Dư luận Trung Quốc bất bình về bê bối thực phẩm mới liên quan đến dầu ăn
Một vụ bê bối thực phẩm mới liên quan đến dầu ăn đã gây xôn xao Trung Quốc, khoảng một thập niên sau nỗ lực của nước này xử lý các nhà hàng tái sử dụng dầu ăn và mỡ thải.
Công nhân làm việc tại dây chuyền sản xuất dầu ăn ở huyện Boxing, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: THX
Dư luận Trung Quốc đã phẫn nộ sau khi hãng tin Beijing News công bố kết quả cuộc điều tra chấn động ngày 2/7. Beijing News phát hiện nhiều trường hợp xe bồn vận chuyển dầu ăn ngay sau khi vận chuyển hóa chất.
Nhà báo điều tra Han Futao, phát hiện ra rằng các bồn chứa không hề được làm sạch giữa các lần vận chuyển.
Một số người lái xe nói với Beijing News rằng các công ty vận tải với hàng nghìn xe tải thường hành động như vậy để tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Một số người lái xe tải cho biết có trường hợp họ vận chuyển nước thải công nghiệp trước khi vận chuyển dầu ăn.
Những hóa chất này không được phân loại là dễ cháy hoặc nguy hiểm, nếu không luật pháp Trung Quốc sẽ quy định chúng phải được vận chuyển trong các xe bồn đặc biệt.
Điều tra của Beijing News đã kéo theo làn sóng phẫn nộ trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc. Dư luận công kích các quy định hiện nay chỉ khuyến nghị công ty dầu ăn nên sử dụng xe bồn chuyên chở được thay vì yêu cầu bắt buộc.
Sinograin, cơ quan nhà nước giám sát kho dự trữ ngũ cốc và dầu ăn của Trung Quốc ngày 6/7 thông báo họ đã mở một cuộc điều tra về “việc sử dụng kết hợp xe bồn”.
An toàn thực phẩm ở Trung Quốc đã trở thành chủ đề nhạy cảm trong nhiều năm sau các vụ bê bối liên quan đến dầu ăn đã qua sử dụng và hóa chất chết người trong sữa bột trẻ em.
Những tranh cãi lặp đi lặp lại góp phần khiến người tiêu dùng mất lòng tin với thực phẩm được bán thương mại trong siêu thị và cửa hàng tạp hóa, làm động lực để chính quyền trung ương phát động chiến dịch nhằm thúc đẩy an toàn thực phẩm trong nước.
Tiền tham nhũng, chết vẫn chưa thể xóa!
Ngày 09/01/2024, Văn phòng công tố Đài Bắc (Đài Loan - ĐL, Trung Quốc - TQ) cho biết gia đình của trùm buôn vũ khí (VK) bỏ trốn Vương Truyền Phố không bị truy tố về những khoản "lại quả" trong quá trình mua bán máy bay chiến đấu phản lực Mirage năm 1992.
Tuy nhiên, việc phong tỏa tài sản của vợ đối tượng cũng như "đóng băng" tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của bà này và 4 người con vẫn được áp dụng theo các quy định liên quan để thu hồi về cho ĐL (TQ) gần 1 tỷ USD.
Với quyết định trên, các trách nhiệm hình sự mà những thành viên gia đình này phải gánh chịu xuất phát từ 1 vụ án gây rúng động ĐL (TQ) và cả ở những nước có liên quan năm 1993 được khép lại do thời hiệu tố tụng đã hết từ ngày 03/9/2023.
Vợ chồng Vương Truyền Phố - Diệp Tú Trinh cùng các thành viên trong gia đình nằm trong diện được "đặc biệt quan tâm" khi xảy ra vụ bê bối liên quan đến việc mua sắm VK của Hải quân ĐL (TQ) giai đoạn 1989-1991. Scandal xuất phát từ lá thư tố cáo của Quách Tỷ gửi năm 1993 và Đại tá Doãn Thanh Phong - Giám đốc điều hành Văn phòng quản lý mua sắm VK của Hải quân ĐL (TQ) - được giao xử lý vụ này, nhưng ông đã bị đâm chết ngày 10/12/1993, thi thể được ngư dân tìm thấy trên biển, cách bờ 500m. Cái chết của Đại tá Doãn cho đến nay vẫn là một bí ẩn; thậm chí ở ĐL (TQ), người ta còn dùng tên của ông như cụm từ để chỉ những vụ án mạng không thể khám phá.
Vương Truyền Phố bị nghi dính líu tới cái chết của Đại tá Doãn Thanh Phong vì đối tượng này bỏ trốn khỏi ĐL (TQ) ngay trước khi Đại tá Doãn bị sát hại. Quan trọng hơn, các công ty của vợ chồng Vương thành lập ở ĐL (TQ), tại các quần đảo Vigin và Caymman lại đứng ra môi giới mua máy bay và tàu chiến của nước ngoài trong chương trình mua sắm đang bị tố cáo. Vụ án Doãn Thanh Phong vì thế trở thành "vụ án hình sự thế kỷ của ĐL (TQ)" diễn ra song hành đồng thời liên quan đến bê bối mua sắm lớn nhất trong lịch sử quân đội ĐL (TQ).
Lệnh truy nã Vương Truyền Phố
Năm 2000, Vương Truyền Phố bị cáo buộc là 1 trong những kẻ sát nhân, nhưng đối tượng này luôn miệng bác bỏ cho tới khi chết vì bệnh tại Anh vào năm 2015, thọ 86 tuổi. Trong bản cáo trạng (nhưng không được dùng để truy tố vì bị cáo đã chết), các công tố viên nhận định từ ngày 29/12/1992 đến 03/9/1998, một số tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm soát của Vương Truyền Phố liên tiếp nhận được số tiền "lại quả" lên đến 2,163 tỷ franc. Cơ quan công tố xác định vợ cùng các con của họ Vương đều tham gia vào việc nhận và xóa dấu vết những khoản tiền "lại quả" trên và hành vi này đã phạm vào tội giúp nhận tiền tham nhũng, với khung hình phạt từ 15 năm tới chung thân.
Sau những thay đổi của luật pháp về việc thu hồi tài sản liên quan đến tham những, ĐL (TQ) đã tiến hành các thủ tục tư pháp trong nước và đàm phán về định chế tài chính quốc tế để thực hiện. Ngày 21/7/2017, Tòa án Đài Bắc (ĐL-TQ) phê chuẩn việc tịch thu hơn 914 triệu USD (bao gồm trên 487,19 triệu USD tiền gốc và hơn 412,95 triệu USD tiền lãi) của gia đình Vương Truyền Phố. Sau đó, vào các năm tiếp theo, phán quyết này lần lượt được Tòa án tối cao và Tòa án Hiến pháp ĐL (TQ) phê chuẩn. Tháng 02/2023, Liechtenstein đã chuyển khoản thanh toán đầu tiên trị giá 11,03 triệu USD; tháng 7 cùng năm, Thụy Sĩ cũng "hồi hương" khoản tiền bất hợp pháp bị phong tỏa thứ 2 trị giá hơn 138,04 triệu USD.
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với Singapore và Philippines Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/11 đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 đang diễn ra ở Thái Lan. Chủ...