Dự luật PPP sẽ có cơ chế bảo lãnh thu hút nhà đầu tư
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Đức Trung, Dự luật Đầu tư theo đối tác công tư ( Luật PPP) sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro… Đây là các cơ chế đột phá, cần thiết để thu hút nhà đầu tư (NĐT) tham gia dự án theo hình thức PPP…
Dự án Dầu Giây – Phan Thiết
Nóng Dự án Dầu Giây – Phan Thiết …
Tại phiên họp thẩm tra dự án Luật PPP của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 29/8, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, ông Đặng Huy Đông đã thẳng thắn cho rằng dự án thí điểm theo hình thức PPP Dầu Giây – Phan Thiết đã không thành công, khiến chính sách loay hoay suốt 10 năm qua.
Theo ông Đông, trong Dự án này, Chính phủ vay vốn của nhà tài trợ, bảo lãnh để đưa cho một DN tư nhân là Bitexco đầu tư dự án. Và hậu quả của bước đi đầu tiên sai lệch đó là người ta đổ xô làm PPP bằng các nhận thức khác nhau kiểu “thầy bói xem voi”, để rồi ra thứ BOT lộn xộn, lổn nhổn như hiện nay.
Vấn đề này lại được làm nóng tại buổi họp báo của Chính phủ chiều 4/9. Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung cho biết dự án Dầu Giây – Phan Thiết thực hiện thí điểm theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư khoảng 750 triệu USD, có hai đơn vị tham gia, trong đó có Bitexco.
Trong 750 triệu USD thì Nhà nước hỗ trợ 250 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng Thế giới, Bitexco bố trí khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên dự án này đã không thành công, tháng 3/2018 đã chấm dứt thí điểm dự án.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, sau khi dừng thí điểm, Dự án Dầu Giây – Phan Thiết đã được đưa vào dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, Nhà nước tham gia khoảng 2.500 tỷ đồng…
Video đang HOT
Bài học khi xây dựng dự luật PPP
Thông tin về dự án Luật PPP, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết, Dự luật này được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định là các nghị định đang có (trước đây là Nghị định 108/2009/ND-CP, sau đó là Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Nghị định 63/2018/NĐ-CP). Đây là khung khổ pháp lý thực hiện dự án PPP suốt thời gian qua. Thứ trưởng cũng cho biết, đến nay đã đã thực hiện được 336 dự án PPP, trong đó có 140 dự án BOT.
“Mặc dù còn những vấn đề tồn tại nhưng các dự án PPP trong thời gian qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên để hoàn thiện khung pháp lý, Chính phủ nhận thấy hiện khung pháp lý chỉ dừng ở các nghị định nên chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động PPP…”- Đại diện Bộ KH&ĐT lý giải sự cần thiết xây dựng Luật PPP.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cũng cho rằng các dự án PPP hiện nay chưa có sức hấp dẫn để thu hút các NĐT nước ngoài nên trong dự luật PPP có đưa ra các cơ chế bảo lãnh như bảo lãnh việc chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh cơ chế chia sẻ rủi ro….
“Đây là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút được các NĐT thực hiện các dự án PPP vì bản chất của dự án PPP là dự án có tính đầu tư công nhưng do chúng ta chưa có nguồn lực nên kêu gọi các NĐT tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án Chính phủ đều tham gia để đảm bảo khả năng thực hiện dự án hiệu quả…”, Thứ trưởng khẳng định.
Được biết, theo Dự luật trình Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra ngày 29/8 vừa qua, dự án Luật này đã được bổ sung các nội dung về hình thức huy động vốn thứ cấp cho các dự án PPP. Cụ thể, DN dự án được phát hành trái phiếu để huy động vốn thực hiện dự án PPP sau khi hoàn thành xây dựng công trình (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).
Nhằm hạn chế rủi ro cho NĐT dự án PPP, dự thảo Luật đã đưa vào quy định: Chính phủ quyết định việc cấp bảo đảm cân đối ngoại tệ cho từng dự án. Hạn mức bảo đảm cân đối ngoại tệ là 30% doanh thu của dự án bằng VNĐ.
Đối với các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp nhưng chưa đảm bảo được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án, Chính phủ cam kết chia sẻ với NĐT, DN dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng…
Linh Linh
Theo Phapluatvietnam
Bitexco bị cho "ra rìa" tại ĐHCĐ Hương Giang Tourist
Dù Bitexco kịch liệt phản đối song 9/10 tờ trình vẫn được ĐHĐCD Hương Giang Tourist thông qua. Bitexco khẳng định không công nhận giá trị pháp lý của bất cứ nghị quyết, quyết định nào của HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông Hương Giang Tourist.
Mới đây, chiều 31/5 tại TP.Huế đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 của CTCP Du lịch Hương Giang (Hương Giang Tourist).
Dù kịch liệt phản đối, song cổ đông tổ chức là tập đoàn Bitexco vẫn cử đại diện tham dự Đại hội. Biên bản họp vừa được công bố phần nào hé lộ những diễn biến căng thẳng trong Đại hội vào chiều thứ 6 tuần trước.
Biên bản ghi nhận trong số 204 cổ đông được triệu tập, có 65 cổ đông nắm 19,356 triệu cổ phần, tương đương 96,78% vốn của Hương Giang tham dự Đại hội.
Duy nhất cổ đông Bitexco với 9,11% quyền biểu quyết không thông qua chương trình Đại hội. Theo Điều lệ (tối thiểu 51%), ĐHĐCĐ Hương Giang Tourist vẫn được tiến hành.
ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Hương Giang Tourist.
Tại Đại hội, đại diện Bitexco đã không bỏ phiếu biểu quyết ở cả 10 nội dung, khiến 9/10 nội dung dễ dàng được thông qua với tỷ lệ áp đảo (trên 90%), trong đó có việc chấp thuận miễn nhiệm ông Vũ Quang Hội và ông Nguyễn Viết Tạo, đồng thời bầu mới hai Thành viên HĐQT khác.
Trước đó, HĐQT Hương Giang Tourist ngày 21/5 đã họp và miễn nhiệm vị trí Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Viết Tạo và ông Vũ Quang Hội.
Quyết định này ngay lập tức bị Bitexco phản đối gay gắt. Tại Đại hội, bản thân ông Tạo phản đối việc miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của ông và đã có văn bản gửi Chủ tịch HĐQT Hương Giang Tourist. Ngoài ông Tạo, một số cổ đông khác như Nguyễn Quốc Thành, Hồ Đặng Xuân Lân và Nguyễn Thị Vượng cũng có ý kiến về vấn đề trên.
Tuy nhiên, Biên bản họp không có nội dung này do không liên quan đến nội dung, chương trình họp đã được thông qua.
Liên quan đến việc thay đổi bất hợp pháp cổ phần của cổ đông Bitexco tại Hương Giang, Pháp luật Việt Namđưa tin, ông Nguyễn Văn Long - đại diện cổ đông Bitexco phát biểu tại Đại hội cho biết do Hương Giang chưa niêm yết cổ phiếu nên việc chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện bằng hợp đồng.
Tuy nhiên, việc thay đổi cổ phần của Bitexco tại Hương Giang từ 8.348.100 cổ phần, tương đương với 41,74% vốn điều lệ còn 1.822.877 cổ phần, tương đương với 9,11% vốn điều lệ, chỉ dựa trên yêu cầu đơn phương của cổ đông Crystal Treasure, mà không có hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ký bởi Bitexco và bên nhận chuyển nhượng, và/hoặc quyết định xử lý cổ phần của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là không đúng quy định về chuyển nhượng cổ phần của pháp luật.
Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Johnny Fu khẳng định vấn đề thay đổi người đại diện theo pháp luật đã được Sở KH&ĐT chấp thuận phù hợp với quy định pháp luật. Về tranh chấp quyền sở hữu đối với cổ phần của Hương Giang giữa Bitexco và Crystal Treasure là vấn đề riêng giữa hai công ty và sẽ được xử lý vào thời điểm khác. Trong khi đó, việc miễn nhiệm Thành viên HĐQT là đại diện của Bitexco do các thành viên này không tuân thủ điều lệ, không tham gia họp trong thời gian 6 tháng liên tiếp.
Ông Vũ Quang Hội (SN 1963, Thái Bình) là Chủ tịch tập đoàn Bitexco. Là người đứng đầu một Tập đoàn lớn nhưng rất ít người biết mặt ông Vũ Quang Hội. Bởi ông Hội ít xuất hiện trên thương trường, cũng không mấy khi xuất hiện trong các sự kiện của Tập đoàn.
Trong giới doanh nhân, ông Hội được nhận xét là người "nói ít, làm nhiều" với những ý tưởng táo bạo và luôn luôn khác biệt.
Từ năm 1998 tới nay, ông là chủ tịch hội đồng thành viên Bitexco Group. Ngoài ra, từ năm 2010 tới nay, ông còn là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà.
Lê Lan (tổng hợp)
Theo nguoiduatin.vn
Bitexco bị Crystal Treasure "siết nợ" bằng cổ phần Công ty Du lịch Hương Giang? Ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông của Công ty Du lịch Hương Giang chính thức diễn ra, ngày 25/5, phía Bitexco đã phải buộc phải phát ra thông báo về những lùm xùm tại Hương Giang. Trước đó, theo thông tin trên Nhadautu.vn, báo cáo của Ban Kiểm soát CTCP Du lịch Hương Giang (Hương Giang Tourist) tiết lộ thông tin...