Dữ liệu 7 triệu người dùng Robinhood bị rò rỉ
Robinhood vừa tiết lộ họ đã trải qua một sự cố vi phạm bảo mật vào ngày 3.11 làm rò rỉ dữ liệu của khoảng 7 triệu người dùng, tương đương 1/3 cơ sở người dùng của họ.
Theo Engadget, công ty dịch vụ tài chính này cho biết tin tặc đã lấy được địa chỉ email của 5 triệu người dùng và tên đầy đủ của một nhóm khoảng 2 triệu khách hàng khác nhau. Ngoài ra, kẻ xâm nhập đã đánh cắp thông tin cá nhân bổ sung của 310 người dùng, bao gồm tên, ngày sinh và mã zip của họ.
Robinhood từ chối xác nhận cuộc tấn công gây ra bởi ransomware
Video đang HOT
Mặc dù trấn an người dùng rằng không có số an sinh xã hội, số tài khoản ngân hàng hoặc số thẻ ghi nợ nào của họ được tiết lộ trong vụ việc nhưng Robinhood vẫn đưa ra khuyến cáo người dùng để họ có thể nắm bắt thông tin.
Phát ngôn viên Robinhood cho biết đây không phải là một cuộc tấn công bằng ransomware nhưng từ chối nói liệu họ đã trả tiền cho dữ liệu mà tin tặc thu thập được hay không. Đại diện Robinhood cho hay họ đã thông báo đến cơ quan thực thi pháp luật về vi phạm, đồng thời thuê các dịch vụ của công ty bảo mật Mandiant để điều tra vụ việc.
Giám đốc công nghệ Charles Carmakal của Mandiant nói đây có thể chỉ là khởi đầu của một loạt vi phạm khi ông tin rằng kẻ tấn công sẽ nhắm mục tiêu và tống tiền các công ty cũng như tổ chức khác nhau trong những tháng tới.
Chiến thắng hiếm hoi trước mã độc tống tiền
Một nhóm bảo mật chạy đua để giúp các nạn nhân khôi phục dữ liệu mà không phải trả tiền chuộc cho những kẻ phát tán ransomware.
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5. Nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ là Colonial Pipeline đã phải đóng toàn bộ mạng lưới vì nhiễm mã độc tống tiền. Vài tháng sau, DarkSide, nhóm tội phạm đứng sau cuộc tấn công, xuất hiện dưới một cái tên mới là BlackMatter. Chúng tiếp tục mã hóa dữ liệu của các nạn nhân mới và đòi số tiền điện tử trị giá hàng triệu USD.
Tuy nhiên, BlackMatter mắc một lỗi nghiêm trọng khi cập nhật mã. Các nhà nghiên cứu tại Emsisoft ở New Zealand phát hiện có thể khai thác lỗi này, giải mã tệp và lấy lại quyền truy cập dữ liệu cho chủ sở hữu. Công ty hối hả liên hệ hàng chục nạn nhân ở Mỹ, Anh và châu Âu để hỗ trợ họ bí mật mở khóa dữ liệu.
Xe bồn và bể chứa nhiên liệu tại cơ sở của Colonial Pipeline ở bang Alabama, Mỹ, năm 2016.
Theo New York Times , đây là một chiến thắng ngắn ngủi trong trò chơi mèo vờn chuột của ransomware, dự kiến khiến các tổ chức trên toàn cầu thiệt hại 20 tỷ USD riêng trong năm nay. Chiến thắng bất thường đến mức ngay cả những nạn nhân được cứu dữ liệu ban đầu cũng tỏ ra hoài nghi và tưởng Emsisoft đang lừa đảo.
"Hãy tưởng tượng bạn gặp vấn đề. Mọi người cũng đều nói vấn đề này không thể khắc phục được. Bỗng nhiên ai đó xuất hiện và bảo: Tôi có thể giúp bạn", Fabian Wosar, Giám đốc công nghệ tại Emsisoft, cho biết. Để xóa bỏ lo ngại, Emsisoft đã phải liên hệ với các công ty an ninh mạng và các cơ quan chính phủ các nước để xác minh cho họ. Các nạn nhân không được nêu tên cụ thể, nhưng bao gồm những nhà sản xuất chủ chốt trong lĩnh vực vận tải và cung cấp thực phẩm.
Giới bảo mật nhận định, 2021 là năm đầy rẫy các cuộc tấn công tống tiền. Tội phạm mạng khống chế hàng loạt dữ liệu làm "con tin" để đòi tiền chuộc từ sở cảnh sát, chuỗi cửa hàng tạp hóa, bệnh viện, nhà máy xử lý nước cho tới nhà cung cấp thịt. Nạn nhân thường phải chấp nhận trả tiền, hoặc hy sinh những dữ liệu này.
Theo báo cáo tổng quan mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu của Fortiguard Labs đầu tháng 10, mã độc tống tiền tăng trưởng 1.070% từ năm này qua năm khác. "Số lượng tăng cao thể hiện tính cấp bách, buộc các tổ chức phải đảm bảo năng lực bảo mật để xử lý được các kỹ thuật, hình thức tấn công bằng mã độc tống tiền mới nhất trên hệ thống mạng, thiết bị đầu cuối và đám mây", ông John Maddison, Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm của hãng bảo mật Mỹ Fortinet, nói.
Nghiên cứu của Fortinet cũng cho thấy 85% các tổ chức được hỏi đánh giá mã độc tống tiền đáng lo ngại hơn các mối đe dọa khác. Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị phòng ngừa, như đào tạo nhân viên, xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro, trang bị bảo hiểm an ninh mạng, thực tế còn những thiếu sót rõ ràng về công nghệ khiến vấn nạn ransomware vẫn diễn ra.
Hai phần ba tổ chức tham gia khảo sát từng là mục tiêu của ít nhất một vụ tấn công ransomware. Mối lo ngại lớn nhất của họ khi dính mã độc tống tiền là nguy cơ mất dữ liệu, suy giảm năng suất và gián đoạn vận hành. Do đó, 49% chọn trả tiền chuộc ngay lập tức và 25% xem xét phụ thuộc vào số tiền chuộc cao bao nhiêu.
Hãng máy ảnh Olympus tiếp tục bị ransomware tấn công Hãng máy ảnh Nhật Bản Olympus tiếp tục trở thành nạn nhân của ransomware lần thứ hai chỉ sau hai tháng. Lần này cuộc tấn công được thực hiện bởi nhóm tội phạm mạng Evil Corp. Theo Gadgettendency , cuộc tấn công vào Olympus lần này được thực hiện bằng cách sử dụng một biến thể mới của phần mềm độc hại có...