Du lịch Việt bật dậy sau Covid-19: Đánh thức đại ngàn
Hệ sinh thái, địa chất đặc biệt, khí hậu mát mẻ cùng văn hóa bản địa độc đáo là cơ hội cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển du lịch
Sau nhiều tháng “đóng cửa” do ảnh hưởng của Covid-19, những ngày qua, nhiều du khách đã đến khám phá Công viên Địa chất (CVĐC) Đắk Nông – nơi đang được cơ quan chức năng làm hồ sơ đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là CVĐC toàn cầu.
Vùng đất đa sắc màu
CVĐC Đắk Nông trải dài trên 6 huyện, thành phố với 44 điểm du lịch vô cùng hấp dẫn bởi hệ thống hang động núi lửa độc đáo, hệ thống thác nước kỳ vĩ hay hồ Tà Đùng – “vịnh Hạ Long” của Tây Nguyên đang chờ du khách khám phá. Bên cạnh đó, vùng đất Đắk Nông còn là một phần của “ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005.
CVĐC Đắk Nông hình thành cách đây khoảng 10.000 năm, lúc đó núi lửa vẫn còn hoạt động, tạo nên hệ thống hang động núi lửa độc đáo, đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là quê hương của 3 dân tộc bản địa Mạ, M’nông, Êđê cùng hơn 40 dân tộc anh em, biến nơi đây thành vùng đất đa sắc màu văn hóa.
Hồ Tà Đùng, điểm du lịch mới nổi của tỉnh Đắk Nông Ảnh: CAO NGUYÊN
Anh Nguyễn Tuấn Hùng (ngụ Khánh Hòa) cho biết sống ở miền biển nhiều năm, vừa qua gia đình đã lên kế hoạch khám phá núi rừng. Vốn là người đam mê du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên nên điểm đầu tiên mà anh Hùng đặt chân tới là hệ thống hang động núi lửa ở Đắk Nông. Sau gần 1 buổi, gia đình anh đã khám phá được 2 trong số gần 60 hang động núi lửa là hang C3 và C7.
“Tôi đã từng khám phá nhiều hang động nhưng lần đầu được khám phá hang động núi lửa hình thành trên đá bazan độc đáo. Mỗi hang động ở đây có một vẻ đẹp khác nhau. Phong cảnh thiên nhiên quanh hệ thống hang động cũng rất hoang sơ, tuyệt đẹp” – anh Hùng nhận xét.
Bà Lê Thị Hồng An, Phó Giám đốc chuyên trách Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông, cho biết tỉnh đã xây dựng được 44 điểm du lịch trong toàn hộ thống CVĐC Đắk Nông. Trong đó, du khách thích nhất hệ thống hang động núi lửa, thung lũng ở đèo 25 và hồ Tà Đùng. Tỉnh Đắk Nông xác định thúc đẩy phát triển du lịch dựa trên CVĐC nhưng phải theo hướng bền vững, bảo vệ các giá trị thiên nhiên. Tỉnh cũng đang hỗ trợ người dân phát triển các tiềm năng, xây dựng logo, nhãn mác các sản phẩm du lịch cũng như xây dựng các mô hình du lịch điểm, từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh.
Video đang HOT
“Hãy đến với CVĐC Đắk Nông – Xứ sở của những âm điệu để trải nghiệm “Trường ca của Lửa và Nước”, thưởng thức “Bản giao hưởng của Làn gió mới” và lắng nghe “Âm vang từ Trái đất” – bà An kêu gọi.
Đẩy mạnh du lịch canh nông, mạo hiểm
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngành chức năng TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ước chỉ đón khoảng 23.000 lượt khách trong dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua. Thế nhưng, thực tế, thành phố ngàn hoa này đã thu hút trên 70.000 lượt du khách đến nghỉ lễ. Điều này chứng minh Đà Lạt luôn là điểm đến hấp dẫn.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khách nước ngoài đến với Lâm Đồng sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, tỉnh đang hướng tới khai thác triệt để thị trường du lịch nội địa bằng nhiều chương trình kích cầu. Với thế mạnh sẵn có, địa phương đang tập trung đẩy mạnh quảng bá tính độc đáo và an toàn trong du lịch canh nông, du lịch mạo hiểm như trượt thác, đu dây trong rừng thông để du khách có nhiều lựa chọn giải trí khi đến với cao nguyên.
Tây Nguyên nên chớp thời cơ!
Sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Tây Nguyên là tượng nhà mồ. Người Việt gọi như vậy vì tượng đặt quanh nhà mồ. Người Bahnar gọi là Dik, người Jarai gọi là Hlun…
Tượng làm bằng gỗ, nguyên cây, đẽo gọt thủ công bằng rìu và chà gạc. Tượng nào cũng có hồn, mộc mạc, chân thực rất riêng. Tượng làm cho người thân đã mất, ẩn chứa nhiều thông điệp nhân văn. Từ cách làm, nguyên liệu, màu sắc đến nơi đặt tượng đều gần gũi và sống động đến kinh ngạc.
Vì nhiều lẽ, tượng ngày càng mai một. Đáng mừng là ở TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có vườn tượng nhà mồ. Nhiều nhà hàng, quán cà phê dùng tượng để trang trí, rất lạ. Nếu biết gìn giữ và phát huy, tượng nhà mồ độc đáo sẽ thành quà lưu niệm đáng quý cho du khách.
Không chỉ có núi rừng mát mẻ, cảnh trí hoang sơ, Tây Nguyên còn sở hữu nhiều món ngon như gà bay (khác gà đi bộ) nướng than hồng, cá anh vũ… Đặc biệt là món gỏi lá dân dã, cầu kỳ với hơn 30 loại lá ăn kèm cá sọc dưa hoặc cá lăng và tôm Biển Hồ.
Trừ tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên thuộc tốp cuối của du lịch Việt Nam, dù tiềm năng có thừa. Nếu không biết chớp thời cơ, thay đổi cách nghĩ, đột phá cách làm thì du lịch Tây Nguyên cứ mãi tụt hậu.
Công viên địa chất Đắk Nông: Điểm nhấn giữa đại ngàn
Công viên địa chất Đắk Nông với điểm nhấn là hệ thống hang động núi lửa dài trên 25km được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) bước đầu công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Một nhánh hang C6.1 nhìn thẳng ra sẽ thấy thác D\'Rây Sáp, một kiệt tác thiên nhiên của Đắk Nông.
Đánh thức "nàng tiên ngủ trong rừng"
Với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, cùng sự đa dạng về danh thắng, nếu được đầu tư xứng đáng, Đắk Nông sẽ là điểm đến đầy đam mê.
Theo Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông, lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan.
Đến nay, trong Công viên địa chất Đắk Nông có 5 núi lửa, gồm: Núi lửa Nâm Dơng, Băng Mo (huyện Cư Jút), Nâm Blang, Nâm Kar (huyện Krông Nô) và Nâm Gle (huyện Đắk Mil). Trong số này, nổi bật là hang C7 có chiều dài 1.067m, được xác định là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á. Kế đến là hang C6.1 dài hơn 968 mét và hang C3 (hay còn gọi là hang Dơi) dài 594 mét.
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: "Ngay khi được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền để người dân hiểu được những giá trị quý báu đó, cùng nhau bảo tồn và phát triển. Quan điểm của tỉnh là xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Người dân sẽ đóng vai trò chủ thể bảo tồn các giá trị. Đó là tài sản của chính người dân. Du lịch địa phương phải được gây dựng và phát triển từ chính nền tảng ấy".
Trên nền tảng công viên địa chất, tỉnh Đắk Nông đã quy hoạch và đầu tư 44 điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch. Các điểm đến được xây dựng theo 3 chủ đề chính: "Trường ca của lửa và nước"; "Bản giao hưởng của làn gió mới" và "Âm vang từ Trái đất" nhằm khai thác tốt nhất các giá trị tổng hòa của sản phẩm du lịch; giá trị văn hóa, di sản và địa chất.
"Sơn Đoòng của Tây Nguyên"
Yếu tố đa dạng về văn hóa xã hội và di sản văn hóa đã có Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Di sản cấp quốc gia đặc biệt là Đường mòn Hồ Chí Minh; 6 di sản cấp quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh khác... Rõ ràng chúng ta đang có mọi điều kiện để hiện thực hóa ước mơ: Có một Công viên địa chất toàn cầu.
Bà Lê Thị Hồng An
Dù chưa đưa vào khai thác toàn tuyến vì địa hình hiểm trở, nhưng với những gì du khách có thể tham quan khám phá tại điểm đầu của hang núi lửa như cửa hang C3, hang C6.1, C7 cũng cho thấy sự hùng vĩ và tiềm năng du lịch nơi này.
Sau gần 2 giờ vượt đường rừng (đã có sự khai thông) trên những tảng đá tổ ong lởm chởm, chúng tôi cũng tiếp cận được với ba cửa hang được Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông đầu tư khai thác và cho tham quan.
Vẻ nguyên sơ là điều đầu tiên có thể cảm nhận được. Ngoài vết tích người tiền sử sinh sống (3 bộ xương) được các nhà khoa học phát hiện có niên đại 4.000- 7.000 năm về trước, hang C6.1 còn thu hút du khách bởi sự kỳ vĩ và kiến tạo địa chất độc đáo của nó.
Bên trong hang là hệ thống đá khối, các lớp ngấn dung nham. Trên tường hang ngoài vẻ xanh nguyên sinh của rêu, các cây dương xỉ, hệ thống cửa sổ dung nham, kệ dung nham cùng thạch nhũ nguyên sinh tạo nên những hình thù đẹp.
Anh Nguyễn Thế Phương, người dân địa phương cho biết: Hang C6.1 có một nhánh thông thẳng ra thác D\'Rây Sáp, huyện Krông Nô rất đẹp. Tuy nhiên, hùng vĩ nhất phải chinh phục hang C7, được mệnh danh là "Sơn Đoòng của Tây Nguyên". Do mọi thứ gần như còn nguyên vẹn nên việc chiêm ngưỡng lòng hang C7 chỉ giới hạn trong một khoảng ngắn bởi sự hiểm trở và khó khăn trong di chuyển.
Quan sát bằng mắt thường, chúng tôi ước đoán đường kính cửa hang rộng khoảng 20 mét, xung quanh là vách cao dựng đứng. Giữa miệng hang có nhiều cây to, muốn vào sâu bên trong phải bám vào cây hoặc sử dụng dây thừng để xuống.
Nhìn sâu trong hang có thể thấy kiến tạo tuyệt vời của thiên nhiên khi lòng hang có nhiều tảng đá muôn hình, xếp chồng lên nhau. Phía trên là hàng vạn hình thù sinh động do thạch nhũ tạo thành. Những dải nhũ thạch chảy dài từ trên cao xuống, tạo nên vô số hình thù kỳ dị, lạ mắt.
Bà Lê Thị Hồng An - Phó Giám đốc Ban quản lý Công viên địa chất núi lửa Đắk Nông trao đổi: Theo quy định của UNESCO, để trở thành công viên địa chất phải hội tụ 3 yếu tố: Sự đa dạng về địa chất và di sản địa chất; Đa dạng sinh học; Đa dạng về văn hóa xã hội và di sản văn hóa.
Thực tế, việc UNESCO bước đầu công nhận Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu đã phản ánh đầy đủ những gì tỉnh Đắk Nông đang có. Chỉ cần chúng ta xây dựng và phát huy tốt các thế mạnh hiện có, khai thác đúng tiềm năng của địa phương du lịch sẽ được thúc đẩy.
ánh thức Ngân Thủy Ngân Thủy là xã miền núi của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nằm bên tuyến đường 10 nối hai nhánh đông và tây đường Hồ Chí Minh. Trước đây, mỗi khi nhắc đến Ngân Thủy, nhiều người ngại vì phải đi trên tuyến đường 10 hoang sơ, gập ghềnh. Giờ thì nhiều người đã đến với Ngân Thủy, không chỉ để tìm hiểu...