Dự trữ vàng: ‘Điểm tựa’ của kinh tế Nga
Theo tờ The Jerusalem Post (Jpost), bất chấp lệnh trừng phạt dẫn đến việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) bị đóng băng, nước này vẫn giữ được hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây nhờ một số nỗ lực đặc biệt.
Vàng được lưu trữ ở dạng thỏi nặng 13-14 kg trong kho lưu trữ Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: Sputnik
Lệnh trừng phạt do các nước phương Tây áp đặt vào năm 2022 đã hạn chế khả năng tiếp cận một số tài sản tài chính của Nga, nhưng dự trữ vàng của nước này thì nằm ngoài tầm với của lệnh cấm.
Bài viết của Jpost nhấn mạnh rằng Nga đã bắt đầu tích cực tích lũy vàng từ vài năm trước. Một phần dự trữ của BoR đã được chuyển thành vàng, được cất giữ trong nước. Không giống như dự trữ ngoại hối, vàng không thể bị tịch thu. Do đó, phần lớn nhờ vào vàng mà kinh tế Nga đã có thể trụ vững.
Theo bài viết, khoản thu nhập này phần lớn là “trên giấy” nhưng nếu cần thiết thì có thể được sử dụng để lách các biện pháp trừng phạt.
Tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối của Nga đã đạt mức kỷ lục. Theo BoR, tính đến ngày 1/10/2024, dự trữ vàng đạt 199,764 tỷ USD. Trong tháng 9/2024, vàng chiếm 30,8% tổng dự trữ ngoại hối của đất nước và hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1999 là 31,5%.
Video đang HOT
Theo số liệu của năm 2023, Nga dẫn đầu về lượng mua vàng khi BoR mua vào 1.300 tấn. Hiện nay, Nga đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng với 2.340 tấn. Mỹ dẫn đầu thế giới về dự trữ vàng với 8.100 tấn, sau đó là Đức (3.400 tấn), Italy (2.500 tấn) và Pháp (2.400 tấn).
Chuyên gia thị trường kim loại quý Alexey Vyazovsky giải thích rằng dự trữ vàng cho phép Nga không chỉ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giúp đồng ruble giữ giá, mà còn mang lại lợi nhuận khá với đà tăng giá mạnh gần đây.
Một cuộc khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới (WGS) cho thấy các nước và nhiều ngân hàng đang có nhu cầu tăng dự trữ vàng. Gần 1/3 số ngân hàng được hỏi thông báo về kế hoạch tăng dự trữ do lo ngại về nguy cơ khủng hoảng và lạm phát tăng cao.
Nga bất ngờ tiết lộ lượng vàng nắm giữ cùng dự trữ ngoại hối
Khi chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng thông báo lượng vàng nắm giữ, nhưng hơn một năm sau, Moskva đã nối lại hoạt động này.
Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: AFP/Getty Images
Đài RT cho biết trong lần công bố cuối cùng vào tháng 2/2022, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nước này đang nắm giữ tổng cộng 73,9 triệu ounce vàng.
Theo thông báo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga được đài RT hôm 23/3 dẫn lại, tính đến ngày 1/3, dự trữ vàng của Nga đã tăng thêm 1 triệu ounce, lên 74,9 triệu ounce và có tổng giá trị là 135,6 tỷ USD.
Cùng theo thông báo trên, tổng lượng ngoại tệ và vàng mà Nga nắm giữ đã giảm 43 tỷ USD, từ mức 617 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái xuống còn 574 tỷ USD, thấp hơn 69,2 tỷ USD so với mức cao nhất lịch sử là 643,2 tỷ USD đạt được ngay trước khi xung đột với Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022
Sau khi phân tích dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, hãng RIA Novosti cho biết trong khoảng một năm, tỷ lệ vàng trong dự trữ của Nga đã tăng lên mức 23,62%, trong khi tỷ lệ ngoại tệ giảm xuống còn 76,38%.
Điều đáng nói là sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, phương Tây đã đóng băng nhiều tài sản của Nga, bao gồm một nửa dự trữ ngoại hối.
Phần còn lại bao gồm vàng và ngoại tệ được giữ trong nước, cũng như tài sản bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Moskva đã nhiều lần gọi việc đóng băng tài sản của mình là hành vi trộm cắp và nhấn mạnh rằng điều này trái với luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, phương Tây không chỉ đóng băng mà còn đang tìm cách tịch thu tài sản của Nga bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine tái thiết, phục hồi đất nước.
Hãng tin AFP ngày 12/2 cho biết các lệnh trừng phạt đã khiến một lượng lớn tài sản nhà nước, dự trữ ngoại hối và tài sản của giới tài phiệt, lãnh đạo Nga trị giá 350 tỷ USD bị đóng băng ở nước ngoài.
Tại hội nghị thượng đỉnh Brussels vào cuối năm 2022, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về một số phương án sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen từng tuyên bố EU sẽ "tìm ra những con đường hợp pháp" để tịch thu tài sản Nga, giúp cho quỹ tái thiết Ukraine và khối này sẽ tìm cách tạo ra một cơ cấu để quản lý các khoản tiền đó, đầu tư chúng để mang lại lợi ích cho Kiev.
Ngày 22/3, chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc công bố ước tính chi phí để xây dựng lại và khôi phục Ukraine sau xung đột với Nga lên tới 411 tỷ USD.
Theo báo cáo, chỉ riêng trong năm nay, chính phủ Ukraine cần 14 tỷ USD cho các khoản đầu tư tái thiết quan trọng và nên được ưu tiên nhất. Đây là khoản tài trợ bên ngoài bổ sung cho số tiền đã được phân bổ cho các nhiệm vụ này trong ngân sách hàng năm của Ukraine.
Trong một tuyên bố được đài RT ngày 23/3 dẫn lại, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal cho biết ưu tiên của Kiev năm nay là "cơ sở hạ tầng năng lượng, nhà ở, cơ sở hạ tầng quan trọng, nền kinh tế và rà phá bom mìn nhân đạo".
Theo người đứng đầu chính phủ Ukraine, các thiệt hại và nhu cầu phục hồi không bao gồm thiệt hại cơ sở hạ tầng, nhà ở và cơ sở kinh doanh tại các vùng lãnh thổ đã bị Nga sáp nhập (Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk và Crimea).
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối cao nhất kể từ năm 2015 Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, tính đến cuối tháng 9/2024, dự trữ ngoại hối của nước này là 3.316,4 tỷ USD, tăng 0,86% (khoảng 28,2 tỷ USD) so với cuối tháng 8/2024. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2015. Đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN Cục Quản lý Ngoại hối...