Dự phòng nguy cơ tim mạch ở Bệnh nhân Đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh lý không lây nhiễm gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe và thậm chí là tính mạng con người…
Chúng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó tim mạch là biến chứng phổ biến và nguy hiểm hàng đầu hiện nay.
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học trực tuyến “Từ ACC đến VNHA 2020 – Cập nhật xu hướng điều trị nổi bật và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại Việt Nam” do Hội Tim Mạch Học Việt Nam phối hợp với Công ty Sanofi Việt Nam tổ chức vừa qua, TS.BS. Lâm Văn Hoàng – Tổng thư ký Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP.HCM cho biết: “Đái tháo đường và Tăng huyết áp là hai bệnh lý không lây nhiễm chiếm tỉ lệ khá lớn và là gánh nặng của cá nhân gia đình và cả xã hội. 40 – 50% bệnh nhân bị đái tháo đường có kèm cả tăng huyết áp nên càng dễ dẫn đến nhiều biến chứng trên tim mạch.”
Hội thảo khoa học trực tuyến “Từ ACC đến VNHA 2020″ là năm thứ 6 hội thảo được tổ chức bởi Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với công ty Sanofi Việt Nam nhằm cập nhật những xu hướng mới trong điều trị tim mạch và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại Việt Nam.
Tại hội thảo, TS.BS. Lâm Văn Hoàng nhận định đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ biến cố tim mạch cũng như biến chứng thận.
Bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngoài ra, những người bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới.(2)
Theo TS.BS. Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội Tiết, Bệnh viện Bệnh Mai thì bệnh nhân Đái tháo đường có nguy cơ cao bị các biến chứng tim mạch và tử vong do các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim hay suy tim.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, TS.BS. Nguyễn Quang Bảy có thông tin thêm về kiểm soát bệnh đái tháo đường trong đại dịch Covid-19: “Nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì đái tháo đường không phải là nguy cơ khiến bệnh nhân dễ mắc Covid-19. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có bệnh nền là Đái tháo đường chẳng may mắc Covid-19 thì dễ bị biến chứng nặng và nguy cơ tử vong sẽ cao hơn”.
Video đang HOT
Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp như hiện nay, bệnh nhân đái tháo đường và huyết áp nên tiếp tục duy trì điều trị, không nên tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự tham vấn của bác sỹ.
Có thể thấy, việc kiểm soát ngăn ngừa và dự phòng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường và huyết áp là hết sức cần thiết. Theo những nghiên cứu mới nhất từ Hội nghị ACC ở Hoa Kỳ được cập nhật tại Hội thảo khoa học trực tuyến “Từ ACC đến VNHA 2020″ vừa qua, việc quản lý cả 3 yếu tố tim mạch, huyết áp và đái tháo đường để phòng ngừa các biến chứng tim mạch và thận là xu hướng tất yếu.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cần phải kiểm soát tốt đường huyết bằng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ bên cạnh duy trì lối sống lành mạnh. Đồng thời theo dõi các biến chứng tim mạch và thận để phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
PGS.TS.BS. Châu Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam chia sẻ về việc điều trị Tim mạch cho bệnh nhân Đái tháo đường.
“Trong điều trị đái tháo đường có kèm bệnh tăng huyết áp, để phòng ngừa biến chứng tim mạch hay biến chứng thận, việc sử dụng thuốc nên dựa vào những bằng chứng y học đã được chứng minh để mang lại hiệu quả tốt và giảm biến cố tử vong cho bệnh nhân.”, PGS.TS.BS. Châu Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải
Một thức quả lành, bổ dưỡng và dễ ăn như bí đỏ cũng có thể trở thành món ăn gây hại cho sức khỏe, nếu người dùng không biết cách sử dụng.
Trong số các loại quả, bí đỏ là 'nhà vô địch' về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kẽm có trong bí đỏ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.
Bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: Alanine, valin, leucin, cystin, lysin... trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 - 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta - caroten.
Theo các nhà nghiên cứu, bí đỏ, với giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi... Còn theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng..
Ăn bí đỏ còn giúp sáng mắt, làm chậm sự suy giảm chức năng giảm chức năng võng mạc ở những người bị viêm võng mạc sắc tố - là một bệnh thoái hóa mắt có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh các lợi ích thường thấy, vitamin A cũng hỗ trợ hình thành và duy trì làn da, răng và xương khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bí đỏ sẽ gây tác dụng phụ nặng nề lên cơ thể con người.
Gây vàng bàn tay, bàn chân
Mặc dù là thực phẩm tốt, nhiều dinh dưỡng, thế nhưng nếu ăn quá nhiều, liên tiếp sẽ có kết quả ngược lại. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần.
Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hoá, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Ăn bí đỏ đã già và để lâu dễ lên men
Bí đỏ quá già dễ lên men, biến chất gây nguy hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Không nên ăn quá 2 bữa bí đỏ mỗi tuần. Ảnh minh họa
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Mắt mờ, mệt mỏi đi khám phát hiện căn bệnh cả triệu người mắc Tại Việt Nam, có khoảng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường. Tỉ lệ mắc căn bệnh này là 6%, trong đó tỉ lệ người bệnh không được chẩn đoán là 53%. Cấp cứu vì tự mua thuốc điều trị Bệnh nhân T.T.N., 62 tuổi, ngụ tại tỉnh Bến Tre, bị đái tháo đường nhiều năm nay. Thời gian đầu sau khi phát...