Dự trữ ngoại hối lập kỷ lục 79 tỷ USD
Dự trữ ngoại hối Việt Nam đến thời điểm hiện tại khoảng 79 tỷ USD. Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết tại hội nghị Chính phủ với các địa phương vào chiều 30/12.
Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2019 được ghi nhận tăng gấp hai lần so với cuối năm 2016 và trong 3 năm qua. Nguồn: Internet
Ông Lê Minh Hưng cho biết, năm 2019 Việt Nam đã mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều tiết tốt lượng tiền trong lưu thông, không gây tác động lên lạm phát. Việc điều hành chính sách tiền tệ được thực hiện rất nhất quán và giữ được nền tảng ổn định cho nền kinh tế. Tính đến hết năm, đã mua vào 20 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên gần 79 tỷ USD và đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Có được con số ấn tượng trên một phần nhờ có nguồn ngoại tệ dồi dào từ thặng dư thương mại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các giao dịch bán vốn, hợp tác kinh doanh lớn, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2019 được ghi nhận tăng gấp hai lần so với cuối năm 2016 và trong 3 năm qua, thặng dư thương mại của Việt Nam liên tục tăng, đạt gần 20 tỷ USD. Riêng trong năm 2019, mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu đạt kỷ lục gần 10 tỷ USD.
Video đang HOT
Đồng thời, trong năm 2019, về lãi suất, nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao, chủ yếu dựa vào ngành Ngân hàng nên áp lực về vốn rất lớn, trong khi các tổ chức tín dụng (TCTD) đang tập trung xử lý nợ xấu và các yếu tố tình hình quốc tế cũng tác động, gây áp lực tới lãi suất huy động.
Tuy nhiên, trong điều hành của NHNN đã linh hoạt trong việc điều tiết thị trường, thanh khoản của các TCTD nhằm ổn định và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Trên thực tế, lãi suất cho vay của nền kinh tế, đặc biệt là lãi suất cho vay trung, dài hạn và các lĩnh vực ưu tiên đã điều chỉnh giảm 2 lần, hiện lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 6%.năm.
Trong điều hành lãi suất, NHNN yêu cầu các TCTD đẩy mạnh xử lý nợ xấu để tăng cường nguồn lực tài chính, qua đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Về tỷ giá và điều hành thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai rất đúng nhờ đó huy động được nguồn lực ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, tăng niềm tin của thị trường cũng như của các nhà đầu tư vào năng lực thực thi và điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN.
Qua đó đã giữ được ổn định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối cung cầu của thị trường ngoại tệ và đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
Về điều hành tín dụng, trong năm 2019, NHNN đã tập trung chỉ đạo các TCTD kiểm soát chất lượng và cơ cấu tín dụng. Tăng trưởng tín dụng ước đến cuối năm 2019 tăng khoảng 13,5 đén 13,7% và cơ cấu tín dụng chuyển dịch tập trung vào các lĩnh vực sản xuẩt, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ…
Theo tapchitaichinh.vn
Nhờ đâu dự trữ ngoại hối Việt Nam năm 2019 đạt mức cao kỷ lục?
Dự trữ ngoại hối năm 2019 của Việt Nam đạt mức 80 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2016 và tương đương với 14 tháng nhập khẩu.
Ảnh: Vietnamnet.
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 30/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2019 đạt 80 tỷ USD - mức kỷ lục mà 10 năm trước khó có hình dung ra được.
So với những năm trước đây, dữ trự ngoái hối của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh ở mức 25% so với năm 2018. Từ năm 2012 trở đi, dự trữ ngoái hối liên tục tăng, từ mức 25,6 tỷ USD lên mức 41 tỷ USD năm 2016 và tăng lên gấp đôi chỉ sau đó 3 năm.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm.
Đánh giá kỹ hơn, có thể thấy với mức dự trữ ngoại hối của năm 2019 sẽ tương đương với 14 tháng nhập khẩu, cao hơn mức 3 tháng mà quy ước quốc tế quy định để bảo đảm an toàn trong việc chống đỡ với các cú sốc về cầu ngoại tệ. Đây là mức cao kỷ lục của Việt Nam bởi vì trong giai đoạn 2012-2017, tỷ lệ này vẫn chưa qua nổi mức 2,5 tháng nhập khẩu.
Lý giải cho thành tựu này, giới phân tích cho rằng đây là kết quả của lượng kiều hối chảy về Việt Nam dồi dào cũng như việc luôn duy trì được trạng thái thặng dư trong cán cân thương mại thời gian gần đây. Cụ thể, theo dự báo của Worldbank, lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2019 có thể đạt 16,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước và bảo đảm được vị trí trong Top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới 3 năm gần nhất. Tương tự, liên tục trong 4 năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam luôn thặng dư, riêng chỉ trong năm 2019 giá trị thặng dư lên đến 9,9 tỷ USD.
Ngoài ra, mặc dù ở một số thời điểm trong năm, tikgkgigỷ giá có sự gia tăng do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung nhưng nhìn chung tỷ giá USD/VNĐ trong năm qua luôn ổn định, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn đi ngang hoặc thấp hơn tỷ giá chính thức. Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia đạt mức kỷ lục nêu trên.
Theo Nhipcaudautu.vn
Kiểm soát lạm phát - kết quả kép của năm 2019, thách thức cho năm 2020 Lạm phát tuy đứng thứ hai trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư, thất nghiệp ít), nhưng đối với chủ thể đông nhất trên thị trường là người tiêu dùng, thì đây là đỉnh được quan tâm nhất. Lạm phát tổng thể được biểu hiện là tốc độ tăng giá tiêu dùng...