“Du xuân” trở về, nhiều người Hà Nội bất ngờ trở thành F0
Dù hạn chế những cuộc gặp đầu xuân so với mọi năm nhưng nhiều người vẫn không tránh khỏi việc trở thành F0 sau dịp nghỉ Tết.
Trở thành F0 sau những cuộc gặp đầu xuân
Sau dịp nghỉ Tết, H.N.T.T. (nam, 23 tuổi, sống tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện đang là sinh viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân bất ngờ phát hiện dương tính SARS-CoV-2, sau khi tự test nhanh vì xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.
Trao đổi với Dân trí, T. cho biết, trong dịp Tết, ngoài gia đình, cậu chủ yếu chỉ tiếp xúc với các bạn học cấp 3 và đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm.
Sau chuyến “du xuân”, nhiều người Hà Nội bất ngờ trở thành F0 (Ảnh minh họa).
“Tôi có vài cuộc gặp gỡ với bạn bè ở nhà và cả ngoài hàng quán. Trong số 10 người bạn tôi từng tiếp xúc thì nay đã có 8 người là F0. Tôi bắt đầu có triệu chứng từ ngày mồng 6 Tết, đến hôm sau làm test nhanh cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Một số bạn bè tôi đã xuất hiện triệu chứng từ trước đó vài ngày nên tôi nghĩ có thể đã lây từ họ”, T. chia sẻ.
Sau khi phát hiện là F0, T. tự cách ly trong phòng riêng và điều trị tại nhà. Trong 2 ngày đầu tiên, cậu xuất hiện triệu chứng mỏi người và đau đầu nặng nên khá lo lắng. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc cảm và toát bớt mồ hôi, T. đỡ mệt hơn hẳn. Đêm hôm sau, T. lại xuất hiện triệu chứng đau họng ngạt mũi nhưng không quá nghiêm trọng. Đến thời điểm hiện tại, T. chỉ còn triệu chứng có đờm. Kết quả test nhanh ngày 14/2 vẫn “2 vạch” nhưng đã mờ.
“Ngày đầu tiên sức khỏe tệ đi rõ rệt nên tôi cũng rất lo vì nghĩ phải trải qua nhiều ngày như vậy. May là chỉ sau 2 ngày đã hết triệu chứng nặng. Tuy nhiên, mắc Covid-19 phải cách ly trong phòng trong khi mọi người đã bắt đầu cuộc sống bình thường mới khiến tôi cảm thấy khá tù túng”, T. chia sẻ.
Tương tự, anh L.T., 31 tuổi, sống tại Hà Nội cũng đã bất ngờ phát hiện mắc Covid-19 sau kì nghỉ Tết. Theo lời kể của anh T., năm nay dịch bệnh hoành hành, gia đình anh đã hạn chế đi chơi Tết đáng kể so với mọi năm.
Tuy nhiên, những ngày nghỉ cuối cùng, anh T. có tranh thủ đi chúc Tết, gặp gỡ bạn bè. Người đàn ông này cũng cho rằng, đây chính là nguyên nhân mình bị mắc bệnh.
Sau khi khai báo với trạm y tế phường, anh T. được hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà. Ngày thứ hai bị nhiễm bệnh, anh T. mệt mỏi, ngủ li bì cả ngày.
Ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết, anh P.V.Đ. (29 tuổi, hiện trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) được test nhanh tại cơ quan và nhận được kết quả “2 vạch”. Kết quả xét nghiệm PCR sau đó cũng đã khẳng định anh Đ. mắc Covid-19.
Trước đó, anh Đ. có dấu hiệu mệt mỏi nhưng chỉ nghĩ rằng, nguyên nhân là do thời tiết mưa lạnh của Hà Nội.
Anh Đ. cũng chia sẻ rằng, trong những ngày nghỉ Tết, anh có đi chúc Tết bà con họ hàng, cùng bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Ngoài ra, anh Đ. cũng gặp mặt 5 người bạn học.
“Toàn bộ người thân và bạn bè đã tiếp xúc với tôi đều đã âm tính SARS-CoV-2. Việc này giúp tôi bớt đi đáng kể sự lo lắng”, anh Đ. nói.
Trong quá trình điều trị Covid-19 tại nhà, anh Đ. chỉ gặp triệu chứng rất nhẹ như ho theo cơn, mệt mỏi và không mất vị giác. Anh Đ. cho rằng, điều này là do bản thân còn trẻ và đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Đến ngày 12/2, anh Đ. đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần một với SARS-CoV-2.
F0 tại Hà Nội tăng vọt sau nhiều ngày đi ngang
Sau nhiều ngày đi ngang ở mức 2.800 – 2.900 F0, ngày 14/2, số ca Covid-19 phát hiện trong 24 giờ của Hà Nội tăng vọt lên mức 3.507 ca, trong đó có 557 ca cộng đồng. Nhiều quận nội thành như Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đều phát hiện hơn 100 F0.
Tối 15/2, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 3.972 ca, lập đỉnh mới, trong đó 798 ca cộng đồng; 3.174 ca đã cách ly. Bệnh nhân phân bố tại 487 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Việc số ca Covid-19 tại Hà Nội tăng cao sau kì nghỉ lễ cũng đã được cơ quan chức năng và các chuyên gia dự đoán từ trước, do đây là dịp nhu cầu đi lại và gặp gỡ của người dân tăng đột biến.
F0 tại Hà Nội vượt mức 3.000 ca sau nhiều ngày đi ngang (Ảnh minh họa).
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 11/2, đại diện Sở Y tế cho biết, mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như: vận tải, du lịch, giao thương quốc tế… dẫn đến nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập. Do đó, cần phải theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để đảm bảo việc phục hồi, phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an ninh y tế.
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền người dân hạn chế tập trung đông người, nhất là thời gian sau Tết. Đối với các địa phương có các sự kiện được phép mở cửa trở lại như Chùa Hương (huyện Mỹ Đức) cần tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm 5K. Các quận, huyện, thị xã có tỷ lệ F0 cao, cần xây dựng kế hoạch kịp thời để tránh tình trạng quá tải ở các tuyến điều trị; tăng cường giám sát, mở rộng xét nghiệm tầm soát đối với các đối tượng nguy cơ cao… Ngoài ra, đẩy mạnh tiêm chủng đối với các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều; triển khai hiệu quả chăm sóc F0 tại nhà, các túi thuốc điều trị F0…
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh khi thành phố dần mở cửa trở lại các hoạt động thiết yếu sau Tết. Ông yêu cầu các địa phương, đơn vị phải rà soát kỹ nguyên nhân dịch bệnh gia tăng, đề xuất giải pháp cụ thể để kiềm chế giảm dần số ca từng ngày.
3 yếu tố quan trọng để sống chung với đại dịch
Bên cạnh xét nghiệm, Việt Nam đang nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm các loại vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam sống chung với đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện gần 2 năm và vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với những biến chủng mới phát sinh. Theo các chuyên gia dịch tễ học, SARS-CoV-2 và các biến chủng của loại virus này sẽ không biến mất hoàn toàn mà tồn tại giống như cúm mùa.
Vì vậy, để chung sống bình thường với Covid-19, chúng ta cần đảm bảo 3 yếu tố: Xét nghiệm nhanh, chính xác; đảm bảo tỷ lệ cần thiết người dân được tiêm vaccine và phát triển nhanh thuốc trị bệnh.
Xét nghiệm
Xét nghiệm để phát hiện ca mắc Covid-19 là chiến lược xuyên suốt từ đầu dịch của Việt Nam và phát huy hiệu quả trong việc chỉ điểm F0, từ đó khoanh vùng, dập dịch.
Theo số liệu của Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã thực hiện 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người trong làn sóng dịch thứ 4.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, đã đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng.
Gần nhất, ngày 8/9, Bộ Y tế đã có công điện đề nghị các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây, trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bài học của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng và kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, quận 7, huyện Củ Chi của TP.HCM hay Khánh Hòa..., là thực tiễn về mặt khoa học trong xét nghiệm, đảm bảo phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để tiếp tục lây lan.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.
Muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Do đó, vấn đề xét nghiệm rất quan trọng để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng.
Tiêm vaccine
Hiện Việt Nam có 7 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất) , SputnikV (Viện nghiên cứu Gamaleya), Covid-19 Vaccine Janssen (Johnson & Johnson), Spikevax (Covid-19 Vaccine Moderna), Comirnaty (Pfizer - BioNTech), Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/ Sinopharm) và mới nhất là Hayat - Vax.
Theo thông tin từ Bộ Y tế tối 11/9, trong ngày 10/9, cả nước đã có 1.175.698 liều vaccine phòng bệnh Covid-19 được tiêm. Đây là số lượng mũi tiêm cao nhất được thực hiện trong 24 giờ từ trước đến nay. Lý do là nhiều địa phương đang đẩy nhanh tiến độ phủ vaccine cho người dân.
Qua đó, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam tính đến hết ngày 10/9 là 27.108.588. Trong đó, số người được tiêm một mũi là 22.367.824, số lượng mũi 2 được thực hiện là 4.740.764 liều.
Trong 5 ngày liên tiếp từ 7/9, Hà Nội đã đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng với mức hơn 200.000 liều/ngày. Số lượng tiêm trong ngày 11/9 của Hà Nội là 411.452 mũi, vượt qua kỷ lục trước đó 24 giờ (360.690 mũi trong ngày 10/9).
Hayat Vax là vaccine mới nhất được Việt Nam phê duyệt sử dụng. Ảnh: G24.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, ngoài Hà Nội và TP.HCM, một số địa phương khác cũng có tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 khá cao là Đồng Nai (69,41%), Bình Dương (82,92%), Long An (120,25%), Quảng Ninh (59,95%) hay Khánh Hòa (51,93%).
Các tỉnh, thành phố có số lượng người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine cao nhất cả nước bên cạnh Hà Nội, TP.HCM là Hải Dương (125.205 người), Long An (139.475), Bắc Ninh (149.012), Quảng Ninh (161.752).
Thuốc điều trị Covid-19
Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir với số lượng 1,7 triệu liều. Đây là loại thuốc đã được Bộ Y tế bổ sung vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ trung bình, nặng.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài, song song với việc nhập các thuốc khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
Hồi đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 mới bùng phát, Remdesivir là loại thuốc đầu tiên được FDA cấp phép sử dụng trong việc điều trị Covid-19.
Để được FDA phê duyệt, Remdesivir đã phải vượt qua 3 giai đoạn thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tại 226 địa điểm ở 17 quốc gia.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 được công bố vào tháng 10/2020 trên Tạp chí Y học New England cho thấy Remdesivir đã rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân khoảng 5-7 ngày so với những bệnh nhân nặng dùng giả dược. Người dùng Remdesivir cũng có nguy cơ tử vong thấp hơn so với các đối tượng dùng những loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt khác.
Nghiên cứu cũng cho thấy điều trị bằng thuốc Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển thành bệnh hô hấp nặng hơn. Những người được điều trị bằng Remdesivir ít cần hỗ trợ hô hấp hơn.
Remdesivir là thuốc đầu tiên và duy nhất được FDA phê duyệt điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Reuters.
Sau khi được FDA cấp phép, Remdesivir lập tức trở thành một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới bởi độ khan hiếm.
Trong 3 tháng đầu được cấp phép, toàn bộ các lô thuốc Remdesivir đều đã được đặt mua và để phục vụ cho thị trường Mỹ.
Hàng loạt sức ép được tạo ra khiến Gilead Sciences phải chia sẻ bản quyền cho 5 nhà sản xuất dược phẩm khác để đảm bảo nhu cầu của các nước.
Tới nay, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ..., đưa vào phác đồ điều trị.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm cách chuyển Remdesivir từ dạng tiêm sang dạng uống (đông khô), tránh kéo dài thời gian nhập viện đồng thời tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
Tại nước ta, mới nhất, ngày 10/9, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ 156.168 lọ (tương đương 1.446 thùng) thuốc Remdesivir 100 mg để phục vụ công tác điều trị người bệnh Covid-19 từ kho dự phòng chống dịch của Bộ Y tế. Đây là lần phân bổ nhiều nhất thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đến thời điểm này.
Trong đợt phân bổ lần 6, Bộ Y tế phân bổ cho 46 đơn vị gồm các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.
Một số Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cũng được phân bổ. Đặc biệt, Sở Y tế TP.HCM được phân bổ nhiều nhất với gần 40.000 lọ Remdesivir.
Như vậy đến nay, tính cả 5 đợt phân bổ trước đó, gần 384.000 lọ thuốc Remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và Sở Y tế một số địa phương.
Nhật ký F0 khỏe như "Ironman" mắc bệnh: Khi người tự tin nhất cũng biết sợ Hơn nửa tháng chiến đấu với Covid-19 đã làm thay đổi cái nhìn của tôi về sự nguy hiểm của đại dịch này và cũng giúp tôi nhận ra nhiều điều tốt đẹp giữa cuộc sống xô bồ. Chúng tôi lúc nào cũng tự tin vào sức khỏe của mình, chồng thì như "Ironman", vợ thì leo núi, trekking, tuần tập gym 3...