Dự phòng cho lúc về hưu
Khi nghỉ hưu, nhiều người thường rơi vào sợ hãi. Theo cuộc khảo sát của Merrill Edge, một trong những nỗi sợ lớn nhất là chúng ta sẽ sống lâu tới mức không còn tiền để tiêu.
Philip Rousseaux, chủ tịch, nhà sáng lập Everest Wealth Management có trụ sở tại Baltimore (Mỹ) nhận định rằng, nền kinh tế có thể được phục hồi, nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng của những lần đại suy thoái có thể tạo ra những tác động lâu dài: Thu nhập từ các khoản đầu tư thấp hơn dự kiến, khoản tiết kiệm cạn kiệt, không công ăn việc làm và mất thu nhập. Những người ở độ tuổi 40 và trẻ hơn có thời gian khá nhiều để định hướng sẵn kế hoạch nghỉ hưu của họ, và thế hệ Baby boomers (là những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1946 – 1964, đang bước vào độ tuổi nghỉ hưu và phần lớn muốn tăng cường tiết kiệm thay vì đẩy mạnh chi tiêu) thì cần thu xếp trong tình trạng cấp bách hơn”.
4 lời khuyên từ cố vấn tài chính Philip Rousseaux dưới đây, là những gợi ý giúp cho chúng ta có một cuộc sống khi nghỉ hưu tốt như mong muốn.
1. Đặt mục tiêu và bắt đầu lập kế hoạch
Rousseaux so sánh vui: “Thời gian mọi người dành để lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ lại nhiều hơn kế hoạch cho một quỹ hưu trí 25 năm”.
Video đang HOT
Hình dung ra bạn sẽ cần những gì cho việc nghỉ hưu. Tổng kết lại tình hình hiện có của bản thân và nhìn ra nơi mình muốn đến, kế hoạch của mình như thế nào, mình sẽ cần làm những gì để đạt được. Bạn nên tính trước mọi thứ ngay từ bây giờ. Hãy có tầm nhìn mang tính chiến lược và dài hạn.
2. Bạn muốn những gì
Chỉ có một tỉ lệ nhỏ mọi người biết rõ chúng ta thực sự muốn (hoặc nên) sống như nào khi nghỉ hưu. Joe Sicchitano, phó chủ tịch SunTrust, người đã tư vấn cho hàng ngàn khách hàng, nói rằng bạn nên biết mình muốn làm những gì khi về hưu. “Bạn sẽ làm gì, bạn sống ở đâu? Bạn sẽ đi du lịch những nơi nào? Bạn có muốn một ngôi nhà thứ hai? Những điều này rất quan trọng, trong khi bạn phải có kỷ luật bản thân ở mức cần thiết, khiến bản thân hành động để đạt được những mục tiêu đó”
Bạn có thực sự muốn chơi golf tất cả các ngày trong 30 năm tới? “Bạn nên suy nghĩ về lối sống của bạn”, tác giả và nhà huấn luyện tài chính cá nhân Lynette Khalfani-Cox đưa ra lời khuyên. “Nhiều người gặp rắc rối sau khi nghỉ hưu vì họ chọn một sở thích đắt tiền. Có người muốn thời tiết tốt ở miền Nam và thường xuyên đi lại trong khi gia đình vẫn sống tại miền Bắc, vì thế gia đình họ tiêu tốn quá nhiều cho việc du lịch. Và bạn muốn sở hữu một ngôi nhà, hay việc thuê sẽ tốt hơn?”
3. Quản lý tiền mặt và tài sản
Trả hết các khoản nợ “xấu” nếu có. Ba khoản nợ phổ biến thường thấy là: nợ do vay mượn để giải quyết những tình huống cấp thiết (do bị tai nạn, bệnh hiểm nghèo), nợ do vay mượn làm ăn thua lỗ), nợ do vay mua nhà, mua ô tô, mua sắm đồ dùng (mua thẳng hoặc trả góp). Bạn hãy trả hết các khoản nợ này đồng thời tránh tối đa sự cám dỗ từ những chiếc thẻ tín dụng (dùng tiền trước, trả tiền vào thẻ sau).
Bạn có muốn có những loại tài sản mà có thể tạo ra thu nhập thường xuyên dù chỉ phải làm việc rất ít, hoặc các nguồn tạo thu nhập thụ động trong khi bạn hầu như không cần làm việc. Những nguồn thu nhập thụ động tốt chính là nguồn tài chính tuyệt vời cho kế hoạch nghỉ hưu của bạn.
Các tài sản tạo ra những nguồn thu nhập thường xuyên có thể là: cửa hàng thuê người bán; doanh nghiệp thuê nhân sự; bất động sản cho thuê; cổ phiếu, trái phiếu; ý tưởng hàng hóa hay bản quyền sách, âm nhạc, phần mềm, …
Cố vấn tài chính là những người đã tốn nhiều thời gian và chi phí đào tạo để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Nếu có khả năng, bạn nên thuê họ để cùng trở nên sung túc. Nhiều người không biết nhiều về cổ phiếu blue chip và thị trường chứng khoán, nhưng vẫn trở nên giàu có nhờ vào việc gửi tiền của họ cho những quỹ đầu tư uy tín.
4. Dự phòng cho những bất ngờ
Bạn nên chuẩn bị trước cho những thách thức bất ngờ bằng việc lập cho mình quỹ dự phòng rủi ro ngay từ bây giờ. Lương hưu, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các phúc lợi xã hội … về cơ bản cũng có những đặc điểm của một quỹ dự phòng. Dù bạn không bao giờ gặp rủi ro thì những quỹ này vẫn luôn làm cho tình huống trở nên tốt hơn.
Bên cạnh đó, khi đã về hưu, bạn không thể lo mãi cho những đứa con đã trưởng thành và cũng như bạn có thể cân nhắc việc tự lo được cho bản thân mọi điều cần thiết trong một cuộc sống nghỉ hưu như mong ước.
Theo TTVN
Tạm đình chỉ công tác cán bộ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ
Liên quan đến vụ việc tiêm vaccine hết hạn cho trẻ xảy ra tại Trung tâm Y tế dự phòng TP.Tuy Hòa, Sở Y tế Phú Yên đã chỉ đạo tạm đình chỉ cán bộ vi phạm; đồng thời kiểm tra toàn bộ các lô hàng vaccine hiện có tại các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
Trưa ngày 21.5, bác sĩ Phan Vũ Nhân - Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, cho biết: đơn vị đã chỉ đạo cho thanh tra sở và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn tiến hành kiểm tra việc đấu thầu, hợp đồng mua bán, xuất nhập vaccine tại Trung tâm Y tế dự phòng TP.Tuy Hòa có làm đúng theo quy định pháp luật hay không. Đơn vị liên hệ với Công ty CP Y tế Đức Minh (Hà Nội) - đơn vị cung cấp vaccine, để cùng rà soát, phối kiểm quy trình nhập thuốc. Sở xem xét lại toàn bộ quy trình làm việc, lãnh đạo và các bộ phận liên quan tại trung tâm này; yêu cầu kiểm điểm và tạm đình chỉ công việc của bà Nguyễn Thị Khánh - Phó Khoa kiểm soát dịch bệnh, người trực tiếp tiêm vaccine hết hạn cho trẻ. Hiện Sở Y tế cũng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn bộ các lô hàng vaccine hiện có tại 9 Trung tâm y tế các huyện, thị xã và thành phố.
Hộp và lọ vaccine hết hạn sử dụng
Trở lại vụ việc tiêm vaccine hết hạn xảy ra vào sáng 20.5, bác sĩ Phan Vũ Nhân - Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, cũng cho hay, lọ vaccin tiêm cho em Thạnh nằm trong hộp 5 lọ, trên vỏ hộp ghi hạn sử dụng là tháng 4.2013. Trung tâm đã sử dụng hết 3 lọ. Số còn lại đang được niêm phong để chờ xử lý. Hộp thuốc hết hạn sử dụng nói trên ở trong lô vaccin gồm 10 hộp, được trung tâm mua ngày 15.4.2013, từ Công ty CP Y tế Đức Minh ( Hà Nội). Trên hóa đơn xuất hàng ghi hạn sử dụng là 30.6.2013 và cả 9 hộp đã tiêm đều ghi hạn sử dụng là tháng 6.2013), nhưng hộp thứ 10 này lại ghi là tháng 4.2013. Cán bộ đã làm sai trách nhiệm khi không kiểm tra hạn sử dụng của vaccine trước khi tiêm phòng cho trẻ.
Sở đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng khắc phục hậu quả, trả lại tiền mua vaccine cho gia đình học sinh Phan Tấn Thạnh bị tiêm vaccin quá hạn; đồng thời công khai xin lỗi gia đình, liên tục thăm hỏi, theo dõi cháu Thạnh có biểu hiện gì khác thường sau khi tiêm vaccine hết hạn để có biện pháp chữa trị.
Theo vietbao
Buộc thôi việc cán bộ tiêm chủng ăn bớt vaccine Chiều 14-5, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hội đồng kỷ luật Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội đã thống nhất hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Bùi Thị Phương Hoa - cán bộ tiêm thiếu vaccine cho trẻ. Quyết định cụ thể và chính thức sẽ được lãnh...