Dự trữ ngoại hối đạt 71 tỉ USD
Con số này được đưa ra tại buổi hội thảo công bố Báo cáo kinh tế vi mô quý III/2019 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức mới đây.
Dự trữ ngoại hối đạt 71 tỉ USD.
Dự trữ ngoại hối tăng vượt 71 tỉ USD
VEPR cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỉ USD, cao kỷ lục so với con số được Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, VEPR cũng lưu ý, “viẹc Viẹt Nam trơ thanh mọt trong bay đôi tac xuât khâu nhiêu nhât sang My trong quy III, luơng dư trư ngoai hôi ngay cang gia tang tơi hon 71 tỉ USD đa đua Viẹt Nam tơi gân hơn cao buọc thao tung tiên tẹ cua Mỹ”.
Hội thảo công bố Báo cáo kinh tế vi mô quý III/2019.
Video đang HOT
VEPR nhận định tỷ giá kha ôn đinh trong quý II/2019, chi tang 0,4%. Tại các NHTM, ty gia biên đọng rât nhe và bien đọ giam gia VND ngay cang thâp đi. Kêt thuc quy III/2019, dư trư ngoai hôi đa tang vuơt nguơng, mua rong 6 tỉ USD tư cuôi quy 1 cho đên nay .
Chia sẻ tại buổi hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, cho rằng tỷ giá thực của VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến của tỷ giá danh nghĩa thị trường.
“Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối. Cùng với đó, NHNN cũng tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ”, ông Lực nói.
Nhận định về diễn biến tỷ giá trong thời gian tới, VEPR dự báo tỷ giá trung tâm vẫn giữ đà tăng không đáng kể do ba yếu tố. Một là sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Trump lên Fed vì để mức lãi suất cao.
Thứ hai là những căng thẳng liên quan đến Mỹ – Trung, Mỹ – Iran, Nhật – Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết. Và cuối cùng là NHNN cẩn trọng trong việc điều hành thị trường để tránh cáo buộc của Mỹ.
“Tại các NHTM, theo tính chu kỳ tỷ giá đợt cuối năm có thể tăng chạm cận trên 3%. Nhưng với tình hình tăng trưởng ảm đạm trên toàn thế giới như hiện nay, điều đó cũng khó xảy ra”, VEPR nhận định.
Tăng trưởng cả năm đạt 7,05%
Nhận xét về những điểm tích cực của nền kinh tế vĩ mô 9 tháng năm 2019, ông Lực cho rằng Việt Nam đã đạt được điểm sáng về xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, đã có sự chuyển dịch tích cực dòng vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2017, dòng vốn tín dụng đóng góp 57% vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng đến năm 2018 và chín tháng năm 2019 thì dòng vốn ngân hàng còn khoảng 46% tổng vốn.
“Điều này cho thấy dòng vốn tư nhân, vốn FDI đã trở lên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, giúp tín dụng được kiểm soát giảm dần nhưng chất lượng lại tăng lên, đi nhiều vào sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên”, ông Lực nhấn mạnh.
Theo phân tích của VEPR, tang truơng kinh tê Viẹt Nam trong quy III ơ mưc 7,31%. Hoat đọng ban le va kinh doanh dich vu diên ra ôn đinh. Tang truơng vôn đâu tu khu vưc nha nuơc thâp, trong khi tai khu vưc FDI tang truơng va ty lẹ giai ngan cao. Can can thuong mai trong chin thang đâu nam duy tri ơ trang thai can băng.
Theo đó, VEPR dự báo tăng trưởng quý IV là 7,26% và cả năm 2019 đạt 7,05% so với mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% do Quốc hội đề ra.
Theo Đình Vũ/cafeland.vn
10 tháng, vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 10 tháng ước tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018, cao nhất trong 5 năm.
Theo Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến ngày 20/10 thu hút 3.094 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt hơn 12,8 tỷ USD. So với 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 25,9% về số dự án nhưng giảm 14,6% về số vốn đăng ký.
Bên cạnh đó, có 1.145 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư so với số vốn tăng thêm, đạt gần 5,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng năm nay đã đạt hơn 18,3 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn FDI ngoài thực hiện 10 tháng ước tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018 và cao nhất trong giai đoạn 2015-2019.
Trong 10 tháng còn có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó có 1.673 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là hơn 6,5 tỷ USD và 5.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 4,3 tỷ USD.
Tổng cục Thống kê đánh giá, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển với số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây
TUẤN VIỆT
Theo Bizlive.vn
Savico (SVC) giảm 23% lợi nhuận trong 9 tháng Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico (SVC) cho thấy, trong kỳ, Công ty đạt doanh thu 4.496 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế 35,5 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do toàn hệ thống ô tô gia tăng được...