Dù rủi ro, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải vay “tín dụng đen”
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Một số doanh nghiệp phải sử dụng nguồn “tín dụng đen” tiềm ẩn rủi ro cao.
Hiện nay, hoạt động tín dụng đen ngang nhiên “cưỡng bức” tài sản, gây bức xúc lớn trong xã hội. Nhiều tổ chức đã núp bóng doanh nghiệp thực hiện các hành vi phạm tội với thủ đoạn phổ biến là cho vay tín chấp với số tiền lớn, người vay không có khả năng chi trả, bị ép làm hợp đồng mua bán tài sản để chiếm đoạt…
Nguyên nhân tín dụng đen đang diễn biến phức tạp là do tiền nhàn rỗi trong dân còn nhiều, nhu cầu tiền cho kinh doanh cũng lớn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng chưa giải quyết được cả 2 nhu cầu này, đây chính là kẽ hở cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải sử dụng nguồn tín dụng đen và gặp nhiều rủi ro cao.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp phải dùng 30% chi phí không chính thức để sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Kim Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần tái cấu trúc doanh nghiệp Việt cho biết, sự phát triển công nghệ thông tin vô hình chung đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay.
“Chỉ cần tìm kiếm cụm từ “cho vay vốn” trên Internet sẽ cho ra 20 triệu kết quả. Thị trường có nhiều loại hình cho vay nhưng chi phí sử dụng tương đối cao. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen”, ông Nguyễn Kim Hùng cho hay.
Đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ là thay đổi nhanh, phải thích ứng với thị trường, nhưng lại chưa có hành lang pháp lý để xác định giá trị thực của hàng hóa, buộc phải tính toán để có thể hợp lý hóa các khoản vốn.
Trong đó, phần lớn là những người cùng đam mê, mong muốn khởi nghiệp. Nhóm doanh nghiệp này thiếu kiến thức về vốn trong khi việc tiếp cận ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vốn thực chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là “tín dụng đen”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình.
Còn ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, phân tích, quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân, vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nguồn vay từ tín dụng đen để trả nợ ngân hàng.
“Đối với thế giới, tín dụng đen đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng hoạt động như ngân hàng nhưng không được công nhận. Vì vậy, chúng ta đang đứng trước thực tiễn do cung cầu mà hình thức này tồn tại. Có hai cách tiếp cận với tình trạng tín dụng đen, đó là làm sao hợp thức hoá được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ nào đó phù hợp. Thứ hai là phải nghiên cứu sử dụng dịch vụ về thuế, đơn cử như thuế tư nhân… để giải trình hợp lý”, ông Hà Huy Tuấn nói..
Thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, bản chất tín dụng đen có đặc điểm không có đăng ký kinh doanh, khoản vay thường phục vụ vay vốn nhanh, điều kiện cho vay nhanh gọn, lãi suất cao theo thoả thuận mà không cần cam kết. Hoạt động này chủ yếu cho vay dân sự ngoài tổ chức cho vay theo quy định của luật. Do đó, để quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng không chính thức, ngoài trách nhiệm của hệ thống ngân hàng, còn có trách nhiệm của Bộ Công an, chính quyền địa phương các cấp.
Ngân hàng Nhà nước một mặt tạo điều kiện cho các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân mở các chi nhánh, áp dụng công nghệ mới trong giải pháp tiếp cận vốn và thanh toán. Cùng với đó, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vĩ mô, quỹ tín dụng nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động; thực hiện tốt hơn nữa chương trình tín dụng ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách xã hội để tạo cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn.
Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng thương mại cần rà soát lại một số thủ tục đơn giản hoá cho vay và thanh toán. Đồng thời, đưa ra một số gói sản phẩm thuê mua tài sản, hoặc các công cụ khác như sử dụng công nghệ trong tài chính (Fintech).
Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động tín dụng không chính thức đòi hỏi trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức, địa phương. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng vốn tốt hơn nữa cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đối tượng người dân ở vùng sâu, vùng xa./.
Theo Nguyễn Hằng/VOV1
Tín dụng bất động sản "núp bóng" vay tiêu dùng: Sẽ khó quản lý!
Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang "núp bóng" vay tiêu dùng ngày một lớn.
"Núp bóng" tín dụng tiêu dùng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành Ngân hàng đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động sản sẽ được xếp vào nhóm tín dụng bất động sản. Trong khi đó, một mảng cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở thì lại đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân.
Đây là một trong những lý do những năm gần đây tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh, lên tới 65% trong năm 2017. Tính đến cuối năm 2017, dự nợ tín dụng tiêu dùng khoảng 1,17 triệu tỷ đồng thì có tới 53% là cho vay mua, sửa chữa nhà ở .
Ước tính, nếu tính cả khoản tiền cho dân vay mua, sửa nhà để ở thì khoản vay liên quan đến bất động sản chiếm tới khoảng 20% tổng dư nợ. Nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại tín dụng bất động sản đang "núp bóng" tín dụng tiêu dùng, dẫn đến khó quản lý, tiềm ẩn rủi ro.
Các chuyên gia khuyến nghị nên xếp các khoản vay mua nhà vào tín dụng tiêu dùng nhằm có số liệu thống kê chính xác.
Các chuyên gia cho rằng nên xếp các khoản vay mua nhà vào tín dụng bất động sản để quản lý tốt hơn
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, các nước hầu hết không xếp tín dụng cho vay mua nhà để ở và sửa chữa nhà ở vào tín dụng tiêu dùng. Còn ở nước ta, số liệu cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng vào khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (năm 2017), chiếm 18% trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Trong số này có tới 53% các khoản vay là mua nhà và sửa chữa nhà ở.
Cần sắp xếp lại để quản lý tốt hơn
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bản chất của tín dụng tiêu dùng là các khoản vay cá nhân và hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh và quy mô các khoản vay thường nhỏ. Vì vậy, cơ quan quản lý nên tách các khoản cho vay mua nhà, sửa nhà sang cho vay bất động sản.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, cũng phải bóc tách các khoản vay mua nhà, sửa nhà và các vay bất động sản, vì tín dụng cho vay mua, sửa chữa nhà rất ít rủi ro.
Cụ thể, có thể chia 4 nhóm tương ứng với các mức độ rủi ro, trong đó nhóm cho vay mua nhà, sửa nhà có hệ số rủi ro thấp nhất, tương đương các khoản vay thương mại thông thường khác là 100%. Nhóm có hệ số rủi ro lớn nhất thuộc về các khoản vay bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn (200%).
Theo các chuyên gia, việc chuyển cho vay mua, sửa nhà vào tín dụng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ tín dụng bất động sản. Dù vậy, điều này cũng sẽ không làm tăng lo ngại rủi ro mà giúp có những thống kê, báo cáo chính xác hơn, giúp quản lý tốt hơn.
Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã có cầu các ngân hàng siết tín dụng một số lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán, BOT, BOT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Trong đó, riêng về tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước định hướng giảm dần dư nợ cho vay với tín dụng tiêu dùng, năm 2018 đặt mục tiêu tín dụng tiêu dùng chỉ tăng khoảng 20%, giảm mạnh so với năm 2017.
Linh Nhật
Theo anninhthudo.vn
Ngân hàng ráo riết xử lý nợ để thêm dư địa cho vay Xử lý nợ xấu là nhiệm vụ vẫn được các ngân hàng thực hiện thường xuyên, nhưng gần đây việc này được ráo riết đẩy mạnh nhằm nới thêm "room" tăng trưởng tín dụng vốn đã tiệm cận hạn mức cho phép... Bên cạnh chỉ tiêu được giao, ngân hàng muốn cho vay nhiều hơn thì phải đẩy mạnh xử lý nợ, tạo...