Du lịch Trường Sa và tình yêu Tổ quốc
Ở đó không có những resort sang trọng với những hàng dừa nghiêng bóng đùa cùng gió biển như những hình ảnh ta vẫn thường thấy tiếp thị những tour du lịch biển đảo.
Thông tin về tour du lịch ra với Trường Sa trong mấy ngày qua đã khiến nhiều người Việt háo hức chờ mong.
Háo hức cũng là điều đương nhiên vì từ rất lâu rồi, trong mỗi người dân nước Việt, Trường Sa không chỉ là một địa danh như bao địa danh khác, không phải là những hòn đảo với cát với đá với cỏ cây như bao nhiêu hòn đảo khác.
Giữa thăm thẳm trùng dương tít tắp, những hòn đảo trên quần đảo này đã là một phần máu thịt trĩu nặng những yêu thương và muôn trùng khắc khoải.
Khắc khoải, bởi Trường Sa là quê hương xứ sở của mình nhưng để ra được đó sao quá khó! Không ít lần, những bạn bè của tôi, những dân du lịch thứ thiệt đã từng đi cả trăm quốc gia, dấu chân của họ in lên triền Himalaya đến mũi Hảo Vọng, từng sống qua những đêm trắng ở Saint Petersburg hay cưỡi lạc đà giữa sa mạc Sahara… nhưng với họ Trường Sa vẫn là một điểm đến đang còn nằm trong những giấc mơ.
Toàn canh đao Trương Sa lơn.
Tôi không quên cái đêm chia tay khép lại sau chuyến đi từ một quốc gia khá xa xôi trở về, một người bạn trong nhóm nói: Có cách gì để bọn mình có thể theo một chuyến tàu ra với Trường Sa không?
Người bạn tôi đã nuôi ý định xin xuống thuyền ngư dân, đi ra ngư trường cùng họ để may ra có thể lên được một hòn đảo nào đó của ta giữa Trường Sa.
Nhưng cách đi như vậy lại không đúng với quy định. Tôi bảo bạn ráng chờ, sẽ có ngày “tour Trường Sa” tái khởi động!
Nói là “tái khởi động” bởi từ năm 2004, chuyến du lịch ra Trường Sa từng được tổ chức với 100 du khách, điểm đến chỉ gồm hai nơi: đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây và có ghé Côn Đảo. Sau chuyến đi ấy, tour tạm ngưng vì nhiều lý do, nhưng ngần ấy cũng đủ cho nhiều du khách tham gia chuyến đi sung sướng tự hào đến tận hôm nay!
Video đang HOT
Niêm vui trên đao Trương Sa.
Và bây giờ, sau 11 năm tròn, cuối tháng 6 này, tour du lịch ra với Trường Sa khởi động trở lại. Mấy ngày qua, dưới những thông tin về tour du lịch này trên các trang báo điện tử, mọi người xôn xao hỏi nhau: Khi nào sẽ đi? Đăng ký như thế nào? Phương tiện thế nào? Chi phí ra sao?
Đã đến lúc chúng ta nên coi câu chuyện du lịch ra Trường Sa cũng như tour ra với các đảo Thổ Chu, Nam Du, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ…
Khác chăng là chặng đường ra với Trường Sa có xa xôi hơn, điều kiện phục vụ du khách có thể có khó khăn hơn, nhưng ra đến đó rồi thì câu chuyện hạ tầng phục vụ du khách sẽ không phải là điều du khách lưu tâm nữa.
Bởi trên hải trình đến với Trường Sa, du khách sẽ có những trải nghiệm rất riêng mà không một tour du lịch nào có được.
Năm trước, một doanh nhân trong chuyến ra Trường Sa đã nói rằng: “Khi ở đất liền, mỗi khi doanh nghiệp làm nghĩa vụ thuế cũng có ít nhiều tâm tư, nhưng ra đây mới biết rằng những khoản đóng góp của chúng tôi là quá nhỏ”.
Một sinh viên tham gia chuyến hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương lại nói rằng: “Nghĩ là ra đây để động viên những người lính, người dân trên đảo, nhưng ra đây rồi mới biết chính những người dân, người lính trên đảo đã động viên chúng tôi…”.
Rất nhiều xúc cảm chân thành như thế mà nếu không đặt chân lên Trường Sa sẽ khó mà cảm nhận được.
Vì thế, dễ hiểu rằng tour du lịch Trường Sa sẽ được đông đảo người dân mong đợi. Đi du lịch Trường Sa để góp phần khẳng định chủ quyền…, nhưng có lẽ ra Trường Sa còn vì một chân lý vô cùng giản dị: đi vì yêu và đi để thêm yêu Tổ quốc!
Biên trơi Trương Sa.
Theo Zing
Những điểm nhảy dù nguy hiểm chết người
Lao mình xuống từ độ cao hàng trăm mét, tận hưởng cảm giác phấn khích tột độ khiến những người mê nhảy dù đổ về các địa điểm đáng sợ này, dù nhiều nơi đã vào danh sách cấm.
Troll Wall, Na Uy: Đã có ít nhất 8 người chết ở nơi này. Nhảy dù tự do là hợp pháp ở Na Uy, nhưng điểm nhảy này thì bị cấm, do cứu hộ mất rất nhiều thời gian mới có thể đến chỗ người nhảy nếu họ gặp nạn. Năm 1984, Carl Boenish, cha đẻ của nhảy dù tự do, đã thiệt mạng ở đây sau khi lập kỷ lục nhảy từ địa điểm cao nhất lịch sử.
Cầu Perrine, Idaho, Mỹ: Tuy đây là điểm nhảy hợp pháp nhưng đừng để điều đó đánh lừa bạn, nơi này rất nguy hiểm. Cầu Perrine là công trình nhân tạo duy nhất trên nước Mỹ cho phép những người nhảy dù thực hiện đam mê. Lao mình từ cầu xuống hẻm núi phía dưới đem lại cảm giác thật tuyệt vời, nhưng không ít người đã phải trả giá. Chỉ riêng từ đầu năm 2015 tới thời điểm này đã có hai người thiệt mạng.
Thung lũng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ: Những vách đá hùng vĩ này gây ra nhiều cái chết cho người mê nhảy dù hơn bất cứ đâu trên thế giới. Thung lũng có nhiều điểm nhảy nhìn xuống khung cảnh tuyệt đẹp. Hàng nghìn người đã đánh cược mạng sống với tử thần để được trải nghiệm cảm giác phấn khích tột độ ở đây.
Đỉnh Meru Peak, Himalaya: Đây là nơi Glenn Singleman và Heather Swan thực hiện cú nhảy dù cao nhất từ điểm 6.604 m vào tháng 6/2006. Họ mất 22 ngày để trèo lên đây trong cái lạnh khủng khiếp. Cú nhảy xuống kéo dài 2 phút với vận tốc 200 km/h trước khi thả dù. Bạn không nên thử địa điểm này, trừ khi bạn là người thích leo núi và liều mạng.
Thác Angel, Venezuela: Đây là thác nước cao nhất thế giới và cũng là địa điểm nhảy dù được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bạn cần xin giấy phép để nhảy xuống từ độ cao gần 800 m này. Đồng thời, bạn phải thuê một hướng dẫn viên để đi bộ lên chân thác, sau đó trực thăng sẽ chở bạn lên đỉnh thác. Việc nhảy từ đây xuống khung cảnh tuyệt đẹp phía dưới không chỉ đầy phấn khích mà còn rất nguy hiểm.
Cầu New River Gorge, West Virginia, Mỹ: Những tay ưa mạo hiểm chỉ được phép nhảy ở đây vào một ngày duy nhất trong năm. Hơn 400 người mê nhảy dù đổ về đây và nhảy xuống từ độ cao gần 300 m trước sự chứng kiến của hàng nghìn du khách.
Burj Khalifa, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: Hervé le Gallou và Dave McDonnell đã lén leo lên tầng 155 của tòa tháp Burj Khalifa và trở thành hai người đầu tiên nhảy dù từ tòa nhà cao nhất thế giới. Sau đó Dubai đã cho phép họ nhảy dù từ tòa nhà nhưng có lẽ phải rất lâu sau họ mới dám thực hiện lại cú nhảy huyền thoại đó.
Đỉnh Thor, đảo Baffin, Canada: Ngọn núi mang tên thần sấm Thor đang giữ kỷ lục là nơi có vách đá dựng đứng cao nhất thế giới, lên tới 1.250 m. Những người mê nhảy dù từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để chinh phục đỉnh núi này dù đã bị cấm. Địa điểm nhảy dù nguy hiểm này nằm trong công viên quốc gia Auyuittuq và quãng đường lên đây không dễ dàng chút nào.
Tượng Chúa Cứu Thế, Brazil: Nhảy dù từ bức tượng nổi tiếng này không chỉ phạm pháp mà còn rất nguy hiểm. Do độ cao so với mặt đất chỉ là 30 m, người nhảy chỉ có khoảng 1,5 giây để bung dù kịp thời. Người đầu tiên nhảy thành công từ tay của bức tượng là Felix Baumgartner, vận động viên nhảy dù người Áo, vào năm 1999. Tới nay anh là người duy nhất lên được đó và nhảy xuống mà không bị bắt.
Tháp KL, Kuala Lumpur, Malaysia: Năm 1999, tháp KL đã trở thành "Trung tâm nhảy dù thế giới" khi cú nhảy đầu tiên được thực hiện tại đây. Kể từ đó, tháp là nơi diễn ra sự kiện nhảy dù trong đô thị lớn nhất với hơn 100 người tham dự. Suốt 4 ngày 3 đêm, họ lao ra khỏi đỉnh tháp từ độ cao 300 m trong cuộc thi tuyệt vời và thú vị nhất hành tinh.
Theo Zing
10 bể bơi vô cực đẹp hút hồn ở các nước Điểm chung của các bể bơi tuyệt đẹp này là ranh giới giữa thiên nhiên và nhân tạo dường như bị xóa bỏ. Khách sạn Beresheet, Mitzpe Ramon, Israel: Bể bơi nằm giữa sa mạc Negev, cách Tel Aviv 2 giờ đồng hồ. Bể nhìn ra miệng núi lửa Ramon 200 triệu năm tuổi. Four Seasons Safari Lodge Serengeti, Tanzania: Du khách đến...