Dự thảo thành lập Sở GDCK Việt Nam: HNX quản lý trái phiếu, phái sinh còn HOSE quản lý cổ phiếu
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thành lâp Sở GDCK Viêt Nam. Theo đó, Sở sẽ quản lý 2 công ty con là HOSE và HNX trong đó HOSE phụ trách cổ phiếu và HNX là phái sinh và trái phiếu.
Ảnh minh họa.
Theo dự thảo, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (Vietnam Stock Exchange) là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam đến năm 2023 là 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 là 2.000 tỷ đồng. Còn vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đến năm 2023 là 1.000 tỷ đồng. Và Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chính quản lý thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật và phân công của sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Còn Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có chức năng, nhiệm vụ quản lý thị trường giao dịch cổ phiếu và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật và phân công của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
Lộ trình thành lập Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2019 – 2020): thành lập Sở GDCK Việt Nam, tiếp tục duy trì hoạt động các thị trường giao dịch chứng khoán như hiện nay; thống nhất tổ chức bộ máy hoạt động của Sở GDCK Việt Nam, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh; hoàn chỉnh dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho toàn bộ thị trường.
Giai đoạn 2 (2020 – 2023): Đưa hệ thống công nghệ thông tin thị trường đi vào hoạt động áp dụng cho Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó thực hiện lộ trình phân khúc các khu vực thị trường; xây dựng phương án cổ phần hóa Sở GDCK thực hiện sau năm 2023.
Mai Hương
Theo Bizlive
"Tiêu hóa" 27.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8/2019
Sự tham gia của các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm sâu ở một số kỳ hạn.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, đã có 136 doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu, với giá trị lên tới 157.901 tỷ đồng.
Riêng trong tháng 8/2019, số lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đăng ký phát hành là hơn 32.037 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 26.629,05 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, đạt tỷ lệ 83,1% tổng số đăng ký. Kỳ hạn trái phiếu phát hành bình quân là 3,6 năm. Số doanh nghiệp phát hành thành công là 33 doanh nghiệp.
Trong đó, các ngân hàng vẫn là đơn vị phát hành TPDN lớn nhất, với giá trị đạt 10.304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,69%, mức lãi suất bình quân chỉ là 7,12%/năm. Tiếp đến là các công ty trong lĩnh vực bất động sản với 3.771 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành, chiếm tỷ lệ 14% tổng số trái phiếu đã phát hành. Mức lãi suất trái phiếu bình quân cho nhóm ngành này là 10,58%/năm.
Các loại hình doanh nghiệp khác cũng tìm đến nguồn vốn trái phiếu với 11.925 tỷ đồng TPDN đã phát hành, chiếm tỷ trọng 44,78%, mức lãi suất bình quân là 10,73%/năm.
Quy mô phát hành trái phiếu theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: HNX)
Xét về kỳ hạn, số lượng TPDN có kỳ hạn từ 2 - 3 năm chiếm tỷ lệ áp đảo, với tổng giá trị ghi nhận là 19.561 tỷ đồng. Vùng lãi suất phát hành cũng có biên độ lớn, từ 6 - 12,3%/năm.
Đáng chú ý, mức lãi suất bình quân của TPDN kỳ hạn 2 - 3 năm có phần thấp hơn cả những trái phiếu có kỳ hạn ngắn (từ 1 năm - 18 tháng). Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các TPDN có kỳ hạn 7 năm, với mức lãi suất bình quân chỉ là 8,34%/năm.
Thống kê phát hành trái phiếu theo kỳ hạn (Nguồn: HNX)
Sự chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn chỉ tính riêng cho các trái phiếu đã phát hành trong tháng 8/2019. Mặt khác, sự khác biệt còn phụ thuộc vào doanh nghiệp phát hành, bởi trái phiếu của các các ngân hàng - như đã đề cập - có mức lãi suất "rẻ" hơn hẳn so với các doanh nghiệp.
Như trường hợp của CTCP Bông Sen, doanh nghiệp này đã phát hành 6.450 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, với lãi suất phát hành là 11%/năm. Trong khi đó, với kỳ hạn tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vẫn phát hành thành công 950 tỷ đồng trái phiếu với mức lãi suất danh nghĩa chỉ là 6,65%/năm.
Đối với kỳ hạn 7 năm, phần lớn trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã CK: CTG) với mức lãi suất cố định chỉ là 8%/năm khiến cho mức lãi suất bình quân thấp nhất trong số các kỳ hạn.
Được biết, số trái phiếu này nằm trong kế hoạch phát hành hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019 của CTG nhằm huy động thêm nguồn vốn nhằm cải thiện các hệ số an toàn và phục vụ cho hoạt động kinh doanh./.
Phạm Duy
Theo viettimes
Chứng khoán sáng 16/9: Dầu khí thế chỗ ngân hàng Vụ tấn công vào nhà máy dầu Aramco đã có tác động mạnh tới giá dầu thế giới và chính các cổ phiếu dầu khí. GAS dẫn đầu tại HOSE và PVS dẫn đầu tại HNX. Phản ứng ngay với thông tin vụ tấn công mới đây vào nhà máy dầu của Aramco khiến sản lượng dầu của toàn thế giới giảm khoảng...