Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt khoảng 60 tỷ USD
Việc niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng được Ngân hàng Nhà nước đánh giá đã góp phần kiểm soát cung ứng tiền trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những nội dung được Ngân hàng Nhà nước nêu ra trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, khoá XIV.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã điều hành linh hoạt, chủ động nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng và kiểm soát tiền tệ, giữ ổn định các loại tỷ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện linh hoạt cho điều hành chính sách tiền tệ để góp phần ổn định thị trường, lãi suất, đồng thời chủ động kiểm soát tiền tệ.
Điều hành công cụ tái cấp vốn phù hợp với chủ trương của Chính phủ, mục tiêu điều hành của NHNN và nhu cầu vốn của tổ chức tín dụng, trong đó: xem xét tái cấp vốn hỗ trợ khả năng chi trả cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản theo quy định; tiếp tục xử lý đề nghị tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu.
Video đang HOT
Việc điều hành lãi suất theo báo cáo của NHNN đã phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và diễn biến lạm phát.
Cụ thể, trong hơn 8 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất về cơ bản được tiếp tục duy trì ổn định trong điều kiện lãi suất các nước trên thế giới đang tăng lên. Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 4,3 -5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5-7,3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm trong năm 2017 và trong những tháng đầu năm 2018, một số ngân hàng tiếp tục giảm 0,5%/năm đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh thuộc các lĩnh vực ưu tiên.
NHNN đã tập trung thực hiện điều tiết thanh khoản thị trường liên ngân hàng ổn định, lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố vĩ mô, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay và đảm bảo an toàn hoạt động.
Liên quan đến việc điều hành tỷ giá, theo NHNN, những tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định. Từ ngày 07/02/2018, NHNN bắt đầu niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng, góp phần kiểm soát cung ứng tiền trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Từ cuối tháng 6, tỷ giá có diễn biến tăng và thiết lập mặt bằng mới do áp lực từ những biến động bất lợi của kinh tế thế giới. Để ổn định tỷ giá, NHNN đã chủ động, kịp thời điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt; phối hợp đồng bộ với các biện pháp khác như điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền VND hợp lý; thực hiện các biện pháp thông tin, truyền thông; bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.
“Với các biện pháp điều hành của NHNN và các thông tin thị trường bớt tiêu cực hơn, căng thẳng trên thị trường ngoại tệ đã giảm bớt, thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Đến nay, dự trữ ngoại hối nhà nước đạt khoảng 60 tỷ USD”, báo cáo của NHNN cho biết.
NGUYỄN THẢO
Theo bizlive.vn/
Công bố TTHC lĩnh vực cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1814/QĐ-NHNN về việc Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng, lĩnh vực hoạt động ngoại hối thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN.
Theo đó, thủ tục hành chính lĩnh vực cấp phép và thành lập hoạt động ngân hàng gồm: Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần; Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại; Chấp thuận đủ điều kiện thành lập phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại; Chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại; Thủ tục chấp thuận thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại; Chấp thuận thành lập văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại; Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần; Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn; Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã.
Thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối gồm: Thủ tục cho phép gia hạn thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế; Thủ tục cho phép gia hạn thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế của Ngân hàng Chính sách xã hội; Thủ tục cho phép gia hạn thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2018.
Theo baochinhphu.vn
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang 'ôm' 1,5 triệu tỉ đồng tiền nợ Tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con (gồm 83 doanh nghiệp) là 2.776.384 tỉ đồng; tổng số nợ phải trả lên tới 1.530.667 tỉ đồng, tăng 1,3% so với thực hiện năm 2016. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong đơn vị có số nợ vay từ...