảy ra.
Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu, trong thời gian này, tạm thời dừng đưa người lao động đến làm việc tại các địa bàn nói trên, chờ đến khi có thông báo mới. Các doanh nghiệp phải thông tin lại với người lao động, người sử dụng và các bên liên quan về việc tạm dừng này.
Được biết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình khu vực và lên phương án di chuyển, sơ tán người lao động Việt Nam đến các khu vực an toàn và đưa về nước trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện Việt Nam có khoảng 20.000 lao động đang làm việc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Trung Đông. Trong đó, nhiều nhất là tại Ả Rập Xê Út (khoảng 7.000 người). Lao động Việt Nam chủ yếu sang làm xây dựng và giúp việc gia đình.
Hiện một số quốc gia cũng lên phương án sẵn sàng di tản người lao động, công dân khỏi các quốc gia khu vực Trung Đông, khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng.
LÊ HỮU VIỆT
Theo tienphong.vn
Nhật bắt nghi phạm vụ sát hại thực tập sinh Việt Thực tập sinh người Việt Ngô Ngọc Minh, 20 tuổi, bị cảnh sát Toyama bắt với cáo buộc liên quan vụ sát hại một đồng hương hồi tháng 4. Ngô Ngọc Minh bị cảnh sát thành phố Toyama, miền trung Nhật Bản, nghi ngờ đã giấu thi thể thực tập sinh Nguyễn Văn Đức, 21 tuổi, trong một máng xối bên cạnh căn...