Du lịch vaccine trở lại châu Âu trong làn sóng dịch đậu mùa khỉ
Du lịch tiêm vaccine đậu mùa khỉ đã trở lại khi người dân châu Âu tìm cách tự bảo vệ mình trước bệnh tật và sự kỳ thị.
Với 16.500 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở châu Âu, lịch sử đang lặp lại. Ảnh: AFP/Getty Images
Đại dịch COVID-19 từng có thời điểm chứng kiến chủ nghĩa dân tộc về vaccine, mâu thuẫn với những hướng dẫn chính thức và các nhóm chịu thiệt thòi buộc phải tự thân vận động. Trước nữa, trong thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng HIV/AIDS cũng nổi lên tình trạng kỳ thị và tiếp cận bất bình đẳng các phương pháp điều trị.
Và hiện tại, với 16.500 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại châu Âu, phần lớn ở những người nam quan hệ tình dục đồng giới, lịch sử đang lặp lại. Một số cộng đồng đang phải tự mình giải quyết vấn đề, xây dựng các chiến dịch thông tin sức khỏe cho riêng họ, thậm chí vượt các đường biên giới để tìm kiếm vaccine.
“Là một người đồng tính độc thân, cả đời tôi đã phải lo nhiễm STI (bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục) và HIV, hai năm qua thì sợ COVID. Tôi không thể tin nổi giờ lại phải lo sợ về một bệnh truyền nhiễm khác”, anh Paulo, 34 tuổi, người Bồ Đào Nha chia sẻ.
Không thể tiêm được vaccine ở Bồ Đào Nha, Paulo đến Lille, miền Bắc nước Pháp. Thành phố nằm giáp biên giới Bỉ này đã trở thành điểm đến mới cho người dân ở các quốc gia láng giềng do nơi đây sẵn sàng chia sẻ vaccine với du khách nước ngoài. Chính sách này được thực hiện bất chấp thực tế là Chính phủ Pháp tìm cách dự trữ vaccine đậu mùa khỉ cho công dân Pháp.
“Tôi thực sự lo ngại về đậu mùa khỉ. Tôi không muốn nhiễm thứ gì có thể để lại sẹo, khiến tôi đau đớn, rồi lại phải cách ly vài tuần trong những ngày nghỉ hè ngắn ngủi này”, Paulo nói.
Phòng khám vaccine đậu mùa khỉ ở thủ đô Washington, DC. Ảnh: AFP/Getty Images
Robbie Lawlor, nhà đồng sáng lập tổ chức Access to Medicine Ireland (Tiếp cận dược phẩm Ireland) cho biết: Paulo có thể tiêm vaccine cho mình, nhưng nhiều người có nguy cơ khác thì chưa thể, trong khi những thông báo sức khỏe cộng đồng chưa rõ ràng đã khiến mọi người tức giận và lo lắng.
Video đang HOT
Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc gần trong quan hệ tình dục, tại các bữa tiệc đông người, thậm chí hôn nhau. Làn sóng lây lan đã dẫn đến sự thiếu nhất quán trong cách thức cung cấp chính xác các thông điệp không kỳ thị. Nguồn cung vaccine hạn chế và điều kiện nghiêm ngặt để được tiêm khiến nhiều người thuộc nhóm nguy cơ cao tuyệt vọng.
Tỷ lệ nhiễm virus lây truyền qua đường tình dục (STI) đã tăng trên diện rộng, khiến nhiều phòng khám sức khỏe tình dục và các nhóm y tế cộng đồng đang vật lộn đáp ứng nhu cầu dịch vụ. Ông Lawlor cho biết: “Tự dưng lại quăng ra bệnh đậu mùa khỉ, một thứ quá kinh hoàng với rất nhiều người. Có cảm giác như chúng đang đeo bám cộng đồng của chúng tôi”.
Hành trình đến Lille – chỉ cách Brussels khoảng một giờ đi tàu – không chỉ dành cho những người đàn ông lo ngại về tác động đến sức khỏe của bệnh đậu mùa khỉ.
Wouter, một kiến trúc sư 28 tuổi làm việc ở Brussels, cho biết anh đã đến Lille vào cuối tuần trước để tiêm vaccine, với mong muốn rũ bỏ lo lắng về “thời gian cách ly cả tháng và sự kỳ thị của xã hội”.
“Tôi không lo lắng về cái chết, nhưng tôi lo bị sẹo, và tất nhiên, việc tôi phải nói với các đồng nghiệp rằng tôi đã mắc phải thứ mà xã hội coi là “bệnh đồng tính’. Chừng nào nó chỉ ở trong cộng đồng người đồng tính, các chính trị gia và truyền thông chính thống dường như không quan tâm”, Wouter nói.
Cuộc tranh luận về dịch bệnh đậu mùa khỉ càng thêm phức tạp trước thực tế không có đủ vaccine cho những người cần.
Trên khắp châu Âu, các chính sách về điều kiện được tiêm vaccine đậu mùa khỉ rất khác nhau. Chẳng hạn, Pháp đã dự trữ vaccine do công ty Bavarian Nordic của Đan Mạch sản xuất để phòng dịch đậu mùa bùng phát. Khi vaccine này đã được phê duyệt cho bệnh đậu mùa khỉ, chính phủ đã tung ra 42.000 liều. Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới có nhiều bạn tình và người làm trong ngành công nghiệp “sex” được tiêm vaccine này.
Người dân chờ tiêm vaccine ở New York City ngày 8/7/2022. Ảnh: AFP
Chính sách đó trái với các quốc gia khác. Chẳng hạn Hà Lan đến nay chỉ cung cấp vaccine cho những người đang tiếp nhận PrEP, một phương pháp điều trị dự phòng chống HIV. Ở Bỉ, đàn ông quan hệ tình dục đồng giới chỉ đủ điều kiện tiêm nếu họ đã mắc ít nhất 2 bệnh STI trong năm qua và có thể cung cấp giấy tờ chứng minh.
Hiện rất khó xác định quy mô các kho dự trữ vaccine đậu mùa của các nước châu Âu vì các chính phủ giữ bí mật thông tin.
Trong khi đó, ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cấp phát ra hơn 1 triệu liều vaccine Bavaria Nordic mà họ dự trữ và tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp quốc gia về y tế.
Lille không phải là thành phố duy nhất của Pháp cho phép tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho những ai muốn tiêm. Các phòng khám ở Paris và một số thành phố ở biên giới Pháp – Italy cũng đang tuân theo các quy trình tương tự.
Tại Milan, ủy viên hội đồng thành phố Michele Albiani chỉ trích chính sách ở Pháp gây áp lực lên chính phủ đất nước ông. “Thật không thể tin được là tôi, ở Milan, có thể hẹn đi tiêm phòng ở Pháp nhưng lại không thể làm điều tương tự ở đất nước của mình”, ông Albiani nói.
Sau đó, chính phủ Italy đã thông báo rằng họ bắt đầu cấp một số lượng hạn chế 4.200 liều vaccine đậu mùa khỉ cho các nhân viên y tế và thành viên cộng đồng LGBTQ có nguy cơ cao.
WHO đánh giá nguy cơ toàn cầu từ bệnh đậu mùa khỉ ở mức trung bình
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng dịch đậu mùa khỉ đang có nguy cơ toàn cầu ở mức trung bình, trong khi lo ngại còn có những ca nhiễm chưa phát hiện trong cộng đồng.
Những ống nghiệm chứa mẫu bệnh phẩm đậu mùa khỉ. Ảnh REUTERS
Đài CNN ngày 30.5 dẫn thông cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng dịch đậu mùa khỉ đang lây lan hiện gây nguy cơ ở mức trung bình đối với y tế công cộng toàn cầu.
Tính đến ngày 26.5, có 23 nước đã ghi nhận tổng cộng 257 ca nhiễm và khoảng 120 ca nghi nhiễm đang điều tra, kể từ khi Anh ghi nhận ca nhiễm vào ngày 7.5, với số ca tăng nhanh trong đợt dịch chưa từng có được ghi nhận đầu tiên trong tháng này.
Đến nay, hầu hết các ca nhiễm được ghi nhận tại châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó Mỹ ghi nhận 12 ca tính đến ngày 27.5.
"Hiện nay, nguy cơ toàn cầu được đánh giá ở mức trung bình, dựa trên việc đây là lần đầu các ca nhiễm và cụm lây nhiễm được ghi nhận tại các khu vực địa lý khác nhau của WHO", theo WHO.
Trong số 5 nước châu Phi ghi nhận căn bệnh này, WHO cho biết đã nhận được báo cáo lên đến 1.365 ca với 69 ca tử vong vì virus này trong những giai đoạn khác nhau từ cuối tháng 12.2021 đến cuối tháng 5.2022.
"Từ năm 2017, một số ca tử vong ở người nhiễm đậu mùa khỉ tại Tây Phi có liên quan đến tuổi trẻ hoặc người nhiễm HIV không được điều trị", theo WHO.
WHO cảnh báo rằng bệnh đậu mùa khỉ sẽ gây nguy cơ cao nếu virus lợi dụng cơ hội để lây lan sang các nhóm dễ bị nhiễm như trẻ em và người miễn dịch suy giảm.
WHO kêu gọi ngành y tế theo dõi sát sao các triệu chứng như mẩn đỏ, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau lưng, đau cơ, mệt mỏi, và xét nghiệm người có các triệu chứng này.
Trước đó, AFP dẫn lời quan chức WHO Sylvie Briand hôm 27.5 cảnh báo rằng số ca nhiễm đã được ghi nhận có thể mới là khởi đầu.
"Chúng ta không biết liệu chúng ta có đang chứng kiến phần nổi của tảng băng hay không, nếu còn nhiều ca nhiễm chưa được phát hiện trong cộng đồng", theo bà Briand.
Ý nghĩa tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới nhất ở Mỹ Giới chuyên gia hy vọng tuyên bố sẽ tăng cường năng lực cho các nhân viên y tế và giúp người dân Mỹ cảnh giác hơn trước mối đe dọa này. Một điểm tiêm vaccine đậu mùa khỉ tại bang California (Mỹ) hôm 3/8. Ảnh: Bloomberg. Hôm 4/8, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Xavier Becerra chính thức ban...