Dữ liệu hộp đen trong 2 thảm kịch Boeing 737 MAX có nhiều ‘điểm tương đồng’
Bộ trưởng Giao thông Ethiopia Dagmawit Moges hôm 17/3 cho biết dữ liệu được tải xuống từ hộp đen vụ tai nạn máy bay Ethiopian Airlines cho thấy “sự tương đồng rõ ràng” với vụ rơi máy bay của hãng Lion Air vào tháng 10 năm ngoái ở Indonesia.
Dữ liệu hộp đen trong 2 thảm kịch Boeing 737 MAX có nhiều ‘điểm tương đồng’.
Reuters dẫn lại tin của tờ Wall Street Journal cho biết báo cáo sơ bộ về nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay sẽ được công bố trong vòng 30 ngày và các nhà điều tra sẽ nghiên cứu thật kỹ về “sự tương đồng” giữa hai thảm kịch máy bay này.
Trước đó, hai hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái của máy bay rơi tại Ethiopia đã được chuyển tới trụ sở của Văn phòng An toàn Hàng không Dân dụng Pháp (BEA) tại Paris để phân tích. Một nhóm của Mỹ cũng đã vào cuộc để hỗ trợ phân tích dữ liệu từ hai hộp đen này nhằm giúp tìm ra lời giải cho nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn.
Thùng đựng các hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn của Ethiopian Airlines được đưa tới Pháp.
Chuyến bay ET302 của Ethiopian Airlines gặp nạn chỉ 6 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào sáng 10/3. Phi công thông báo máy bay gặp vấn đề và xin quay đầu về sân bay, nhưng chiếc Boeing 737 MAX 8 lao xuống đất ngay sau đó, khiến toàn bộ 157 người trên phi cơ thiệt mạng.
Video đang HOT
Thảm hoạ này khiến máy bay Boeing 737 MAX 8 bị dừng bay trên toàn thế giới sau khi các cơ quan quản lý hàng không nhận thấy những điểm tương đồng với vụ tai nạn cũng liên quan đến máy bay 737 MAX 8 của Lion Air, Indonesia hồi tháng 10/2018, khiến tất cả 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Hộp đen máy bay Ethiopian Airlines.
Hiện tại các quan chức hàng không Mỹ đang điều tra liệu có phải Hệ thống Tăng cường Chức năng Điều khiển (MCAS) của dòng máy bay Boeing 737 MAX là nguyên nhân gây tai nạn cho cả hai chuyến bay Lion Air và Ethiopian Airlines.
Theo Reuters, hệ thống này có thể đã cản trở những nỗ lực giữ cho máy bay không lao bổ xuống của phi công.
Trước khi gặp nạn, các phi công điều khiển Boeing 737 MAX 8 của Lion Air từng vật lộn để kiểm soát máy bay trong lúc hệ thống MCAS liên tục chúc mũi máy bay xuống sau khi cất cánh.
Mảnh vỡ của chiếc Boeing 737 tại hiện trường ở Ethiopia.
Ở động thái liên quan mới nhất, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin cho hay Bộ Giao thông Mỹ (USDOT) đang tiến hành điều tra Cục Hàng không liên bang (FAA) vì đã cấp phép cho dòng máy bay 737 MAX của hãng Boeing.
Hai quan chức chính phủ Mỹ cho biết chưa thể xác nhận thông tin, tuy nhiên họ “không ngạc nhiên” khi FAA bị điều tra, nhất là khi xảy ra một lỗi an toàn lớn như vậy.
Minh Đăng
Theo VNF/Reuters
Mỹ sớm phê chuẩn CAT1, 'mở cửa' cho các chuyến bay thẳng từ Việt Nam
Nếu được FAA phê chuẩn CAT1, các hãng hàng không Việt Nam sẽ có cơ hội thiết lập đường bay thẳng tới Mỹ và tổ chức chuyến bay liên danh với các hãng hàng không tại Mỹ.
Reuters dẫn hai nguồn tin là quan chức chính phủ Mỹ cho biết Cục Hàng không liên bang (FAA) sẽ sớm phê chuẩn năng lực giám sát hàng không mức 1 (CAT1) cho Việt Nam.
Các hãng hàng không Việt Nam dù từ lâu ấp ủ mong muốn nhưng vẫn chưa thể thiết lập đường bay thẳng đến Mỹ do Việt Nam chưa nhận được CAT1.
Điều này có thể sẽ sớm thay đổi. Các quan chức giấu tên cho biết Mỹ sẽ sớm phê chuẩn CAT1 cho hàng không Việt Nam trong vài tuần tới.
Nhu cầu đi lại giữa Việt Nam và Mỹ ngày một lớn. Nhiều hãng hàng không Việt Nam từ lâu ấp ủ mong muốn mở tuyến bay thẳng sang Mỹ. Ảnh: Hoàng Hà.
Để được phê chuẩn CAT1 theo chương trình Đánh giá An toàn Hàng không Quốc tến của FAA, một nước cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Đây là cơ quan kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và đưa ra khuyến nghị để vận hành và bảo trì máy bay.
Năm 2018, FAA đã cử một đội khảo sát đến Việt Nam để đánh giá mức độ an toàn, theo tạp chí Aviation Week. Trong khi đó, trang Flight Global cho biết phái đoàn khảo sát của FAA gồm bốn người.
FAA vẫn chưa chính thức bình luận về các thông tin trên.
Việt Nam chưa từng nhận được đánh giá năng lực giám sát hàng không của FAA. Một nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan cũng từng được Mỹ phê chuẩn CAT1 nhưng sau đó đã bị hạ xuống CAT2.
Năm 2003, Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định Hàng không, cho phép các hãng hàng không 2 nước cung cấp dịch vụ trực tiếp lẫn nhau không hạn chế. Theo đó, sau 2 năm từ ngày ký hiệp định, mỗi nước có quyền chỉ định tối đa 2 hãng hàng không thực hiện bay thẳng, góp phần rút ngắn lộ trình, tiết kiệm thời gian cho hành khách và vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, mới chỉ có phía Mỹ hiện thực hóa hiệp định này bằng việc chỉ định hãng hàng không United Airlines mở đường bay thẳng San Fransisco - TP.HCM, quá cảnh ở Hong Kong. Đường bay này sau đó đã đóng lại vào cuối năm 2016, nhiều khả năng do thị trường chưa như mong muốn.
Theo Zing.vn
Thảm kịch rơi máy bay tại Ethiopia: Hé lộ thêm đoạn hội thoại quan trọng từ buồng lái Chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu chuyến bay 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã nâng độ cao bất thường sau khi cất cánh chưa đầy 2 phút. Hiện trường vụ rơi máy bay của Ethiopian Airlines. Ảnh: Reuters. Ngày 16/3, tiến trình xác định nguyên nhân vụ tai nạn máy bay thảm khốc của hãng hàng không...