Du xuân vãn cảnh tại những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại miền Bắc
Đầu năm, hãy dành thời gian thảnh thơi để ghé thăm vãn cảnh, cầu an tại những ngôi chùa linh thiêng ở miền Bắc.
Chùa Trấn Quốc – Hà Nội
Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. Chùa từng được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả khách du lịch thập phương.
Đầu năm, du khách đến chùa Trấn Quốc không chỉ vãn cảnh mà còn cầu an, cầu may mắn cho cả một năm dài. Ngôi chùa thường đông nghẹt khách từ đêm 30 Tết cho đến qua Rằm tháng Giêng.
Chùa Yên Tử – Quảng Ninh
Cụm di tích Yên Tử nằm ở núi Yên Tử, thuộc dãy núi Đông Triều (Quảng Ninh). Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (dòng Phật giáo của Việt Nam).
Video đang HOT
Ở Yên Tử có lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Trước đây, khách vãn cảnh chùa và các Phật tử phải leo bộ nhưng giờ đây du khách có thể đi cáp treo lên ngôi chùa Đồng ở đỉnh núi. Du xuân Yên Tử du khách vừa được vãn cảnh đẹp vừa được tìm hiểu lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Hương – Hà Nội
Lễ hội chùa Hương có lẽ là một trong những lễ hội đầu xuân đông đúc nhất ở Việt Nam. Chùa Hương cũng là nơi tổ chức lễ hội dài nhất ở Việt Nam với thời gian gần 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch.
Chùa và động Hương Tích cách trung tâm Hà Nội 65 km, thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, bên sông Đáy. Đường vào chùa Hương non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình. Du khách ngồi thuyền dọc theo suối Yến mộng mơ, bốn bề là hoa lá đâm chồi nảy lộc, tới điểm đến cuối cùng là chùa Hương Tích.
Bái Đính – Ninh Bình
Bái Đính là ngôi chùa đồ sộ và nổi tiếng bậc nhất ở miền Bắc nằm tại địa phận tỉnh Ninh Bình. Được trùng tu và xây dựng trên nền ngôi chùa cổ, quần thể chùa Bái Đính có diện tích 1700 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh…
Chùa Bái Đính đang nắm giữ nhiều kỉ lục châu Á và Việt Nam như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á..
Theo emdep.vn
5 điểm du xuân, vãn cảnh chùa linh thiêng ở miền Bắc
Chùa Yên Tử, chùa Hương hay chùa Bái Đính đều là điểm đến cho chuyến xuất hành, du xuân đầu năm quen thuộc.
Yên Tử - Quảng Ninh
Chùa Đồng uy nghi, cheo leo trên đỉnh núi 1.000 m. Ảnh: Chudu24
Cụm di tích Yên Tử nằm ở núi Yên Tử, thuộc dãy núi Đông Triều (Quảng Ninh). Nơi đây là điểm xuất hành đầu năm quen thuộc của nhiều người dân phía Bắc với ngôi chùa đồng linh thiêng ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển. Trước đây, khách vãn cảnh chùa và các Phật tử phải leo bộ nhưng giờ đây du khách có thể đi cáp treo lên ngôi chùa Đồng ở đỉnh núi. Xung quanh núi Yên Tử còn có nhiều danh thắng để thưởng lãm như chùa Giải Oan, suối Giải Oan, Thiền viện Trúc Lâm, đền Trình, tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Từ Hà Nội đến chân núi Yên Tử mất khá nhiều thời gian, bạn cần xuất phát từ khá sớm, tốt nhất là nên đi một ngày một đêm cho thư thả.
Chùa Hương - Hà Nội
Lễ hội chùa Hương có lẽ là một trong những lễ hội đầu xuân đông đúc nhất ở Việt Nam. Ở khu vực phía bắc, nhắc tới du xuân là phải nhắc tới đi lễ chùa Hương. Đây còn là lễ hội tổ chức trong thời gian rất dài, gần 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Hàng chục nghìn du khách thập phương đổ về đây mỗi ngày lễ hội khiến xảy ra tình trạng quá tải, các dịch vụ phí cao. Chùa và động Hương Tích cách trung tâm Hà Nội 65 km, thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, bên sông Đáy. Đường vào chùa Hương non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình. Du khách ngồi thuyền dọc theo suối Yến mộng mơ, bốn bề là hoa lá đâm chồi nảy lộc, tới điểm đến cuối cùng là chùa Hương Tích.
Đường vào suối Yến - chùa Hương mộng mơ. Ảnh: HV Nhiếp ảnh Ánh sáng
Bái Đính - Ninh Bình
Cùng với chùa Hương và Yên Tử, chùa Bái Đính nằm trong cụm 3 di tích tâm linh đồ sộ và nổi tiếng bậc nhất ở khu vực phía Bắc. Chùa thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, được trùng tu tôn tạo khoảng chục năm gần đây, trên nền ngôi chùa cổ. Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 1700 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...
Công trình nắm giữ nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Ngoài ra, từ Bái Đính di chuyển tới cụm địa danh du lịch khác của Ninh Bình như Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động cũng rất gần. Miền đất này còn rất nổi tiếng với các món đặc sản thơm ngon.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) có nhiều góc ảnh sống ảo. Ảnh: Hà Trúc
Đền Trần - Nam Định
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát quốc lộ 10, là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, du khách phải đi qua hệ thống cổng ngũ môn.
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng. Đây là một phong tục cổ xưa rằng sau những ngày nghỉ Tết, triều đình khai ấn làm việc trở lại. Lễ hội ngày nay thu hút những người đang học hành đang mưu cầu quan lộ. Ngoài ý nghĩa này, lễ khai ấn còn có phần hội với nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa phong phú như đấu vật, múa rồng, múa sư tử, chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ...
Đền ông Hoàng Mười - Nghệ An
Đền Ông Hoàng Mười nằm ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, còn có tên là đền Xuân Am, được xây dựng từ từ thời Hậu Lê. Trải qua thời gian, đền đã bị xuống cấp, sau đó được tôn tạo, trùng tu vào năm 1995 trên nền ngôi đền cũ. Công trình ngày nay bao gồm nhà hạ điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, đài Cửa Trùng, điện Cô Chín và khu mộ ông Hoàng Mười. Ngoài lễ rước sắc vào 14/3 âm lịch và lễ giỗ ông Hoàng Mười vào dịp 10/10 âm lịch thì ngay từ sáng mùng 1, người dân thập phương đã đổ về ngôi đền cổ để khấn vái, cầu mong năm mới bình an, tài lộc. Đền ông Hoàng Mười nằm trong cụm di tích du lịch ven sông Lam gồm đền Quang Trung, núi Quyết, Phượng Hoàng Trung Đô... được nhiều du khách quan tâm dịp đầu xuân.
Theo ngoisao.net
Hàng ngàn người chen chân trong lễ khai hội chùa Hương Chùa Hương thu hút rất nhiều du khách gần xa, đặc biệt là dịp đầu năm và ngày hôm nay 10.2.2019 (tức mùng 6 Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi), Lễ hội Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã chính thức khai hội. Khai hội chùa Hương 2019 Trong mùa lễ hội năm nay, ông Nguyễn Bá Hiển -...