Dự toán ngân sách năm 2021 thận trọng và sát thực tế
Hôm nay, 12/11, Quốc hội thông qua Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 – dự toán được đánh giá thận trọng và sát thực tế.
Muốn phục hồi kinh tế, một trong những việc cần kíp bây giờ là phải kích cầu tiêu dùng trong dân chúng. Ảnh: Đ.T
Dự toán thu không theo “quy tắc vàng”
Nhiều khả năng Quốc hội chấp thuận với đề nghị cân đối dự toán năm 2021 của Bộ Tài chính. Theo đó, thu ngân sách 1.343.300 tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2020, nhưng giảm hơn 11% so với dự toán năm 2020. Do thu giảm, nên ngân sách nhà nước năm 2021 chỉ có thể bố trí được 1.687.000 tỷ đồng, giảm 60.100 tỷ đồng so dự toán năm 2020.
Như vậy, thu ngân sách nhà nước năm 2021 không tuân theo “quy tắc vàng” luôn được Bộ Tài chính sử dụng khi xây dựng dự toán là, số tăng thu ngân sách được tính bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát dự kiến. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến khoảng 6%, lạm phát khoảng 4%, theo cách tính thông thường, thì ngân sách nhà nước phải tăng khoảng 10% so với số ước thực hiện năm 2020.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Bộ Tài chính), Việt Nam về cơ bản đã khống chế được Covid-19, nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. “Dịch bệnh vẫn tiếp tục rình rập nước ta sẽ khiến sự phục hồi kinh tế gặp khó khăn, nên dự kiến tăng thu ngân sách năm 2021 ở mức 1,5% rất thận trọng, nhưng chấp nhận được”, ông Tuyến nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia tài chính này, nhìn lại nhiều năm trở lại đây, có thể thấy, dự toán thu ngân sách nhà nước thường khác xa thực tế, vì một số khoản thu khá lớn như thu từ dầu thô, đất đai rất khó dự báo. Thị trường bất động sản cũng như giá dầu trên thị trường thế giới rất khó dự báo khiến nhiều năm ngân sách tăng thu chủ yếu là nhờ đất đai và dầu thô, nên tăng thu không bền vững, số thực thu không sát dự toán, gây khó khăn cho việc cân đối.
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, đúng là một số khoản thu bấp bênh vì phụ thuộc vào thị trường, nhưng nền tảng của thu ngân sách vẫn dựa vào tăng trưởng kinh tế. Dự toán ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6%, lạm phát dưới 4%, giá dầu thô 45 USD/thùng…
Có nhiều ý kiến tranh luận về mức tăng trưởng 6%. Có ý kiến cho rằng, mức này quá thấp vì nền kinh tế năm 2020 bị nén lại, nên khi đã bật lên thì rất mạnh. Nhưng có ý kiến cho rằng, mức này là cao vì từ những khủng hoảng đã qua cho thấy, sau khủng hoảng, phải mất 2-3 năm kinh tế mới phục hồi trở lại, vì vậy mức tăng trưởng 6% là vừa phải.
Video đang HOT
“Tăng trưởng kinh tế 6%, lạm phát 4%, nhưng dự toán tăng thu chỉ có 1,5% là vì virus nCoV đã khiến nền kinh tế như cơ thể bị phơi nhiễm, đổ bệnh một thời gian dài, sau khi qua cơn bạo bệnh, cơ thể cần phải được bổi dưỡng, tẩm bổ. Việc đặt ra mức tăng thu thấp là muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính để phục hồi hoạt động sau một thời gian dài gặp khó khăn do dịch bệnh”, ông Tân giải thích.
Khoản thu nào cũng giảm so với dự toán 2020
“Trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước chưa thể phục hồi, dự toán chi có giảm nhưng vẫn còn rất cao, để có nguồn lực bố trí chi đầu tư phát triển, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ bội chi năm 2021 dự kiến khoảng 4% GDP điều chỉnh. Vậy nên, cuối năm 2021, dư nợ công khoảng 46,1% GDP điều chỉnh, dư nợ Chính phủ khoảng 41,9% GDP điều chỉnh…”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.
Năm 2014, lần đầu tiên Quốc hội thông qua dự toán thu thấp hơn năm 2013, nhưng có khoản tăng, khoản giảm. Còn dự toán năm 2021, mọi khoản đều giảm thu so với dự toán 2020 và giảm rất mạnh. “Đây là dự toán ngân sách nhà nước thận trọng nhất từ trước tới nay”, PGS-TS. Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công Học viện Tài chính nói.
Muốn tăng thu ngân sách nhà nước bền vững, không có cách gì khác ngoài việc phải phục hồi được tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc vào vốn, vì vậy, theo ông Cường, năm 2021 phải tập trung chi cho đầu tư, không chỉ chi cho đầu tư phát triển mà phải tăng cả chi thường xuyên, tất nhiên là vẫn phải chống lãng phí, thất thoát, chi đúng, chi đủ.
Ông Cường cho rằng, năm 2020, Chính phủ tập trung chi đầu tư công là chủ trương rất đúng, nhưng chỉ hơi tiếc là giảm chi thường xuyên, đặc biệt là tạm hoãn tăng lương tối thiểu của khu vực thụ hưởng ngân sách nhà nước. Năm 2021, tiếp tục tạm dừng tăng lương, về chính trị là đúng, nhưng về hiệu quả kinh tế, chúng ta đã lỡ 2 cơ hội để góp phần tăng trưởng kinh tế. Lý do là, ngân sách nhà nước chỉ bỏ ra 60.000-70.000 tỷ đồng/năm để tăng lương, nhưng hiệu quả tăng trưởng kinh tế sẽ đến tức thì vì hàng chục triệu người được thụ hưởng, góp phần tăng tổng cầu, tăng chi tiêu, qua đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
“Trong 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.123.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm 3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,7%). Điều này đáng quan ngại vì chứng tỏ nguồn lực tài chính trong đại bộ phận người dân bị cạn kiệt – hiện tượng chưa từng xảy ra trong nhiều năm trở lại đây. Vì vậy, muốn phục hồi kinh tế, việc cần kíp bây giờ là, một mặt tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công đúng kế hoạch, mặt khác phải kích cầu tiêu dùng trong dân chúng”, ông Cường đề xuất.
“Có lẽ Bộ Tài chính quá cẩn trọng khi không mạnh dạn đề nghị tăng dư nợ công, nợ Chính phủ, bội chi. Đây là ‘thời điểm vàng’ để tăng bội chi, tăng vay nợ, vì chúng ta có cơ hội vay được nguồn vốn với lãi suất thấp, thời hạn dài”, ông Cường nhấn mạnh.
Nữ thủ khoa Học viện Tài chính tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối
Điểm tổng kết học tập toàn khóa tuyệt đối (4/4) với tất cả môn học đều đạt điểm A, Phan Vũ Khánh Ly xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Tài chính năm 2020.
Phan Vũ Khánh Ly. Ảnh: NVCC
Bảng điểm toàn A
Ly vốn là cựu HS chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thấy anh chị họ từng và đang theo học tại Học viện Tài chính, Ly tự hỏi: "Tại sao ngôi trường này được nhiều người lựa chọn đến vậy?". Vì vậy, ngay từ những năm phổ thông, nữ sinh đã tìm hiểu thông tin đào tạo, cũng như các hoạt động ngoại khóa của trường.
Lớp 12, Ly mạnh dạn nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính. Song song, Ly vẫn tiếp tục ôn luyện để tham dự kỳ thi đại học với nguyện vọng 1 vẫn là ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp.
Lý giải quyết định chọn chuyên ngành này, Ly cho biết: "Khi nền kinh tế ngày một phát triển, các doanh nghiệp theo đó cũng tiến bộ rất nhanh. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực tài chính. Đây chính là những cán bộ làm công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp".
Bước vào đại học, Ly từng bị choáng ngợp vì phương pháp học khác với phổ thông. Tuy nhiên, từ những ngày đầu, cô gái sinh năm 1998 đã đặt mục tiêu phải tốt nghiệp loại xuất sắc. Chính vì vậy, thay vì tiếp thu kiến thức một cách bị động, Ly tìm cách thích nghi với cuộc sống mới tại trường đại học.
Ly cố gắng hiểu bài giảng ngay từ trên lớp để về nhà dành thời gian làm bài tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo. Bất cứ chỗ nào không hiểu, Ly hỏi trực tiếp hoặc gửi email cho thầy cô nhờ giải đáp. Ngoài ra, vì kiến thức ngành Tài chính Doanh nghiệp liên tục thay đổi, em phải cập nhật tin tức từ thực tế thị trường, các doanh nghiệp. Từ đó, góp phần làm đầy đặn cho những kiến thức đã được học cũng như tăng hiểu biết cá nhân để bắt kịp xu hướng xã hội.
Nhiều môn tự học không thành công, Ly tham gia các hội nhóm của sinh viên trên Facebook, hỏi cách học của bạn bè và anh chị khóa trên và thử áp dụng. Vì học để hiểu cốt lõi, bản chất của vấn đề, không học qua loa nên việc ôn thi với Ly không quá vất vả.
Kết quả, trong 4 năm học, Ly khiến bạn bè trầm trồ với bảng điểm tốt nghiệp gồm những điểm A và đạt điểm tốt nghiệp tuyệt đối 4/4. Với thành tích học tập này, Ly là một trong 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội được thành phố tuyên dương hồi tháng 9 và là một trong 15 thủ khoa tham gia dâng hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong chuỗi sự kiện của lễ tuyên dương.
Một "điểm nhấn" khác giúp Ly giành điểm tốt nghiệp tuyệt đối là khóa luận tốt nghiệp đạt điểm 10. Từ tháng 12/2019, nữ sinh thực tập tại một công ty giày ở Hà Nội. Với kinh nghiệm thực tiễn, Ly chọn phân tích tình hình tài chính của công ty cho đề tài khóa luận.
Do trong quá trình thực tập phải giãn cách xã hội vì Covid-19, Ly không thể lên thư viện tìm tài liệu tham khảo. Thay vào đó, nữ sinh tìm kiếm thông tin trên mạng, trao đổi kiến thức với bạn bè, thầy cô. Trong thời gian giãn cách, Ly ngồi vào bàn học từ sáng đến tối muộn để thực hiện khóa luận, chỉ nghỉ ngơi 2 - 3 tiếng mỗi ngày.
Khánh Ly được trao bằng khen, quà trong Lễ vinh danh 88 thủ khoa tốt nghiệp đại học tại Hà Nội. Ảnh: NVCC
Học thôi chưa đủ
Không chỉ học giỏi, Ly được bạn bè tin tưởng giao chức vụ lớp trưởng suốt 4 năm đại học. Nữ sinh còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, tham gia nghiên cứu khoa học các cấp.
Những hoạt động ngoại khóa giúp Ly xây dựng những kỹ năng mềm như khả năng diễn thuyết trước đám đông, khả năng tổ chức và làm việc nhóm. Đây đều là những kỹ năng cơ bản và thiết yếu phục vụ công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, vì cùng lúc phải học tập và tham gia các hoạt động, Ly bộc bạch không ít lần gặp khó trong việc sắp xếp thời gian. Ở mỗi nhiệm vụ, nữ sinh đều tự nhủ phải làm sao để không chỉ hoàn thành mà phải là hoàn thành tốt công việc được giao. Có lúc, Ly muốn dừng một số công việc để tập trung học nhưng lại nghĩ nếu chỉ học thôi là chưa đủ. Vì vậy, nữ sinh đã linh hoạt, chủ động đánh giá mức độ quan trọng của các công việc để sắp xếp thời gian biểu hợp lý.
Là bạn cùng lớp với Ly, Nguyễn Thu Trà, 22 tuổi chia sẻ: Ly rất thân thiện, hòa đồng, dễ gần. Ly luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập và các vấn đề cuộc sống. Sự nhiệt tình, tinh thần có trách nhiệm với hoạt động của trường, lớp đã giúp Ly "ghi điểm" trong mắt bạn bè.
Sau khi tốt nghiệp, Ly tiếp tục làm việc để tích lũy kinh nghiệm đồng thời học lên thạc sĩ; học thêm 1 - 2 ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu hội nhập hiện nay.
"Hãy tin bản thân có thể làm được nhiều việc từ chinh phục kho tàng tri thức đến hoạt động tập thể, vì chỉ khi có niềm tin thì các bạn mới đủ sức mạnh để thực hiện mục tiêu. Nếu mệt mỏi, các bạn có thể tạm dừng lại, vừa để nghỉ ngơi, nhìn lại những gì bản thân đã làm hoặc chưa làm được. Nhưng đây chỉ là quãng dừng ngắn lấy đà để bứt phá thôi, đừng bỏ cuộc. Và các bạn hãy giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ để có thể cháy hết mình vì những đam mê, hoài bão phía trước". - Thủ khoa Học viện Tài chính - Phan Vũ Khánh Ly
Bỏ cưới bạn gái vì lương 5 triệu đồng, tôi ân hận khi biết sự thật Khi viết ra những dòng này tôi đang phải bù đầu vì việc nhà và không ngừng tự trách bản thân vì quyết định vội vàng của mình. Tôi năm nay 30 tuổi, làm nhân viên kinh doanh cho một công ty bất động sản, thu nhập cũng thuộc dạng kha khá. Thời sinh viên chuyện tình của tôi cũng nhiều mộng mơ...