Dư nợ tín dụng bất động sản đạt 526.396 tỷ đồng
Về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/3/2020 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 526.396 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2020, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 526.396 tỷ đồng.
Con số này giảm 0,87% so với cuối tháng 2/2020 và tăng 0,87% so với 31/12/2019. Như vậy, từ cuối năm 2019 và trong 6 tháng đầu năm 2020, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm.
Theo số liệu thống kê, bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3% (trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản giảm dần trong 5 năm trở lại đây, từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019 và giảm còn 6,3% trong quý 1/2020.
Cơ cấu dư nợ bất động sản cũng có thay đổi theo từng giai đoạn. Theo đó, cho vay đầu tư các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà chiếm tỷ lệ 38,9%; các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê chiếm tỷ lệ 7,2%.
Bên cạnh đó, các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm tỷ lệ 3,9%; các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ 4%; các dự án nhà hàng, khách sạn chiếm tỷ lệ 9,7%; cho vay mua quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ 9,1% và cho bất động sản khác chiếm 27,3%.
Có 8,9 nghìn doanh nghiệp giải thể trong 7 tháng qua
Trong 7 tháng năm 2020, có 8,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,5%, trong đó có 7,9 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 5,1%; 138 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 4,5%.
Tính riêng trong tháng 7, cả nước có 3.372 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 4,8% và tăng 34,8%; có 3.068 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,2% và tăng 24,2%;
Có 1.504 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 9,9% và tăng 4,9%; có 4.591 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 10,8% và tăng 31,1%.
Trong 7 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 32,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; 21,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 12,2%; 8,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,5%, trong đó có 7,9 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 5,1%; 138 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 4,5%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có gần 3,3 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.012 doanh nghiệp; xây dựng có 779 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 570 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 538 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 513 doanh nghiệp;
Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 497 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 367 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 338 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 318 doanh nghiệp.
Trong 7 tháng, trên cả nước còn có 26,7 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tp.HCM: Kiến nghị thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả công trình không thuộc thẩm quyền kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý của Thanh tra Sở Xây dựng và Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Mới đây, UBND Tp.HCM đã...