Du lịch vùng núi lửa Chư Đăng Ya hấp dẫn du khách
Vùng đất quanh núi lửa Chư Đăng Ya đang được tỉnh Gia Lai tập trung đầu tư để trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Núi lửa Chư Đăng Ya ở làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ngủ yên hàng nghìn năm nay đã tạo nên một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây trở thành một địa chỉ du lịch lý thú của tỉnh Gia Lai.
Phong cảnh tuyệt đẹp của núi lửa Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Mặc dù rất bận rộn với việc nương rẫy và công tác đoàn, nhưng anh Pyưi, Bí thư Chi đoàn làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh vẫn rất vui vẻ khi kiêm thêm vai trò hướng dẫn viên du lịch của làng. Mỗi khi có đoàn khách phương xa tới ngắm dã quỳ, anh Pyưi tự nguyện dẫn khách lên núi, giới thiệu cho du khách về núi lửa Chư Đăng Ya. Khi khách xuống núi, anh Pyưi lại mời họ vào ghé thăm ngôi làng Ia Gri xinh đẹp.
Cùng với anh Pyưi, người dân trong làng giới thiệu thêm nhiều sản vật mình làm ra như chuối rừng, dong riềng, hay làm các món ăn của người Jrai. Anh Pyưi cho biết: “Tôi là một đoàn viên thanh niên trong làng, khi khách du lịch đến thăm Chư Đăng Ya thì tôi dẫn khách đến thăm giọt nước, nhà mồ, nhà thờ cổ. Tôi giải thích theo vốn hiểu biết của mình những điạ điểm đó để họ hiểu lịch sử hình thành, tập quán sinh hoạt của người Jrai tại đỉnh Chư Đăng Ya”.
Xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh nằm dưới chân núi Chư Đăng Ya hùng vĩ, thơ mộng. Nơi đây vào mỗi cuối thu, hoa dã quỳ nở vàng rực, kiêu sa và hoang dại từ đỉnh núi, trải dài xuống các triền núi, triền đồi và dọc các lối đi. Dòng nham thạch của núi tạo ra một vùng đất phì nhiêu. Mùa nào thức nấy, người dân luân phiên canh tác lúa, rau, dong riềng.
Quanh năm, tứ phía và ngay trong lòng núi lửa Chư Đăng Ya được chia thành nhiều ô vuông với những mảng màu sống động tạo nên bức tranh kỳ thú níu chân du khách phương xa.
“Tôi đã nghe trên Đài, đọc trên mạng, trên báo chí về lễ hội hoa dã quỳ nên tôi đã đến đây. Hoa dã quỳ ở đây rất là đẹp, núi lửa Chư Đăng Ya rất ấn tượng với tôi. Tôi thấy nó đẹp lắm, hùng vĩ. Sự hùng vĩ của núi lửa và đồi hoa dã quỳ đẹp như thế này thì tôi sẽ giới thiệu, quảng bá nhiều cho bạn bè, người thân của tôi biết để đến nơi này”, bà Tôn Nữ Thanh Nga, du khách đến từ Kon Tum đến thăm quan núi lửa Chư Đăng Ya cho biết.
Cuối năm 2018, huyện Chư Păh tổ chức lễ hội hoa dã quỳ- núi lửa Chư Đăng Ya lần thứ 2, thu hút lượng du khách lên tới 145.000 lượt người. Điều đặc biệt, thành tố chính của lễ hội chính là những người Jrai bản địa. Họ là chủ của các lễ hội, là chủ các gian hàng nông sản, là hướng dẫn viên du lịch, là đầu bếp của những món ăn đặc trưng Jrai.
Ông An Gran, trưởng làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya cho biết, người dân địa phương rất vui mừng khi được đón du khách phương xa đến với quê hương mình: “Trước đây khi chưa có lễ hội hoa dã quỳ, người dân chỉ đi làm nương rẫy. Rất khó khăn. Sau đó người ta biết núi lửa Chư Đăng Ya và tìm đến thì người dân đã bắt đầu thay đổi, tham gia vào lễ hội và tăng thu nhập. Mấy năm nay thấy khác hơn những năm trước, tôi rất mừng vì lễ hội thu hút đông khách”.
Vẻ đẹp của núi lửa Chư Đăng Ya mùa dã quỳ nở hoa (Ảnh: Công Bắc)
Cũng trong năm qua, UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đầu tư gần chục tỷ đồng trải nhựa và trồng thêm hơn 400 cây xanh dọc hai bên con đường liên xã dẫn vào núi lửa Chư Đăng Ya. Góp sức cùng chính quyền địa phương, hàng chục hộ dân các làng Kó, làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya đã hiến đất mở rộng đường, trải nhựa trên dọc con đường làng.
Nhiều hộ dân di thực những cây trên 10 năm tuổi từ rẫy về làng để tạo cảnh quan. Chứng kiến làng mình ngày càng đẹp đẽ, khang trang hơn, già làng Djya, làng Ia Gri phấn khởi nói: “Tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục đầu tư hơn cho làng của chúng tôi. Bản thân người dân trong làng cũng sẽ tích cực tập cồng chiêng cho thật hay, thật giỏi. Phụ nữ học xoang thật khá. Từ đó, chúng tôi tham gia giới thiệu cho du khách những nét văn hoá đặc sắc về văn hoá và ẩm thực của người Jrai chúng tôi”.
Theo chương trình quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2019 và những năm tiếp theo, tỉnh Gia Lai đang xây dựng dự án “Làng du lịch Jrai nguyên tác khép kín” nằm ngay trên sườn núi lửa Chư Đăng Ya với diện tích 5ha, kinh phí khoảng 25 tỷ đồng.
Theo đó, làng du lịch có hàng chục ngôi nhà sàn truyền thống. Bên trong có bếp lửa, nơi ủ rượu ghè tái hiện lại đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người Jrai. Cùng với đó, làng du lịch giữ nguyên các bến nước, nhà mồ, nơi sản xuất, chăn thả gia súc, gia cầm. Mô hình này hướng tới hình thức du lịch cộng đồng, giúp du khách có thể cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng sản xuất để cảm nhận được nét đẹp trong đời sống của dân cư bản địa.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Kim Tuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết thêm: “Phải xác định rõ cho cấp uỷ chính quyền xã, mặt trận các đoàn thể, đặc biệt là kêu gọi sự đóng góp của người dân tham gia. Điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân”.
Với quyết tâm của tỉnh Gia Lai cùng sự đồng lòng, hợp lực của người dân địa phương, núi lửa Chư Đăng Ya đã được đánh thức, trở thành địa điểm du lịch văn hoá, cộng đồng hấp dẫn và thu hút tại tỉnh Gia Lai./.
Theo vov.vn
Thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ
Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.
Đường lên núi lừar Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao
Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.
Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách thành phố Pleiku, Gia Lai khoảng 30km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa bạt ngàn rừng xanh, đã ngưng hoạt động hàng triệu năm.
Bình minh trên núi lửa
Chư Đăng Ya bừng sáng và hùng vĩ khi mặt trời dần lên cao
Chư Đăng Ya đang vào mùa lễ hội hoa dã quỳ, diễn ra từ ngày 10 đến 13-11 với nhiều hoạt động phong phú. Du khách có thể ngắm hoa, leo núi, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa như cơm lam, gà nướng hay rượu cần.
Trên đường lên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể bắt gặp những cây cổ thụ, cả luống ngô, khoai, bí đỏ hay dong riềng được nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Dong riềng được xem là loại cây trồng chủ đạo tại khu vực núi lửa này, vì chịu được khô hạn.
Dã quỳ nở nhuộm vàng óng ả hai bên đường dẫn tới chân đồi, và trải dài miên man tới miệng núi lửa, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên Chư Đăng Ya thêm ấn tượng hơn.
Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, phong cảnh hiện ra quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến tất cả khi đắm chìm say mê trước những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.
"Tôi không không khỏi choáng ngợp khi ngắm màu vàng đặc trưng hoa dã quỳ xung quanh sườn núi lửa Chư Đăng Ya" - nhiếp ảnh gia Thế Dũng chia sẻ.
Một nhiếp ảnh gia sáng tác ảnh mùa hoa dã quỳ
Vùng trời bình yên miền cao nguyên
Vạt hoa dã quỳ bên sườn núi
Một góc đồi núi Chư Đăng Ya phủ thảm hoa dã quỳ nhìn từ cánh đồng ngô
Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông
Vạt hoa dã quỳ bên sườn đồi
Hoa đong đưa trong gió
Quang cảnh Chư Đăng Ya đẹp mê ly vào mùa hoa dã quỳ
Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này
Mùa thu hoạch lúa
Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ phía xa
Ngoài du khách, giới nhiếp ảnh gia thường check-in Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Đây còn là nơi lý tưởng của các bạn trẻ để thực hiện một bộ ảnh cưới đậm nét Nguyên.
Theo anh Thế Dũng, "Con đường Hàng thông - Vườn chè Biển Hồ - Núi lửa Chư Đăng Ya" được xem là cung đường đẹp như "chốn bồng lai tiên cảnh" ở Gia Lai khi lựa chọn đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Với cung đường này, du khách xuất phát từ Ngã 4 Biển Hồ về hướng Kon Tum tầm 3km, rẽ vô đường Lê Văn Sỹ, đi ngang qua những địa danh nổi tiếng như con đường với 2 hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp, vườn chè xanh ngát, chùa Bửu Minh với tượng Phật nằm và đập Tân Sơn thơ mộng.
Du khách tiếp tục di chuyển tới Ngã 3 đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr, sau đó rẽ trái đi khoảng 5km sẽ đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Một cung đường lên núi lửa
Ngoài sắc vàng hoa dã quỳ, du khách còn có thể ngắm "mùa vàng" Gia Lai với sắc hoa muồng vàng, đang nở khắp nẻo đường Gia Lai giữa tiết trời mùa thu.
Thiếu nữ bước đi giữa mùa hoa muồng vàng tại Bàu Cạn, Gia Lai
Ngoài núi lửa Chư Đăng Ya, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Gia Lai không thể bỏ qua gồm vẻ đẹp yên bình của Biển Hồ (hồ T'Nưng, Pleiku), Thủy điện Yaly (huyện Chư Păh), Biển Hồ Chè thơ mộng (huyện Chư Păh) hay thác Phú Cường hùng vĩ (huyện Chư Sê).
Gia Lai đang vào mùa thu nắng lạnh, tiết trời dịu êm cùng với làn gió vi vu và rực vàng sắc hoa dã quỳ, hoa muồng như mời gọi du khách hãy lang thang khắp nẻo đường phố núi này.
Theo baohatinh.vn
Mãn nhãn với cánh đồng hoa dong riềng dưới chân núi lửa ở Gia Lai Mua năng nui lưa Chư Đăng Ya (xa Chư Đăng Ya, huyên Chư Pah, tinh Gia Lai) đươc nhuôm vang bơi nhưng bông hoa da quy rưc rơ. Mua mưa, nơi đây lai mang trên minh ve đep diu dang, yêu kiêu cua loai hoa dong riêng đăc trưng cua nui rưng. Vao khoang cuôi thang 7 đên đâu thang 9 la luc...