Đu trend không chỉ toàn toxic, giới trẻ cũng biết cách lan tỏa văn hóa
“Trend” dường như đã trở thành một từ có sức hút vô cùng lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là những ai yêu thích sử dụng mạng xã hội.
Một video bắt trend, trở nên viral có thể khiến chủ nhân của nó nổi tiếng, được nhiều người biết đến và yêu thích. Có lẽ vì vậy mà ai ai cũng muốn chạy theo trend, dẫn đầu xu hướng. Thế nhưng, chính vì sự xuất hiện tràn lan của những trào lưu độc hại mà nhiều người bỗng cảm thấy nhạy cảm, mệt mỏi khi nghe tới “trend”. Tuy vậy, giới trẻ Việt cũng có rất nhiều trend hướng đến việc lan tỏa văn hóa, đem lại những giá trị vô cùng nhân văn.
Những trào lưu không được kiểm soát gây phiền toái cho nhiều người
Mạng xã hội càng phát triển, con người càng dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin nhưng đi kèm với sự tiện lợi đó cũng kéo theo nhiều mặt bất cập. Chẳng hạn như khi một trào lưu mới xuất hiện, ai cũng vội vàng “đu” theo mà không tìm hiểu kỹ càng, chỉ muốn mình là người nổi nhất, hot nhất. Chính vì vậy, khi nhắc tới trend, tới giới trẻ, nhiều người chỉ biết thở dài mệt mỏi và lắc đầu ngán ngẩm.
Nhiều trào lưu độc hại khiến mọi người chỉ biết thở dài.
Cách đây một thời gian, trào lưu quay lại cảnh máy bay cất cánh từ tấm che cửa sổ trên máy bay đã được hàng loạt bạn trẻ bắt chước. Toàn bộ hành trình từ lúc máy bay còn trên đường băng tới khi bay vút vào những đám mây xốp trắng, bồng bềnh, khiến ai cũng mê mẩn và “đu” theo. Thế nhưng, chính trào lưu ấy đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn bay, buộc cục hàng không phải lên tiếng cảnh báo, hy vọng không có ai tiếp tục làm theo. “Săn mây trên máy bay” chưa dừng lại thì nhiều bạn trẻ lại phát hiện băng chuyền vận chuyển hành lý tại sân bay cũng là một góc lý tưởng để sống áo. Thế là bất chấp những ánh mắt của mọi người xung quanh, nhiều người vô tư ngồi trên băng chuyền này để có được những bức ảnh chẳng đụng hàng ai.
Trào lưu “săn mây trên máy bay” gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn hàng không. (Ảnh: Facebook L.B)
Hay gần đây nhất có thể kể tới trào lưu “mặc váy công chúa đi siêu thị” được các bạn trẻ hướng ứng nhiệt tình. Trên thực tế, xuất phát điểm của trend này vốn không có mục đích xấu cũng nhưng không hề ảnh hưởng tới ai. Trào lưu này chỉ muốn thực hiện ước mơ của các cô gái hồi nhỏ là được hóa thân thành các nàng công chúa, lúc nào cũng xuất hiện lộng lẫy, xinh đẹp. Tuy nhiên, vì chiếc váy quá lớn, người qua lại ở siêu thị lại đông đúc nên đôi khi không thể không gây ảnh hưởng tới người khác.
Trào lưu mặc váy công chúa đi siêu thị không sai nhưng lại vô tình gây ra những rắc rối nho nhỏ. (Ảnh: Báo Tổ Quốc)
Trào lưu này thậm chí rầm rộ đến mức có siêu thị buộc phải chặn cửa, không cho những “nàng công chúa” này vào trong vì sợ gây ảnh hưởng tới những khách hàng khác. Không chỉ vậy, vì chiếc váy công chúa xòe bồng bềnh, quét đất nên đã có một cô gái gặp phải sự cố khi đi trên thang cuốn. May mắn, bảo vệ của siêu thị đã kịp thời phát hiện và xử lý tình huống nhanh chóng. Dù đây chỉ là sự cố hy hữu nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại về các trend của giới trẻ.
Đu trend không chỉ toàn toxic
Dù đôi khi các trào lưu trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm thấy phiền phức, khó chịu nhưng đó không phải là tất cả. Giới trẻ cũng có những trend rất sáng tạo, đem lại nhiều giá trị hữu ích và hướng tới việc lan tỏa văn hóa Việt. Gần đây, nhiều bạn trẻ đã cùng nhau hưởng ứng, đu trend mặc Việt phục, hướng về nét văn hóa xưa. Tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến những địa điểm mang đậm tính lịch sử, khoác lên mình chiếc áo Nhật Bình, lan tỏa một nét đẹp cổ xưa.
Nhiều bạn trẻ đã tìm về văn hóa xưa trong ngày đại lễ của dân tộc. (Ảnh: H.T.T.T)
Bộ cổ phục Việt được xuất hiện lộng lẫy, trang nghiêm trong khu vực Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: H.T.T.T)
Video đang HOT
Tại Hoàng thành Thăng Long, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh cổ phục của Việt Nam được các bạn trẻ trân trọng khoác lên một cách đầy tự hào. Có thể những hình ảnh này vẫn chưa hoàn toàn chuẩn xác, chưa đúng 100% với triều đại đã xây dựng lên Hoàng thành Thăng Long nhưng đó cũng phần nào thể hiện được niềm yêu nước, sự tự hào của thế hệ trẻ ngày nay.
Ở các địa điểm khác như Dinh Độc Lập, Kinh Thành Huế,… các bạn trẻ cũng đều nhanh chóng bắt trend, đưa hình ảnh chiếc áo Việt phục lan tỏa hơn, được nhiều người biết đến. Có thể thấy, trang phục của chúng ta ngày xưa cũng đẹp, nổi bật chẳng kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đó là những gì mà thế hệ trẻ ngày nay hoàn toàn có thể tự hào. Trend cổ phục này cũng được rất nhiều người hưởng ứng, ủng hộ vì nó làm sống dậy cả một thời lịch sử hào hùng của dân tộc.
Trend cổ phục này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều bạn trẻ. (Ảnh: V.P.H.T)
Chia sẻ về trend này của giới trẻ, cụ Hoàn (82 tuổi, cựu chiến binh) cho biết: “Vô tình được các cháu cho xem những hình ảnh này, ông cảm thấy rất xúc động vì các bạn trẻ bây giờ đã có nhận thức rõ hơn về văn hóa dân tộc. Trước kia đến các điểm du lịch, thấy nhiều bạn trẻ hay mặc bộ quần áo của nước khác mà thấy chạnh lòng vì đồ truyền thống của nước mình cũng rất đẹp, rất nổi bật. Hy vọng các cháu có thể phát huy được những hình ảnh đẹp này”.
Các bạn trẻ 3 miền cũng nhanh chóng hưởng ứng trend này. (Ảnh: H.P)
Hay như chị Võ Thị Sáu, người phụ nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam, nếu không xem phim tài liệu, giới trẻ chúng ta ngày nay chỉ có thể biết tới chị qua những trang lịch sử, những dòng chữ trên sách giáo khoa. Thế nhưng, nhờ có trend quay lại hình ảnh kiên cường bất khuất của chị, nhiều bạn trẻ đã mường tượng rõ hơn về khí thế hào hùng của người phụ nữ ấy. Giọng nói dứt khoát của chị Võ Thị Sáu, ánh mắt bất khuất được các bạn trẻ thể hiện một cách rõ nét. Những hình ảnh đó làm chúng ta thêm hiểu hơn về một thời đấu tranh oai hùng của dân tộc.
Hình ảnh người phụ nữ anh hùng của dân tộc một lần nữa được tái hiện thông qua ống kính của các bạn trẻ. (Ảnh: T.M.U)
Sự kiên cường bất khuất của người nữ anh hùng đã được thể hiện lại một cách rõ nét. (Ảnh: T.M.U)
Có thể, giới trẻ có những trend khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, phiền thoái. Thậm chí, nhiều người còn đánh giá trend của giới trẻ đang ngày càng toxic. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những bạn trẻ đang cố gắng lan tỏa văn hóa Việt đến nhiều người hơn. Hy vọng rằng những trào lưu tích cực này sẽ được đón nhận và lan tỏa ngày càng rộng hơn.
Cùng cập nhật những tin tức khác tại YAN!
Ngoài những tin tức về giải trí và đời sống được cập nhật liên tục, bạn có thể tham gia vào cộng đồng những người tò mò về lá số thông qua app Tử Vi Hàng Ngày. Ứng dụng này sẽ giúp bạn khám phá về tình yêu và sự nghiệp một cách đơn giản và nhanh nhất. Tải app tại đây.
Người trẻ làm việc cật lực nhưng vẫn túng thiếu vì thích vung tiền
Thế hệ trẻ hiện nay có xu hướng tìm kiếm sự thỏa mãn và hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn so với các thế hệ trước đây. Thay vì sống tiết kiệm cho tương lai, nhiều bạn chọn cách sống hết mình, chơi hết sức bởi chúng ta chỉ sống 1 lần trong đời.
Nhiều người trẻ khoảng 20 tuổi đã dành nhiều thời gian, tiền bạc để có thể được tận hưởng cuộc sống với những chuyến du lịch khám phá những miền đất mới hay sẵn sàng bỏ tiền mua sắm những món đồ đắt đỏ. Việc sống hết mình, chơi hết sức là điều đáng được tôn trọng và đôi khi cần thiết cho sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng, đây chỉ là một phần của cuộc sống và không nên lấy nó làm chủ đạo.
Giới trẻ ngày nay có lối sống phóng khoáng hơn so với thế hệ trước. (Ảnh minh họa: ENews)
Tâm lý chỉ sống một lần trên đời
Thế hệ 9X, 10X hiện nay có nhiều người rất giỏi, thu nhập vài chục triệu một tháng cũng chẳng phải ít. Thế nhưng, họ mang tư tưởng hưởng thụ nhiều, không khó để bắt gặp một bạn trẻ đã ra trường đi làm vài năm với mức lương khá tốt, nhưng mãi vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn "nhận lương - trả nợ - mượn tiền". Trên thực tế, đây là chuyện không của riêng ai, nhiều người luôn nghĩ rằng cuộc đời chỉ trôi qua một lần, nên hãy tận hưởng trước khi quá muộn.
Báo Lao Động chia sẻ, Chị Khổng Thị Diệu Linh (24 tuổi, nhân viên văn phòng Luật ở Hà Nội) cho rằng vừa làm việc, vừa hưởng thụ thì cuộc đời mới vui. Bởi, đời người chỉ có một lần. Theo chị Linh, nếu mình tiêu tiền cho nhu cầu của bản thân thì sẽ là động lực để kiếm nhiều tiền hơn. Như một thói quen, cứ lương về là chị Linh lại mua sắm. Đặt hàng xong lại tự trách bản thân sao không tiết kiệm tiền mà cứ chi hết vào những thứ tốn kém này.
Tiền mình kiếm ra thì thoải mái tiêu vì cuộc đời chỉ có một lần. (Ảnh: Diệu Linh)
Sau những chuỗi ngày vung tay quá độ, chị Linh lại tự an ủi bản thân: "Mình còn trẻ, tiền hết rồi sẽ kiếm lại được thôi". Những ngày cuối tháng, chị thường xuyên phải chật vật ăn uống kham khổ để bù lại khoản chi tiêu quá lớn trước đó. Sau một năm đi làm, chị vẫn chưa tích góp được gì. Thứ duy nhất chị Linh tích góp được đó là nợ thẻ tín dụng.
Diệu Linh không phải người trẻ duy nhất không thể cân bằng thói quen mua sắm và mục tiêu tiết kiệm. Giống như cô nhân viên văn phòng, Nguyễn Hạnh Huyền (24 tuổi, nhân viên ngân hàng) nhiều lần đặt kế hoạch để dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho những dự định trong tương lai nhưng chưa khi nào thực hiện được quá 2 tháng. Cứ mỗi khi tiết kiệm được một khoản kha khá, cô gái 24 tuổi lại "tất tay" sử dụng khoản tiền này vì có việc "gấp" cần chi tiêu.
Hạnh Huyền cũng không ngoại lệ khi chi tiêu không kiểm soát. (Ảnh: Hạnh Huyền)
Theo chia sẻ của Huyền, hầu hết chuyện "gấp" mà cô phải chi ngay là mua một đôi giày vừa "lên kệ", những bữa ăn "nhẹ nhàng" hoặc những chuyến du lịch "không đi là hối hận cả đời" cùng bạn bè. Tiền tiết kiệm của Huyền gần như bằng 0 sau khoản chi đó, đến mức có thời điểm chị còn phải cần bố mẹ hỗ trợ.
Kiếm nhiều, tiêu nhiều, không biết cắt giảm chỗ nào
Kiếm nhiều, tiêu nhiều tiền là câu chuyện phổ biến ở các thành phố lớn. Chia sẻ trên trang Nhịp sống Việt, chị Trâm cho biết mỗi tháng vợ chồng chị có tổng thu nhập khoảng 45-50 triệu đồng. Hiện tại, vợ chồng chị Trâm chưa mua nhà vì sợ không đủ tiềm lực trả, con cái con nhỏ và một phần muốn giữ vốn làm ăn. Vì nhà đông con lại bận rộn buôn bán nên chị Trâm đã thuê người giúp việc.
Bảng chi tiêu của gia đình chị Trâm. (Ảnh: Nhịp sống Việt)
Mỗi tháng gia đình chị Trâm tiêu hết 44.330.000 đồng. Nói về tổng chi của nhà mình, chị Trâm cho biết không có tháng nào nhà chị tiêu ít hơn khoảng ấy. Vợ chồng chị không quá tiết kiệm nhưng cũng chỉ đi ăn chơi hưởng thụ một chút. Tháng nào thu nhập cao thì chị còn có tiền tiết kiệm, tháng nào ít thì phải hạn chế mua sắm để cân bằng chi tiêu.
Có khả năng kiếm tiền nhưng yếu về quản lý tài chính cá nhân
Khái niệm quản lý tài chính cá nhân ở nước ta đến nay vẫn còn khá xa lạ. Trong khi đó ở các nước phát triển và ngay cả tại một số nước Đông Nam Á, đây là môn học được đưa vào chương trình phổ thông.
Theo khảo sát của MasterCard, Việt Nam đứng thứ 16/17 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chỉ số am hiểu tài chính. Trong đó kỹ năng quản lý tiền cơ bản có điểm số thấp nhất, thậm chí còn có dấu hiệu thụt lùi. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP cũng có xu hướng giảm dần trong những năm qua, đạt 29,11% vào năm 2020.
Đa phần, các bạn trẻ hiện đại có khả năng kiếm tiền tốt nhưng lại khá yếu ớt trong việc quản lí tài chính. Dù lương cao thì họ vẫn có thể rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, đầu tháng no, cuối tháng đói là chuyện bình thường. Nhưng điều đáng nói ở đây, không mấy người tỏ ra lo lắng trước điều này, ngược lại từ bao giờ, nhiều người còn coi việc vay mượn như một "thói quen".
Kiếm nhiều tiền nhưng cuối tháng vẫn chật vật là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa: ENews)
Có một sự thật mà 99% người trẻ mắc phải đó là thích thì mua nhưng có nhiều thứ mua rồi để đó, chẳng bao giờ dùng đến. Những cơn sốt "sale" luôn có sức hút khiến các bạn trẻ lao vào như thiêu thân. Mạng xã hội cũng là nơi khiến túi tiền của người trẻ vơi đi nhanh chóng. Đó chính là những lỗ hổng chi tiêu khiến tài khoản của bạn bốc hơi nhanh chóng.
Greg Mcbride (Trưởng ban phân tích tài chính của trang web Bankrate) chia sẻ: "Bạn cần phải tiết kiệm ít nhất 15% cho những việc khẩn cấp và cho cả tuổi già". Trent Hamm (CEO của trang Thesimpledollar) cũng nói rằng: "Một người bình thường nên dành ít nhất 10% thu nhập cá nhân cho tuổi già trước khi tiêu xài vào bất cứ thứ gì khác". Sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu một người trẻ lãng quên đi định nghĩa của từ "tiết kiệm".
Người trẻ dành phần lớn tiền lương cho việc mua sắm. (Ảnh minh họa: People)
Vung tiền hơn là tiết kiệm thường dẫn đến tình trạng số nợ, tiêu tiền không kiểm soát, và thiếu tiền để đầu tư vào những kế hoạch dài hạn. Bạn có thể tạm thời thấy hài lòng với những trải nghiệm ngắn hạn mà tiền bạc mang lại, nhưng đó là cách tiêu tiền không có tính bền vững.
Quản lý tiền bạc có trách nhiệm để tương lai an nhàn hơn
Việc có thu nhập cao không đảm bảo rằng bạn sẽ giàu có, nếu bạn không biết cách quản lý tiền bạc của mình một cách hiệu quả. Việc tiết kiệm sẽ giúp bạn có thể đạt được các mục tiêu lớn hơn, như mua một căn nhà, một chiếc xe, hoặc du lịch đến những địa điểm mà bạn mong muốn.
Học cách quản lý tiền bạc để đạt những mục tiêu lớn hơn. (Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Việc tiết kiệm cũng giúp bạn có thể đối mặt với những khó khăn tài chính trong tương lai, như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố bất ngờ khác. Khi bạn có một quỹ tiết kiệm đủ lớn, bạn có thể sử dụng nó để giải quyết những tình huống khẩn cấp mà không cần phải vay mượn hoặc xin tài trợ từ người khác.
Để tiết kiệm được hiệu quả, bạn cần tìm hiểu và áp dụng các chiến lược tiết kiệm khác nhau, bao gồm cắt giảm chi phí không cần thiết, đầu tư vào các tài khoản tiết kiệm với lợi suất cao, và tạo ra một ngân sách chi tiêu hợp lý. Nếu bạn có thể kết hợp cả việc đầu tư và tiết kiệm tiền bạc, bạn sẽ có được một tương lai tài chính ổn định hơn và tự tin hơn trong việc đạt được những mục tiêu của mình.
Chi tiêu hợp lý vì những mục tiêu dài hạn. (Ảnh minh họa: People)
Ai cũng muốn có thể chi tiêu thoải mái cho sinh hoạt, nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, cần phải biết dựa vào mức thu nhập để quản lý chi tiêu hợp lý, vừa để đáp ứng đủ nhu cầu, vừa có thể tiết kiệm được một khoản phòng khi cần thiết. Vì chỉ khi có nền tảng vững vàng, bạn mới có thể làm được những điều mình thích, sống cuộc sống của mình và thành công trên con đường đã chọn.
Menu tiệc cưới của Tizi Đích Lép: hoành tráng không kém gì không gian, ai mê món Hoa là "đổ cái rầm" Ngoài sảnh cưới sang xịn của cặp đôi Tizi Đích Lép, thực đơn các món trong tiệc cưới cũng được nhiều người quan tâm. Ngày 21/4, đám cưới của Tizi và Đích Lép (tên thật là Nguyễn Việt Trúc và Huỳnh Quang Minh) chính thức được diễn ra tại một khách sạn hạng sang ở TP.HCM. Được biết cặp đôi đã có 10...