Dự phòng ‘ăn mòn’ lợi nhuận, Ngân hàng Quốc Dân báo lãi quý 3 vỏn vẹn 2,8 tỷ
Điều đáng buồn là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NCB “ngốn” hết cả lợi nhuận khi vọt lên 172 tỷ đồng, tức gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Vì thế, lợi nhuận sau thuế quý 3 của NCB chỉ vỏn vẹn 2,8 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng khác 45% lên mức 351 tỷ đồng.
Mua bán chứng khoán đầu tư cũng có lãi gần 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 9 tỷ đồng. Tương tự với hoạt động khác cũng lật ngược thế cờ từ lỗ gần 11 tỷ của cùng kỳ sang có lãi hơn 5 tỷ đồng trong kỳ này.
Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại lao dốc gần 41% về còn hơn 9 tỷ đồng.
Có thể thấy, bức tranh tăng trưởng của NCB nhiều hơn nên lợi nhuận trước dự phòng tăng 231% lên tới 177 tỷ đồng dù chi phí của nhà băng này trong quý 3 chiếm hơn 201 tỷ đồng.
Điều đáng buồn là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NCB “ngốn” hết cả lợi nhuận khi vọt lên 172 tỷ đồng, tức gấp hơn 3 lần cùng kỳ 2019.
Vì thế, lợi nhuận sau cùng của NCB chỉ vỏn vẹn 2,8 tỷ đồng, vẫn tăng nhẹ hơn 9% so cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, hầu hết các chỉ tiêu lãi thuần đều khả quan, riêng hoạt động khác đi ngược xu hướng khi báo lỗ gần 4 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần của NCB đạt tới 367 tỷ đồng, tăng vọt 188% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là một gánh nặng của NCB khi chiếm 338 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Vì thế lợi nhuận sau thuế 9 tháng của NCB chỉ hơn 21 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản có của NCB suy giảm hơn 6.000 tỷ đồng xuống mốc 76.335 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 40.054 tỷ đồng, tăng 5,6% so đầu kỳ. Chứng khoán đầu tư vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao tới 14.025 tỷ đồng. Các khoản phải thu tăng vọt gần gấp đôi lên 10.334 tỷ; khoản lãi và phí phải thu giảm nhẹ xuốg 3.082 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, tiền gửi của khách hàng tăng khá 9,3% lên con số 64.604 tỷ đồng. Ngoài ra, NCB còn ghi nhận hơn 2.031 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn do bảo lãnh khác.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của NCB giảm nhẹ hơn 1% xuống mức 720 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,93% của đầu kỳ xuống mức 1,8%.
Vàng tăng, lãi suất giảm, tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào đâu?
Giá vàng đang tăng, trong khi đó lãi suất ngân hàng tháng 6/2020 lại tiếp tục giảm. Những người đang nắm giữ vài chục đến vài trăm triệu đồng khó có thể quyết định nên gửi ngân hàng hay mua vàng để kỳ vọng lợi nhuận tốt trong thời gian tới.
Tiền nhà rỗi nên mua vàng hay gửi ngân hàng?
Giá vàng vẫn trên đà tăng
Ngày 24/6/2020, giá vàng thế giới lên mức 1.770 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 10/2012. Trên sàn Kitco, vàng giao ngay hiện có giá 1.768,5 USD/ounce, tăng 14 USD so với cuối phiên hôm trước. So với cuối tuần trước, giá vàng hiện tại cũng cao hơn gần 25 USD/ounce. Lần gần nhất vàng thế giới giao dịch trên vùng giá này đã diễn ra từ tháng 10/2012, với mức giá 1.800 USD/ounce.
Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR đã mua thêm 6,73 tấn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ lên đến 1.166,04 tấn, đánh dấu phiên thứ 2 liên tiếp quỹ đầu tư này mua vào kim loại quý.
Ảnh minh họa
Theo giới chuyên gia, giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 có nguyên nhân từ sự suy yếu của đồng USD, cùng tác động của các gói kích thích tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước.
Nhu cầu tích trữ tài sản trú ẩn trên thế giới vẫn cao khi số ca nhiễm Covid-19 mới trên thế giới vẫn tăng nhanh. Theo RJO Futures, giá vàng đã phá vỡ ngưỡng cản 1.750 USD/ounce do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Và một khi đại dịch bùng lên, chính phủ các nước đóng cửa các hoạt động kinh tế trở lại thì vàng sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Theo trang Worldometers, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã vượt mốc 9 triệu người với gần 470 nghìn ca tử vong. Nhiều bang tại Mỹ vẫn chứng kiến số người nhiễm tăng mạnh, trong khi đó nhiều nước Nam Mỹ, trong đó có Brazil, đã trở thành tâm dịch mới với tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tính theo ngày đã liên tục lập kỷ lục cao mới trong những ngày qua.
Tại thị trường trong nước, giá vàng ngày 24/6 có lúc vượt mốc 49 triệu đồng/lượng. So với 1 ngày trước đó, giá vàng đã tăng khoảng 150.000 đồng/lượng. Tính từ đầu năm tới nay, vàng đã tăng giá thêm khoảng 15%.
Nhưng đà tăng được cho là chưa hết. Goldman Sachs dự báo vàng sẽ lên mức kỷ lục 2.000 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới, trong khi JPMorgan Chase & Co. khuyến nghị các nhà đầu tư mua vàng. Standard Chartered Bank cũng nhận định vàng sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và vàng vẫn có cơ hội tăng lên các mức cao mới.
Như vậy, việc giá vàng có khả năng vượt đỉnh 1.800 USD.ounce của tháng 10/2012 để lên đến nấc 2.000 USD/ounce hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình hình dịch bệnh, kinh tế xã hội toàn cầu, sự mạnh yếu của các đồng tiền tệ các nước....
Lãi suất ngân hàng tuy giảm, nhưng an toàn
Lãi suất huy động các kỳ hạn của các ngân hàng đều đã hạ. Trong đó, SHB là ngân hàng đang có lãi suất tiền gửi cao nhất trong hệ thống, mức lãi suất 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng đi kèm với điều kiện là số tiền gửi phải từ 500 tỷ đồng trở lên. Mức lãi suất cao này được duy trì từ ngày 13/5 cho đến nay. Cùng điều kiện số tiền gửi trên 500 tỷ đồng nhưng lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng tại SHB lại thấp hơn, lần lượt là 8,9% và 7,8% mỗi năm. Mức lãi suất này cao hơn 1,2-2,3% so với lãi suất cùng kỳ hạn với số tiền gửi dưới 500 tỷ đồng.
Ngân hàng có lãi suất cao tiếp theo là Bản Việt (VietCapital Bank) với 8,5%/năm áp dụng ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Với cùng điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng và ở kỳ hạn 13 tháng, ABBank công bố mức lãi suất 8,3%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Eximbank vẫn áp dụng mức lãi suất hấp dẫn 8,4% ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi trên 100 tỷ đồng, dành cho khách hàng mở mới tài khoản, lãi cuối kỳ. Với kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng này đưa mức lãi suất 8,4% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, 8,2% với số tiền gửi 300-500 tỷ đồng và 8% với 200-300 tỷ đồng, với số tiền dưới 200 tỷ đồng là 7,5%/năm, lãi cuối kỳ. Còn ở kỳ hạn 12 tháng, nhà băng này áp dụng mức lãi suất là 7,2% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, với số tiền dưới 500 tỷ đồng sẽ nhận mức lãi suất 7,0%, lãi cuối kỳ.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cũng đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao nhất 8,1% với kỳ hạn 18-36 tháng và không có điều kiện số tiền gửi đi kèm.
Lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết quanh mức 0,1-8,4% mỗi năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng. Còn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy thấp hơn, từ 0,1%-8,1%, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng.
So với thời điểm cuối tháng 5, lãi suất tiền gửi của nhiều ngân hàng ở các kỳ hạn trên 6 tháng đều có xu hướng giảm. Cụ thể, với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất cho khách hàng gửi tại quầy ở mức 0,1-4,25%, còn lãi suất gửi online dao động quanh mức 0,1-4,3%.
Mức lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng hình thức gửi tiền online được niêm yết trong khoảng 4,05-4,55%, trong đó mức lãi suất 4,25% được các ngân hàng áp dụng phổ biến. Còn nếu khách hàng gửi tại quầy, lãi suất huy động cho kỳ hạn này ở mức 4,05-4,25%, mức lãi suất 4,25% cũng được đa số ngân hàng thực hiện.
NCB: Những con số tăng trưởng 'màu đỏ' và rủi ro nợ xấu bị 'ẩn đi' Trong đa phần các ngân hàng vẫn duy trì được sự cân bằng và ghi nhận tăng trưởng tốt trong quý 2 thì một số ngân hàng bộc lộ điểm yếu, trong đó có NCB. Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - Mã: NVB) mới đây đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, thuyết minh BCTC của...