Dư luận chờ đợi những biện pháp kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Như tin đã đưa, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 15-11-2013, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) đã có Văn bản số 1613/CV-C64-P2, yêu cầu lãnh đạo ĐH Hùng Vương cử cán bộ có thẩm quyền và người có liên quan mang con dấu của nhà trường đến giao nộp tại trụ sở Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội ở TP.HCM vào lúc 9h sáng ngày 22-11-2013. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nêu rõ: “Nếu sau thời hạn trên, những cán bộ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng con dấu không mang con dấu đến nộp, cơ quan Công an sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật”.
Văn phòng ĐH HV xây dựng xong vẫn không sử dụng được
Cố tình vi phạm pháp luật
Đúng 9h sáng ngày 22-11 các chiến sĩ công an cùng các thành viên HĐQT trường ĐH Hùng Vương có mặt tại trụ sở cơ quan công an để chứng kiến việc thu hồi con dấu. Tuy nhiên, một lần nữa những người hiện đang chiếm giữ bất hợp pháp con dấu của ĐH Hùng Vương đã không có mặt theo giấy mời của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội. Như vậy, họ đã ngang nhiên coi thường các quy định của pháp luật, bấp chấp cả sự chỉ đạo của Chính phủ. Việc chiếm giữ và cố tình không bàn giao con dấu của ĐH Hùng Vương đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật theo điều 268 của Bộ luật Hình sự. Đây không phải là lần đầu tiên những người ngang nhiên chiếm đoạt con dấu của một trường đại học lớn đã thể hiện sự, bất chấp pháp luật của mình.
Trước đó, ngày 14-6-2013, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã ký QĐ 3163/QĐ-UBND với nội dung không công nhận chức danh hiệu trưởng đối với ông Lê Văn Lý đồng thời yêu cầu trong 7 ngày, ông này phải bàn giao nhiệm vụ, con dấu, hồ sơ giấy tờ liên quan cho Hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường. Ông Lý đã cam kết với UBND TP HCM về việc bàn giao hồ sơ và con dấu. Đúng hẹn, ngày 22-6 khi toàn bộ HĐQT nhà trường cùng có mặt ngay tại phòng họp để chờ ông Lý xuống bàn giao như chính ông yêu cầu. Nhưng chờ quá giờ hẹn, tất cả mọi người đang sốt ruột thì bảo vệ nhà trường báo tin: Ông Lý đã theo đường cầu thang thoát hiểm, mang theo hai cặp hồ sơ lớn, ra cổng sau. Ngày 12-9-2013, Thiếu tướng – Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Phạm Thanh Đàm ký công văn mời các bên có mặt tại trụ sở của Cục ở phía Nam vào sáng 17-9-2013 để làm rõ việc quản lý, sử dụng con dấu. Tuy nhiên, không những không đến, ông Lý và những người cùng phe còn tiếp tục sử dụng trái phép con dấu, ban hành hàng loạt văn bản trái pháp luật, gây bất ổn cho trường ĐH Hùng Vương. Một lần khác, khi cơ quan công an mời ông Ngô Đình Linh, nguyên Trưởng phòng Hành chính, người đang giữ con dấu đến trụ sở làm việc. Trước yêu cầu hợp pháp của cơ quan công an, ông Linh cam kết bàn giao con dấu và xin phép về trường lấy con dấu. Nhưng sau đó không mang con dấu đến nộp.
Câu hỏi là tại sao họ cố tình giữ con dấu của nhà trường bằng mọi giá, kể cả vi phạm pháp luật?
Mục đích là gì?
Do những mâu thuẫn kéo dài và sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng chưa được xử lý, trường ĐH Hùng Vương đã bị Bộ GD-ĐT ngừng tuyển sinh hai năm học vừa qua. Cơ sở vật chất của trường với khu văn phòng và các giảng đường, các phòng hội thảo khang trang tại trung tâm TP.HCM với vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, được sự giúp đỡ cho thuê đất của TP.HCM nhưng không thể chuyển đến vì con dấu và toàn bộ hồ sơ nhà trường không được bàn giao. Phía ông Lý và những người cùng phe biết rất rõ, nếu cứ kéo dài tình trạng này, ĐH Hùng Vương sẽ không thể tuyển sinh năm học mới, hàng chục tỷ đồng tài sản của các nhà đầu tư, hàng chục tỷ đồng tài sản của nhà trường sẽ tan nát và một trường đại học ngoài công lập có uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học sẽ phá sản. Và phá tan ĐH Hùng Vương chính là mục đích của ông Lý và những người cùng phe.
Mục tiêu của ông Lý và những người cùng phe đã rõ, những văn bản pháp luật để vô hiệu những thế lực này cũng đã có, vấn đề hiện nay là các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nhanh chóng thực hiện nội dung các văn bản pháp lý và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an để nhanh chóng ổn định và phát triển nhà trường. Về phía các nhà đầu tư, một lần nữa họ đưa ra cam kết: Tất cả các nguồn vốn đầu tư sẽ bất vụ lợi, toàn bộ lợi nhuận sẽ dùng để tái đầu tư phát triển, tạo ra những quỹ học bổng để động viên sinh viên học và nghiên cứu khoa học.
Hướng xử lý vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương đã được Chính phủ khẳng định rất rõ: Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thu hồi con dấu của trường; đồng thời xác minh, điều tra làm rõ các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng con dấu và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc kiện toàn bộ máy của Trường ĐH HV theo đúng quy định pháp luật. Quỹ thời gian đã gần cạn, dư luận cũng như hàng nghìn cán bộ, sinh viên nhà trường đang chờ đợi những biện pháp mạnh mẽ hơn của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Video đang HOT
Theo ANTD
Phù phép biến 145 sinh viên "giả" thành sinh viên thật
Chuyện tưởng đùa nhưng lại là thật này đã xảy ra ở trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị khi trường đã phù phép để biến 145 sinh viên trúng tuyển với giấy báo điểm giả và không khớp với trường dự thi.
Sinh viên "giả" chiếm 50%
ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) thành lập năm 2007, đến nay trường có gần 300 sinh viên (SV). Tuy nhiên, trong số SV đang học tại trường có tới hơn 50% là SV "giả" đã được "phù phép" trở thành SV thật của trường.
Theo nguồn tin của PV Dân trí, trong biên bản họp Hội đồng tuyển sinh ngày 24/10/2012 của trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị về báo cáo tình hình thực tế công tác tuyển sinh năm 2011. Cuộc họp do ông Nguyễn Văn Thường, Hiệu trưởng chủ trì với lãnh đạo phòng đào tạo, Tổ thanh tra tuyển sinh năm 2011.
Theo đó, sau khi kiểm tra 254 hồ sơ tuyển sinh năm 2009 (khóa I); năm 2010 (khóa 2) và năm 2011 (khóa 3) đã phát hiện chuyện động trời tưởng thật như đùa. Cụ thể, 5 SV đạt tổng điểm 12,5 điểm (không đủ điểm sàn); 3 SV khối B, C, D không đúng khối xét tuyển (trường tuyển khối A); 5 SV không có phiếu báo điểm và 12 SV không tìm thấy thông tin theo phiếu điểm dự thi.
Đặc biệt, có 1 SV nộp giấy báo điểm của năm 2005 (trong khi đó trường thành lập năm 2007) nhưng vẫn được vào học. Điển hình nhất là có tới 145 SV trúng tuyển với giấy báo điểm giả và không khớp với trường dự thi.
Trong tổng số hồ sơ kiểm tra chỉ có 83 SV là đạt yêu cầu.
Được biết, nhiều SV dùng giấy báo điểm "giả" lấy danh nghĩa đã thi vào các trường ở khối ngành Quân đội, An ninh... trong khi đó thực tế không dự thi.
Ông Nguyễn Văn Thường - Hiệu trưởng nhà trường lúc đó đã đưa ra giải pháp: 5 SV có điểm đầu vào 12,5 điểm sẽ công bố chuyển sang Cao đẳng và ưu tiên liên thông lên Đại học theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Cho thôi học 3 SV sai khối B, C, D và SV có phiếu điểm năm 2005. Với 145 SV có giấy báo điểm giả và không khớp với trường dự thi, yêu cầu 5 SV nộp phiếu báo điểm, yêu cầu 12 SV không tìm thấy thông tin theo phiếu điểm dự thi quay về trường xin xác nhận thông tin. Nếu gian lận sẽ cho thôi học theo quy chế.
Một trong những giấy báo chứng nhận điểm thi giả lấy mác đã dự thi vào Học viện Khoa học Quân sự.
Xin thôi chức vì gây hậu quả nghiêm trọng!
Trong văn bản giải trình với Hội đồng quản trị Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị về những sai phạm đầu vào tuyển sinh trên, bà Lê Thị Việt Hoa, lúc đó là trưởng phòng Đào tạo của trường, đưa lý do: Năm 2011, khi đã hết hạn tuyển nguyện vọng 2 trường mới chỉ tuyển được khoảng hơn 50 SV. Khi đó, thầy Lê Vĩnh Thọ, hiệu phó của trường có nói với tôi là trường giờ cần SV, nếu không có SV thì sẽ bị đóng cửa trường nên có giới thiệu một người tên là Bồng đến và đưa những giấy báo vào trường. Thầy bảo, những giấy này là giấy photo màu và làm ở những trường An ninh, Quân sự nên không đưa điểm lên mạng. Cho SV vào học để trường đông rồi người ta nhìn mới thấy đây là ngôi trường, sau sẽ đông lên...". Bà Hoa cũng đã thừa nhận trách nhiệm việc lờ đi cho số SV vào học là đã làm sai trong quản lý lĩnh vực tuyển sinh. Nhưng lý do ở đây là do thầy Lê Vĩnh Thọ là người của nhà đầu tư chỉ đạo như vậy nên tôi làm theo.
Tại cuộc họp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Văn Thường - Hiệu trưởng nhà trường giai đoạn 2011-2012 khẳng định: "Không có chỉ đạo việc tuyển sinh dưới điểm sàn. Việc giấy báo điểm giả trước đây tổ thư ký và phòng đào tạo không báo cáo. Vì vậy, đề nghị cơ quan bảo vệ Pháp luật làm rõ sự việc".
Sau khi sự việc gian dối nghiêm trọng trên bị phanh phui, vào tháng 11/2012, ông Nguyễn Văn Thưởng, Hiệu trưởng nhà trường và bà Lê Thị Việt Hoa đã có đơn xin nghỉ việc.
Hội đồng Quản trị nhà trường có Quyết định cho ông Thường và bà Hoa thôi giữ chức từ ngày 05/11/2012 và Hội đồng quản trị sẽ có Quyết định nghỉ việc cho ông Thường và bà Hoa sau khi có kết luận của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trường thuê và không có Hiệu trưởng
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thường, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị, cho biết: "Tôi làm Hiệu trưởng tại trường thời gian chỉ có 6 tháng. Khi thanh tra, tôi phát hiện nhiều vấn đề bất cập, không ổn. Đặc biệt, phát hiện hồ sơ giả trong tuyển sinh, tôi đã yêu cầu loại ngay số SV giả này và đã báo cáo sự việc với Hội đồng quản trị, đồng thời, tôi xin nghỉ việc từ tháng 11/2012".
Chính vì vậy, từ khi ông Nguyễn Văn Thường xin nghỉ việc đến nay, Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị không có Hiệu trưởng.
Theo đó, ngày 14/12/2012, Hội đồng quản trị nhà trường đã bổ nhiệm GS.TSKH Đỗ Doãn Hải giữ chức Phó Hiệu trưởng. Điều thấy lạ ở đây là ông Hải đã trên 80 tuổi, không đủ tiêu chuẩn đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng theo quy định (theo quy định của Chính phủ Phó hiệu trưởng khi được bổ nhiệm không quá 70 tuổi).
Một trường đại học hoạt động có hiệu quả và đảm bảo chất lượng, điều quan trọng nhất phải nói đến đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Nhưng, 2 yếu tố quan trọng trên ở Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị đều thiếu trầm trọng.
Theo danh sách phát lương giảng viên cơ hữu của trường chỉ có 7 người. Trong khi đó, trường thông tin có 42 giảng viên cơ hữu, trong đó có 6 giáo sư và 21 phó giáo sư.
Về cơ sở vật chất, trường thông tin trên trang web là đã được UBND TP Hà Nội giao 20 ha ở phường Dương Nội để xây 1 khu đô thị đại học theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng hiện nay chưa xây dựng.
Trước đây, trường có 2 cơ sở đào tạo là tại 290 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, cơ sở 290 Tây Sơn không thuê nữa và trường hiện đang thuê ở một tòa nhà nằm trong khu dân cư thuộc Q.Từ Liêm, Hà Nội với diện tích rộng 400 m2.
Trao đổi với báo chí ngày 23/11, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Bộ đã nhận được thông tin từ cơ quan công an về dấu hiệu sai phạm trong hoạt động của Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị Hà Nội và Bộ đã có văn bản gửi nhà trường yêu cầu báo cáo cụ thể".
Đặc biệt, khi biết quyết định của nhà trường, nhiều SV đã gửi đơn kêu cứu vì 4 năm học tại trường giờ đây lại trở thành công cốc. Lỗi ở đây chính là do nhà trường đã cố tình để SV vào học bằng giấy tờ giả để lấy thành tích tuyển được SV.
Được biết, ngày 25/10/2013, Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT phê duyệt cấp 44 phôi bằng Cử nhân tốt nghiệp cho SV khóa I (năm 2009) của trường. Tuy nhiên, rất có thể khóa học này có nhiều trường hợp đầu vào năm học này bằng giấy tờ giả (năm học 2009 này trường tuyển được 61 SV). Trong khi đó, năm 2012, trường tuyển thực được 70 SV và năm 2013 được 11 SV.
Sự việc gian dối trên của Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị, Bộ GD-ĐT đã biết sẽ xử lý như thế nào? Sẽ xử lý quyền lợi người học như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai?
PV Dân trí tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Văn Đình Ưng - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết: "Hiện nay cả nước có hơn 80 trường ĐH,CĐ ngoài công lập nhưng mới chỉ có hơn 55 trường tham gia vào Hiệp hội. Những trường đã là thành viên của Hiệp hội khi xảy ra sai phạm, chúng tôi đều có biện pháp tháo gỡ và xử lý. Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu nghị chưa gia nhập Hiệp hội nên Hiệp hội không can thiệp khi xảy ra vấn đề khó khăn".
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Những sếp lớn từ chức sau... mấy ngày nắm quyền Vừa nhậm chức chưa được nóng ghế, không ít lãnh đạo đã bất ngờ thoái vị khiến cho dư luận xôn xao. 8 ngày Mặc dù mức lương 80 triệu đồng/tháng kèm khoản thưởng 200.000 cổ phiếu Mai Linh cho thời gian làm việc từ 12/8/2013 đến 11/11/2013 nhưng chỉ sau 8 ngày chính thức điều hành hãng taxi này, bà Bùi Bích...