Du lịch Việt 550 ngàn/ngày của Tây balo chính hiệu
Tới Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1999 lúc 17 tuổi, Tom, bloger du lịch đã có nhiều trải nghiệm khắp đất nước bằng xe máy. Với kinh nghiệm của mình, Tom đã chia sẻ lại bí quyết chi tiêu tiết kiệm nhất khi đi du lịch ở Việt Nam bằng xe máy.
Thuê xe máy: 10 USD/ngày
Xe máy chiếm một phần lớn chi phí trong cuộc hành trình, bạn có thể thuê hay mua xe. Mình sẽ phân tích ưu điểm của hai sự lựa chọn này, chi phí trung bình mỗi ngày 10 USD.
Với thuê xe, bạn có thể thuê một chiếc xe máy của các công ty du lịch hay chuyên cho thuê xe. Các thủ tục cho thuê xe ở Việt Nam khá nhanh chóng, họ sẽ đưa xe tới tận chỗ bạn muốn lấy và nhận lại ngay tại đó. Giá thuê xe mỗi ngày cũng khác nhau, tùy loại xe. Giá trung bình là khoảng 200.000 đồng/ngày. Nếu bạn thuê cả tuần hay nhiều hơn thì giá có thể giảm.
Thuê xe máy với giá 200.000 đồng/ngày
Mua xe: Nếu mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng thì giá cũng chỉ 200 USD, nhưng chi phí này cũng khá tốn kém vì phải thêm các khoản bảo dưỡng và một số chi phí phát sinh khác.
Nói chung thuê hay mua xe máy tùy vào điều kiện của bạn nhưng mức chi phí khoảng 10 USD/ngày. Nó xe giúp bạn đi khắp mọi nơi mà bạn muốn.
Chỗ ở: 10 USD/ngày
Nhà nghỉ: Chỗ ở an toàn và rẻ nhất có ở khắp trên đất nước Việt Nam là nhà nghỉ. Thậm chí, ở vùng xa xôi hẻo lánh bạn đều dễ dàng tìm cho mình một nhà nghỉ để qua đêm. Giá thuê phòng hai giường thường vào khoảng 200.000-350.000 đồng/đêm, rất phù hợp cho hai người đi du lịch cùng nhau. Nếu bạn đi một mình thì có thể mặc cả để giảm giá chỉ còn 150.000 đồng/đêm.
Video đang HOT
Muốn tiết kiệm bạn có thể ngủ trong lều ở rừng
Dựng lều: Một cách tiết kiệm là dựng lều để ngủ, nếu bạn thích một trải nghiệm thực sự hoang dã. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải vấn đề vì mang theo xe máy, bạn cần chú ý khi dựng lều để đảm bảo an toàn.
Xăng: 2-3 USD/ngày
Tiền xăng ít hay nhiều phụ thuộc vào chặng hành trình của bạn, thông thường chuyến đi ngắn khoảng 100 km, còn đi dài 300 km. Chỉ cần đổ 3-4 lít là bạn đã có thể đi được 100-200 km, phụ thuộc vào điều kiện từng loại xe. Giá xăng ở Việt Nam vào 4/2016 là 16.000 đồng/lít, như vậy bạn sẽ tốn khoảng 40.000-60.000 đồng tiền xăng.
Ăn uống: 6-9 USD/ngày
Ăn uống dọc đường rất rẻ, chỉ 20.000 đồng/bữa. Nếu bạn ăn một bữa sáng đầy đủ hay bữa trưa có cả đồ uống nhẹ sẽ mất khoảng 50.000 đồng. Bữa tối cũng rất rẻ, nhưng sau một chuyến đi dài bạn có thể thưởng cho mình một bữa ăn thịnh soạn có thêm một chút bia lạnh với chi phí tăng gấp đôi vào khoảng 100.000 đồng. Khi đi dọc bãi biển, bạn cũng sẽ không thể kiềm chế được sự hấp dẫn của hải sản chính vì thế mà chi phí có thể tăng thêm một chút.
Bữa ăn đơn giản chỉ khoảng 20.000 đồng
Một bát mì, cốc cà phê cho bữa sáng, đĩa cơm và nước uống cho buổi trưa và bữa tối có thêm một chút bia sẽ tốn chi phí của bạn một ngày từ 140.000-200.000 đồng. Tuy nhiên, tại những vùng xa xôi, chi phí ăn uống còn thấp hơn nữa.
Chi phí phát sinh: 1-5 USD/ngày
Bạn có thể dành thêm một vài USD cho các chi phí phát sinh như mua vé tham quan, sửa xe máy, mua đồ ăn nhẹ và nước dọc đường. Ngoài ra bạn cũng có thể tốn kém khi thưởng thức một ly cocktail ngắm hoàng hôn tại quán bar bên bãi biển hay một bữa ăn thịnh soạn tại thành phố sau những ngày ăn uống “đạm bạc” ở vùng núi.
Trung bình: 25-35 USD/ngày
Các khoản chi tiêu trong ngày được tính cả tiền xe máy, tuy nhiên bạn sẽ phải trả hết tiền thuê xe ngay từ đầu. Các chi phí này đều ước tính cho một người, bạn đi chung theo nhóm có thể sẽ giảm một phần. Nếu biết quản lý chặt chẽ, chắc chắn bạn có thể tiết kiệm ít nhất 100.000 đồng/ngày.
Nam Hải
Theo_VietNamNet
Du xuân đầu năm: "Dở khóc dở cười" vì bị nhà xe "bùng"
Do nhu cầu đi lễ chùa đầu năm lớn nên vào thời điểm hiện tại nhiều người không thể thuê được xe, thậm chí đặt xe trước rồi vẫn bị nhà xe báo huỷ do không còn xe để xếp cho khách.
(Ảnh minh hoạ).
Cuối tuần này cơ quan chị Nguyễn Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) có kế hoạch đi chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, tới chiều thứ 4, chị Hà bỗng "tá hoả" khi công ty mà chị đặt xe trước đó thông báo "hết xe".
"Do đã đặt xe 1, 2 lần tại công ty đó rồi nên lần này tôi cũng chủ quan không đặt cọc tiền hay làm hợp đồng trước. Giờ họ báo không có xe mà gọi đi khắp nơi cũng không đặt được xe thay thế nên nhiều khả năng kế hoạch của mọi người phải lùi lại", chị Hà than thở.
Đen đủi hơn, chị Trần Thu Phương (Đống Đa, Hà Nội) dù đã đặt cọc trước 1 triệu đồng để thuê xe 45 chỗ cho mọi người trong cơ quan vào chủ nhật tuần này nhưng chỗ chị thuê xe vẫn hủy lịch và trả lại tiền cọc cho chị.
"Họ thậm chí còn chấp nhận trả lại cho mình 2 triệu đồng, gấp đôi số tiền đặt cọc ban đầu với lý do không thể xếp được xe", chị Phương nói.
Đồng cảnh ngộ, anh Lê Văn Hùng (Hà Đông, Hà Nội) cũng rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" vì cứ đinh ninh là đã đặt được xe của người quen cho mọi người trong cơ quan đi lễ đầu năm nhưng lại bị báo huỷ vào phút chót.
Anh Hùng cho biết: "Từ hôm qua đến nay, gọi không biết bao nhiêu chỗ mà họ đều báo không có xe. Có công ty lữ hành nhận thì lại yêu cầu chúng tôi sử dụng thêm các dịch vụ đi kèm của họ như hướng dẫn viên, đặt vé thăm quan... với giá cao chót vót".
Do nhu cầu đi lễ chùa đầu năm lớn nên vào thời điểm hiện tại nhiều người không thể thuê được xe, đặc biệt là các loại xe du lịch cỡ lớn như 16 chỗ, 35 chỗ hay 45 chỗ. Giá xe cũng được đẩy lên cao gấp 2 - 3 lần so với ngày thường.
"Hiện công ty gần như đã kín lịch cho 3 tuần tới và không thể nhận thêm khách dù nhu cầu khá lớn. Giá xe hiện tại đã tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường, ví dụ như xe 45 chỗ ngày thường đi về trong ngày nhận khoảng 2,5 - 3,5 triệu đồng thì nay lên tới 6 - 7 triệu đồng, thậm chí có nơi còn 8 - 9 triệu vẫn không có xe", anh Nguyễn Hoàng - điều hành tại một công ty xe dịch vụ tại Hà Nội cho biết.
Theo anh Hoàng, vì nhu cầu quá lớn nên nhiều công ty tới gần ngày phải huỷ lịch với khách vì "cả Hà Nội, không tìm đâu ra xe cho khách" hoặc cũng có trường hợp do giá tăng đột biến trong khi giá nhận ban đầu quá thấp nên nhà xe phải huỷ do không chịu được lỗ.
"Thường là các hợp đồng với khách lẻ, không phải mối làm ăn lâu dài dễ bị huỷ hơn. Tuy nhiên, đây cũng là trường hợp "bất đắc dĩ" bởi không công ty nào muốn mất khách cả", anh Hoàng nói.
Chia sẻ về công việc trong "mùa cao điểm", sếp một nhà xe cho hay: "Mỗi năm chỉ có vài vụ kiếm ăn nên vào những ngày này nhân viên công ty gần như hoạt động hết công suất, thường làm việc tới 11 - 12 giờ đêm. Thậm chí, có những khi thiếu xe mà hợp đồng đã ký, không thể bỏ ngang, bản thân tôi còn phải ra tận bến xe để thuê xe tuyến cho khách".
"Đây cũng là thời điểm nhận được nhiều phàn nàn của khách hàng nhất. Do nhận việc quá nhiều, xe công ty kín lịch nên phải lấy thêm xe ở ngoài nên nhiều khi chất lượng không đảm bảo, dịch vụ không tốt. Đấy là chưa kể do thuê xe ngoài nên giá cao, không hiếm hợp đồng phải bù lỗ", vị này cho hay.
Phương Dung
Theo Dantri
Càng giáp Tết, giá thuê ô tô càng "chát" Nhiều công ty cho thuê xe ô tô đã thông báo hết xe cho thuê do số khách đặt thuê trong dịp nghỉ Tết Dương lịch tăng đột biến. Lượng khách thuê xe phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân cũng tăng lên từng ngày. Càng giáp Tết, giá thuê ô tô càng "chát". Giá tăng thêm 200.000-300.000 đồng/ngày Những ngày nghỉ dịp...