Dù thiếu đơn hàng, 2 tháng xuất khẩu giày dép vẫn đạt kim ngạch 3,2 tỷ USD
Mặc dù hai tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành này lại đang đứng trước nỗi lo thiếu đơn hàng.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, phần lớn kim ngạch đạt được của hai tháng đầu năm nay đều đến từ các hợp đồng các doanh nghiệp đã ký kết từ cuối năm ngoái và đó cũng là cao điểm mà các doanh nghiệp ký kết đơn hàng. Còn nay, phần lớn doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, nhất là những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn về đơn hàng.
Ngành da giày đang đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng trong năm 2021. Ảnh Int.
Video đang HOT
Chỉ có doanh nghiệp sản xuất mặt hàng giày thể thao cho các nhãn hàng lớn như Nike, Adidas đơn hàng còn tương đối ổn định. Giá đơn hàng vẫn duy trì như năm 2020 và rất thấp.
Theo các chuyên gia, rất khó để nhận định về tình hình của ngành trong năm 2021, bởi lẽ thị trường thế giới đang rất phức tạp, tín hiệu khôi phục chưa tốt, khách hàng chưa rõ nét. Đặc biệt, khả năng bị áp thuế chống bán phá giá từ thị trường Mỹ vẫn đang bỏ ngỏ là những yếu tố không mấy tích cực tác động lên xuất khẩu của ngành. Trong khi đó, chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu bị đội lên ngày càng cao khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.
Năm ngoái, xuất khẩu giày dép đạt 16,5 tỷ USD, giảm 10% trong khi xuất khẩu vali, túi, cặp đạt khoảng 3,1 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2019.
Điều đáng nói, trong năm qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới và các chuỗi cung ứng thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng R&D và thiết kế. Cụ thể, trước đây các công ty nhãn hàng đều phải cử nhà thiết kế và chuyên gia qua Việt Nam, nhưng do dịch bệnh, các nhãn hàng đã phải duyệt mẫu qua online, sửa mẫu qua online…
Do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam cho rằng, xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 – 20% trong năm 2021 nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu qui tắc xuất xứ…
Các doanh nghiệp phải có chiến lược tăng tốc và phát triển bền vững
Tại cuộc gặp mặt doanh nghiệp đánh giá tình hình, đề xuất các chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn ra chiều 1/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, ngoài việc tìm kiếm giải pháp gỡ khó do COVID-19, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm chiến lược tăng tốc và phát triển bền vững, dài lâu.
Quang cảnh cuộc gặp mặt. (Ảnh: HNV)
Cuộc gặp mặt thu hút đông đảo đại diện các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp thuộc các nhóm, ngành lĩnh vực kinh tế tham dự.
Ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động nghiên cứu, tổ chức họp lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trình Chính phủ ban hành các chính sách, gói hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; tiếp đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9, trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 10/10/2020; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất chính sách, gói hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, với vai trò là kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành các chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tín dụng, thuế, bảo hiểm, hải quan, tài chính đất đai... nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.
Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất tích cực, kịp thời nhưng do nguồn lực của đất nước còn hạn chế; dịch bệnh COVID diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường nên một số chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, "sức khỏe" của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức kém lạc quan nhất, khi tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 có sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 134.941 doanh nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2019; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 là 1.042.995 lao động, giảm 16,9% so với năm 2019.
Vì thế, căn cứ ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID 19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 04 hội nghị với các doanh nghiệp trong 02 ngày 01-02/3 để tổng hợp ý kiến, nghiên cứu tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo ban hành các chính sách hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19. Cuộc gặp mặt chiều 1/3 này là cuộc gặp mở đầu, sau 4 Hội nghị, Bộ sẽ tổng hợp để tiếp tục đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp như hiện nay.
Chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình: Cần làm gì để tránh thất bại? "Thách thức lớn mà các doanh nghiệp gia đình gặp phải trong quá trình chuyển giao chính là việc dung hòa sự khác biệt trong hệ tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận"... Ảnh minh họa. Theo ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, đây là thời điểm nhạy cảm đối với nhiều doanh...