Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế – xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Trong chủ trương chung đó, vấn đề gắn giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế du lịch vùng dân tộc miền núi đang nổi lên như một yêu cầu bức thiết. Bởi vì, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế – xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trên thực tế, việc gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng hiện nay vẫn đang còn nhiều hạn chế, vướng mắc; chưa khai thác, phát huy được nhiều lợi thế tiềm năng sẵn có.
Ở Hòa Bình, mảnh đất hùng vĩ của vùng Tây Bắc, đã có những điển hình trong phát triển du lịch gắn với khơi dậy sức mạnh, giá trị văn hóa cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số; mang lại những giá trị tham khảo quí cho nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả nước. Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, Mai Châu là một ví dụ.
Ảnh minh họa Internet
Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái
Bản Lác, huyện Mai Châu vùng đất giàu bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc
Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nằm trong vùng Tây Bắc nước ta, vùng đất được biết đến với địa hình đồi núi cao, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trong đó dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài 180km, rộng 30km, cao từ 1.500m trở lên; với các đỉnh núi cao nhất như Phăng Xi Phăng cao 3.142m, Yam Phình cao 3.096m, Pù Luông 2.983m…
Dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái gọi là “Khau Phạ” (Sừng Trời), là bức tường thành phía Đông của vùng Tây Bắc. Phía Nam vùng Tây Bắc là dãy núi đá vôi hình cánh cung chạy từ biên giới Việt – Lào tới tận Suối Rút (tỉnh Hòa Bình) và lên đến Bắc Yên (Sơn La). Từ Phong Thổ (Lai Châu) đến miền núi phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa là cao nguyên đá vôi hùng vỹ và rộng lớn. Với địa hình đặc trưng đó, Tây Bắc trở thành một vùng đất với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, trong đó nổi bật là tiềm năng trong phát triển du lịch trải nghiệm với những nét văn hóa, con người đặc trưng miền Tây Bắc (2).
Trong vùng đất Tây Bắc hùng vỹ đó, Mai Châu được biết đến là địa danh có cảnh quan xinh đẹp đặc trưng của Tây Bắc với núi cao, thiên nhiên trù phú từ mùa hoa, mùa quả đến mùa lúa chín cùng nét văn hóa đặc trung của các đồng bào sinh sống tại đây.
Mai Châu dù không có quá nhiều địa điểm nổi tiếng như du lịch Hà Giang hay Mộc Châu; nhưng có đủ ưu thế để phát triển du lịch trải nghiệm gắn với phát huy giá trị văn hóa dân tộc bản địa mang nét đặc trưng, giàu bản sắc của vùng văn hóa vùng Tây Bắc đất.
Bản Lác là một làng cổ thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Bản Lác chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Tây. Bản Lác là một trong những làng có tuổi đời hơn 700 năm và là nơi sinh sống của người dân tộc Thái Trắng.
Theo thuyết minh về Bản Lác Mai Châu trước đây, người dân hầu hết chỉ quanh quẩn thuộc 5 dòng họ. Họ chỉ làm nương và dệt thổ cẩm để sinh sống. Những năm gần đây khi được khách du lịch phát hiện và yêu mến, Bản Lác mới bắt đầu phát triển hơn, nhất là dịch vụ cho khách du lịch thuê nhà sàn để nghỉ ngơi. Bản Lác là điểm du lịch cộng đồng quen thuộc của nhiều du khách, nơi đây làm xao xuyến trái tim người đến bởi không khí yên bình, con người và thiên nhiên vô cùng hài hòa. Bản Lác không hào nhoáng, cũng không có cao lương mỹ vị mà mọi thứ đều dân dã, gần gũi với thiên nhiên. Do vậy, du khách có thể đến Bản Lác vào bất kỳ mùa nào trong năm để tận hưởng không khí se lạnh và trong lành nơi núi rừng. Bản Lác thu hút du khách bởi những ngôi nhà sàn nép mình bên những ngọn đồi của người dân. Từ nhà sàn, du khách có thể phóng tầm mắt ra cánh đồng lúa xanh mướt như chiếc thảm khổng lồ hay ngọn đồi ẩn hiện sau làn sương. Chỉ có khoảng 20 homestay dành cho khách du lịch ở đây. Vậy nên, có thể nói, Bản Lác Hòa Bình gần như vẫn giữ được nguyên vẹn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng, xen lẫn vẻ nên thơ của thung lũng, của những nương lúa.
Video đang HOT
Đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, giàu giá trị văn hóa và phát triển
Các tỉnh biên giới Tây Bắc là địa bàn sinh sống của 25 dân tộc (trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 73,03% dân số toàn vùng). Có một số tộc người có địa bàn sinh sống vắt ngang các đường biên giới quốc gia như: Mông, Thái, Hoa. Một số tộc người ở các tỉnh biên giới Tây Bắc còn chia thành các nhóm địa phương, chẳng hạn người Thái có các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen. Người Mông có các nhóm: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng, Mông Xanh (3)… Điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong trong đời sống văn hóa, phong tụng, tập quán của mảnh đất và con người vùng Tây Bắc giàu truyền thống lịch sử và nhiều tiềm năng phát triển trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
Trong dòng chảy địa danh văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tấy Bắc đó, Bản Lác là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái trắng với 5 họ tộc, cắm bản ở đây đã gần 700 năm. Trải qua hàng trăm năm với bao biến động của lịch sử, hưng phế của các triều đại… đồng bào Thái nơi đây vẫn thủy chung với đất, với bản mường. Từ ất và Nước của Mai Châu, họ đã tạo dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái Mai Châu có cội nguồn văn hóa Thái nhưng đã giao thoa và tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Mường – văn hóa “bản địa” của người Hòa Bình cổ.
Nét văn hóa nổi trội của người Thái ở Mai Châu là ngôi Nhà sàn đặc trưng. Nhà sàn của người Thái ở Mai Châu không còn giữ kiểu nhà sàn “chính thống” như ở Tây Bắc, trên hai đầu hồi không có “khau cút” – một nét đặc trưng tiêu biểu, đậm chất Thái Tây Bắc.
Ngôi nhà sàn ở Mai Châu gần gũi với kiểu dáng của nhà sàn Mường Bi nhưng gầm sàn nâng cao hơn, chân cột thanh hơn, cầu thang lên có lan can tay vịn, ván thưng vách chứ không dùng phên đan hoa văn như nhà sàn Mường.
Trước đây, người Thái có ba gian lớn: gian tiếp khách (hoóng noóc); gian giữa có bàn thờ ma nhà, bếp lửa để sưởi và uống rượu, chỗ ngủ của cả gia đình; gian bếp (hoóng cuộng), dành riêng cho phụ nữ làm bếp núc và dệt vải có cầu thang đi lên riêng. Ngày nay, bố cục các gian nhà có thay đổi để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và thích ứng với cuộc sống. Nhiều nhà đã bỏ gian bếp và làm nhà “kép” (nhà ở – bếp) cho tiện; nhưng bàn thờ, bếp lửa ở giữa nhà để sưởi và uống rượu cần, là những thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Thái. Bởi, nhà sàn không chỉ là nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày mà còn là nơi tế lễ, sinh hoạt văn hóa của gia đình họ hàng – cộng đồng trong dịp lễ hội bên bàn thờ – bếp lửa. Ngồi quanh vò rượu cần, nhâm nhi chén rượu, ngắm các cô gái Thái uyển chuyển trong váy áo tha thướt. Chiếc áo “cóm” mầu trắng, cổ tròn, xẻ hai bên vai để chui đầu, ôm gọn dáng hình thon thả, hòa hợp với chiếc váy đen dài trùm gót. Các cô gái Mai Châu càng đẹp hơn trong những ngày xuân vui hội với khăn trắng, áo Cóm trắng, váy đen có đính cạp rồng, cạp phượng, thắt dải lưng xanh hoặc đỏ, chùm dây xà tích bạc lóng lánh bên hông, cổ tay tròn trịa đeo 2 đến 3 chiếc vòng bạc.
Điều đặc biệt trong văn hóa người Thái ở Mai Châu là nét đẹp văn hóa gia đình. Trong mối gia đình người Thái ở đây, bố mẹ và con cái ít khi to tiếng với nhau. Đứa trẻ sinh ra đã được bố mẹ chăm ẵm chu đáo. Nhà có thịt con gà hay con vịt bao giờ cũng dành cái đùi cho các con. Từ năm đến mười tuổi, bố mẹ thường dẫn con đi xem lễ, ăn cưới, con cái được ngồi cạnh, có phần riêng. Trên mười tuổi, các con có quyền gây dựng vốn. Con trai gây vốn bằng cách kiếm cá, lấy gỗ, làm nương rẫy, săn bắn thú, lấy măng, nhặt quả, dệt vải, chăn nuôi… Chàng rể có bổn phận chăm sóc bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ của mình. Con dâu, khi đã về nhà chồng vẫn có quyền đi lại thăm hỏi bố mẹ đẻ. Các bậc cha mẹ không có sự phân biệt con đẻ và con nuôi, con vợ lẽ và con vợ cả, con chung và con riêng… tôn trọng sự lựa chọn người yêu của con cái.
Trong ngôi nhà của người Thái Mai Châu, mỗi cặp vợ chồng ở một màn, màn rộng, màu xám thay cho tấm phên ngăn. Hôn nhân của người Thái quy định người con trai phải ở rể một đến ba năm, sau mới chính thức đưa vợ về nhà mình. Quy định đó đã phần nào hạn chế tính gia trưởng, phụ quyền, tạo điều kiện cho người vợ và người chồng hướng tới sự bình đẳng, sống có trách nhiệm với nhau. Trong xã hội cổ truyền Thái, mẫu người lý tưởng không phải là bậc hiền nho quân tử của đạo Khổng, càng không phải là mẫu người lắm tiền nhiều của, mà là người chăm việc lo lắng cho dân trong làng bản, xả thân giúp đỡ mọi người khi cần thiết. Khiêm nhường là đặc trưng trong giao tiếp của dân bản Thái. Họ không nhận về mình cái hay, cái giỏi cho đó là còn kém, còn phải vươn lên nhiều mới xứng lời khen của mọi người.
Ngoài ra, nói đến văn hóa người Thái ở Mai Châu ai cũng nghĩ ngay đến nét đẹp trong văn hóa hiếu khách, quý khách. Có chứng kiến một cuộc đón khách đến nhà, mới thấy hết tấm lòng quý khách của dân tộc Thái. Khách tới nhà có nhiều loại, có khách đến chơi thăm, lại có khách đến nhờ vả. Dù là khách nào chăng nữa hễ đã đến chân cầu thang, cầm gáo ống nứa múc nước rửa chân, gia đình vui mừng lắm, ống nứa rửa chân thường bé, không phải làm thế để tiết kiệm nước, đây là cách hãm chân khách, khách có rửa chân lâu một chút, người trên nhà mới kịp chuẩn bị chu đáo. Khách lên sàn, bà chủ đã vận quần áo đẹp ra đón, dịu dàng trải chiếu để chồng mời khách…
Bản của người Thái gồm nhiều nhà sàn dựng liền nhau, nhà nọ gọi nhà kia nghe rõ. Đây là kiểu bố cục để chống thú dữ và giặc cướp vào bản. Bản gồm nhiều dòng họ khác nhau cùng cộng cư sinh sống, có ý thức cộng đồng cao. Các già làng được tôn trọng, có uy lực sai khiến con cháu. Mỗi thành viên của Bản đều chịu sự chăm lo giúp đỡ nhiều các thành viên khác trong bản, vì lẽ đó trong họ xuất hiện tâm lý chịu ơn. Đã chịu ơn phải có trách nhiệm quý trọng, giúp đỡ trả lại người cùng Bản.
Người Thái không chấp nhận lối sống chỉ biết có mình, vun vén cho mình, càng không chấp nhận lối sống tự phụ, huênh hoang, vỗ ngực ta đây là người tài, người giỏi. Người Thái Mai Châu hôm nay vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc trong từng nếp nhà, trong sinh hoạt văn hóa với y phục, âm nhạc, lễ và hội truyền thống. Bên bếp lửa nhà sàn, ta được thả mình, hòa mình vào hồn Thái Mai Châu trong tiếng khèn, điệu múa của các thiếu nữ Thái mềm mại, tươi đẹp; càng thêm yêu, thêm thấm thía hồn dân tộc. ó chính là mạch ngầm, vẫn hằng chảy xuyên qua thời gian, để làm nên giá trị văn hóa đích thực (4).
Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, Mai Châu
Bản Lác là điểm du lịch lớn nhất của xã Chiềng Châu và cũng là điểm du lịch lớn nhất của huyện Mai Châu. Du lịch bản Lác bắt đầu phát triển một cách tự phát vào những năm thâp niên sáu mươi thế kỷ XX, đến năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, hiện nay đang là điểm du lịch nông thôn mỗi năm thu hút hàng chục nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan (5).
Thời gian qua, phát triển du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
Thứ nhất, du lịch trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái Bản Lác trước hết là khai thác tốt từ lợi thế điều kiện tự nhiên. Bản Lác là nơi có núi rừng đại ngàn, thung lũng xanh mướt, với màn sương mờ đục và không khí se lạnh ôn hòa, chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa tây bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23C, thường có gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Vì vậy, du lịch ở Bản Lác phát triển được quanh năm với lượng khách thập phương đến tham quan nghỉ ngơi đều trong cả 4 mùa, lượng khách mỗi năm lên đến hàng trăm ngàn lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ khá đông.
Thứ hai, du lịch Bản Lác phát triển được nhờ khai thác tốt lợi thế tiềm năng tài nguyên của địa phương, như: có nhiều di tích, danh thắng mang giá trị lịch sử – văn hóa và cảnh quan đẹp, trong đó nổi bật có 3 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận: Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông; nổi tiếng với loại hình nghệ thuận múa gồm Múa Mùn, Múa Loóng, Múa Xòe… và đặc trưng với các nhạc cụ của người Thái như Khèn Bè, Kèn, Chiêng, Cồng, Trống, Chập chóe… là nơi có nhiều các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Xên Bản, Xên Mường; Lễ hội Cầu Mưa; Lễ hội Chá chiêng. Chiềng Châu là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, rượu cần…
Đến tham quan Bản Lác có cảm giác như được thực sự sống trong một không gian văn hóa mang đậm sắc thái của đồng bào dân tộc Thái cổ xưa nhưng đang từng bước vươn mình phát triển và hội nhập.
Ngoài ra, lợi thế nổi trội để phát triển du lịch ở Bản Lác là cảnh đẹp 4 mùa: Mùa Xuân: Bản Lác đẹp vô cùng với hoa nở rực rỡ khắp các con đường, triền núi, sườn đồi, nắng dát vàng trên những tán cây, gió vi vu qua những cánh đồng xanh mát. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Chiềng Châu ngập tràn sắc đào, sắc mận. Vào cuối Xuân thì núi rừng lại được thay áo mới bằng sắc ban trắng tinh khôi. Mùa Hạ: Cả Bản được nhuộm xanh bởi những đồi chè, nương lúa, nương ngô. Mùa Thu: Bản làng đẹp mượt mà với những cánh đồng lúa xanh, cánh đồng lúa chín vào cuối mùa thu. Mùa Đông: Đẹp rực rỡ với sắc hoa đào, khói sương bảng lảng ở các thung lũng…
Thứ ba, du lịch Bản Lác phát triển được không thể không nói đến nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Thái, nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng như: Xôi ngũ sắc, cơm lam muối vừng, gà đồi hấp, gà đồi nướng giấy bạc, gà đồi nướng mật ong, gà quay, gà xào sả ớt, cá suối chiên, cá suối hấp lá dong, cá trắm nướng lá chuối, lợn mường hấp, lợn mường nướng, thịt ba chỉ cuốn lá bưởi nướng than hoa, rau rừng luộc, rau cải mèo luộc, mướp ngọt luộc chấm vừng, măng xào, măng chua chấm vừng, măng đắng, ong rừng xào măng, rượu cần…
Ngoài ra, địa phương đã khai thác rất hiệu quả du lịch trải nghiệm chợ phiên Bản Lác. Đi dạo chợ phiên vào sáng sớm, du khách sẽ thấy ở đây bày bán rất nhiều sản phẩm đặc sản của miền rẻo cao. Đặc biệt du khách có thể sẽ choáng ngợp với những quầy hàng nhiều màu sắc đến từ khăn choàng, áo, váy thổ cẩm, váy xòe Thái, sáo trúc, nỏ… với giá cả phải chăng.
Thứ tư, để khai thác và phát triển du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, Mai Châu, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và các địa phương khác khai thác hiệu quả tua, tuyến du lịch đến với Bản Lác rất hiệu quả. Thông thường, du khách xuất phát từ Hà Nội theo Đại lộ Thăng Long vào đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình để đến thành phố Hòa Bình. Sau khi dừng chân nghỉ ngơi, du khách tiếp tục từ thành phố Hòa Bình đi đến Mai Châu và Bản Lác. Từ đây, du khách vượt dốc Cun và đèo Thung Khe. Trên đường đi, đèo Thung khe hiện ra trước mắt với địa hình hiểm trở nhưng lại hùng vĩ. Du khách có thể dừng lại check in phong cảnh tại Thung Khe, nhìn xuống thung lũng Mai Châu thanh bình với đồng ruộng nhà những mái nhà nhỏ. Qua khỏi Thung Khe, du khách sẽ tiếp tục đi thêm một đoạn nữa để đến Bản Lác. Sau đó, du khách dừng chân, nghỉ ngơi nhiều ngày ở các homestay, chính là những ngôi nhà sàn là một đặc trưng của văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu. Về phương tiện di chuyển, du khách có thể lựa chọn giữa đi bằng xe máy ô tô cá nhân hoặc đi bằng xe khách. Với những du khách đam mê khám phá, thích ngắm trọn phong cảnh trên những cung đường phượt thì xe máy sẽ là lựa chọn yêu thích.
Với việc khai thác, phát huy những lợi thế sẵn có đó, theo báo cáo UBND huyện trong giai đoạn đầu thực hiện đề án về phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030, địa phương đã thu hút được số dự án phát triển du lịch ngày càng nhiều. Tính đến 2021, tổng số dự án ở lĩnh vực du lịch đã được chấp thuận cho khảo sát, lập chủ trương đầu tư là 22 dự án, trong đó đã có 18 dự án đi vào hoạt động, số vốn đăng ký 1.321 tỷ đồng, số vốn đã thực hiện 318 tỷ đồng (6). Từ việc đầu tư phát triển mạnh mẽ đó, Mai Châu đã trở thành điểm sáng của Hòa Bình trong phát triển du lịch thời gian qua. Năm 2019, thời điểm du lịch đang phát triển ổ định khi chưa chịu tác động của đại dịch Covid-19, huyện Mai Châu đón khoảng 379.500 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 166.500 lượt; khách nội địa khoảng 213.000 lượt; tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch khoảng 236 tỷ đồng (7).
Từ thực trạng, với những hiệu quả nổi bật của du lịch thời gian qua, trong thời gian tới, phát triển du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, Mai Châu cần chú ý một số vấn đề như: Khi chính cộng đồng đang cố gắng quan tâm giữ gìn bản sắc riêng, chính quyền, doanh nghiệp cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển du lịch về lợi ích kinh tế với giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, mang giá trị đặc trưng trong sự phát triển bền vững.
Chính quyền các địa phương cần có định hướng, kế hoạch phát triển bài bản, khoa học và thiết thực, tạo cơ sở xây dựng chính sách phù hợp, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển du lịch một cách bền vững qua việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng, chủ động đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm, mở rộng liên kết với các địa phương khác để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị.
Đồng thời, cũng cần huy động được sự vào cuộc của các ngành, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ người dân để hoạt động du lịch thật sự phát huy hiệu quả. Về phía người dân, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng trên tinh thần hợp tác, đồng thuận và vì sự phát triển cộng đồng. Bảo đảm được các yếu tố này, du lịch trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái ở Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình sẽ luôn có sự phát triển bền vững, góp phần vào phát triển du lịch vùng Tây Bắc và cả nước.
Khám phá Nghệ An - Nơi hội tụ văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực
Nghệ An, vùng đất đầy sức sống và giàu bản sắc, không chỉ là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn là điểm đến lý tưởng để khám phá văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực.
Với những di tích lịch sử lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nền ẩm thực độc đáo, Nghệ An là điểm dừng chân không thể bỏ qua cho những ai muốn hòa mình vào vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của Việt Nam. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất tại Nghệ An nhé!
Văn hóa đậm đà bản sắc xứ nghệ
Nghệ An là nơi hội tụ của những giá trị văn hóa đặc sắc. Khi đến với Nghệ An, bạn không thể bỏ qua Làng Sen quê Bác - nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức về thời thơ ấu của Bác và những giá trị văn hóa truyền thống của người dân xứ Nghệ. Tại đây, bạn sẽ được tham quan ngôi nhà tranh đơn sơ của gia đình Bác, cùng với vườn cây, giếng nước và những hiện vật giản dị gắn liền với tuổi thơ của Người. Khi đi Du lịch Nghệ An thì chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ ghé thăm làng Sen quê Bác.
Ngoài Làng Sen, đền Cờn - một trong những ngôi đền linh thiêng nhất ở Nghệ An, cũng là điểm đến văn hóa không thể bỏ qua. Đền Cờn nằm ở huyện Quỳnh Lưu, được xây dựng từ thế kỷ XIII, và là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong "Tứ Bất Tử" của tín ngưỡng Việt. Lễ hội Đền Cờn diễn ra vào tháng Giêng hàng năm, thu hút hàng nghìn người tham gia với các nghi thức truyền thống và hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Thiên nhiên hoang sơ và tuyệt đẹp
Nghệ An sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và tuyệt đẹp. Công viên Quốc gia Pù Mát, nằm trên dãy Trường Sơn, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Pù Mát có hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hươu sao, và nhiều loài chim đẹp. Tại đây, bạn có thể tham gia các tour trekking để khám phá rừng rậm, thác Khe Kèm hùng vĩ và những con suối trong xanh, mang đến cho du khách cảm giác hòa mình vào thiên nhiên hoang dã.
Ngoài Pù Mát, bãi biển Cửa Lò cũng là một trong những điểm đến nổi tiếng của Nghệ An. Bãi biển Cửa Lò có bãi cát trắng dài và nước biển trong xanh, là nơi lý tưởng để thư giãn và tham gia các hoạt động thể thao nước như chèo thuyền kayak, lướt ván. Đặc biệt, từ Cửa Lò, bạn có thể ghé thăm đảo Lan Châu, nơi mang vẻ đẹp hoang sơ với nhiều góc nhìn đẹp ra biển và là nơi lý tưởng để ngắm bình minh hoặc hoàng hôn. Ghé Cửa Lò hãy tham khảo những Khách sạn Cửa Lò tốt nhất hiện nay để thuận tiện cho việc trải nghiệm du lịch.
Ẩm thực Nghệ An - Hương vị đặc trưng
Ẩm thực Nghệ An là sự kết hợp hài hòa giữa hương vị mộc mạc và đậm đà, phản ánh rõ nét văn hóa và cuộc sống của người dân nơi đây. Cháo lươn Vinh là món ăn nổi tiếng nhất Nghệ An, với thịt lươn mềm, ngọt, kết hợp với nước dùng cay nồng, tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên. Món cháo lươn không chỉ được người dân địa phương yêu thích mà còn làm say lòng nhiều du khách khi đến đây.
Nhút Thanh Chương là món ăn dân dã đặc trưng khác của Nghệ An, được làm từ mít non muối chua, mang lại vị chua nhẹ và giòn giòn, rất thích hợp để ăn kèm với cơm. Ngoài ra, bánh mướt Nghệ An - một món ăn đơn giản giống như bánh cuốn nhưng có cách chế biến và hương vị riêng - cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng.
Nếu bạn là người thích khám phá những món ăn độc đáo, hãy tìm hiểu thêm các món ăn khác của Nghệ An, nhất là các đặc sản Nghệ An khác như Cháo canh, Tương Nam Đàn, Bánh đa Đô Lương, mực nháy Cửa Lò... và rất nhiều đặc sản khác.
Trải nghiệm Nghệ An - Vùng đất đáng nhớ
Nghệ An không chỉ là nơi để tham quan, mà còn là nơi để bạn thực sự trải nghiệm và cảm nhận. Từ những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc đến những chuyến đi khám phá thiên nhiên hoang sơ, Nghệ An mang đến cho du khách những cảm xúc sâu lắng và những khoảnh khắc không thể nào quên.
Để khám phá Nghệ An, bạn hãy tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích ở 1 website chuyên về thông tin du lịch, ẩm thực, văn hóa địa phương như Toplistnghean.com. Toplist Nghệ An có cung cấp nhiều bài viết, thông tin đa chiều và những kiến thức hữu ích về các địa điểm du lịch, các nhà hàng khách sạn và vô số món ăn ngon phục vụ nhu cầu tìm kiếm của bạn đọc.
Lời kết
Nghệ An là nơi hội tụ của thiên nhiên hoang sơ, văn hóa đậm đà và ẩm thực đặc sắc. Với những giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, cảnh quan tuyệt đẹp và hương vị ẩm thực khó quên, Nghệ An xứng đáng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Hãy lên kế hoạch và khám phá vùng đất đầy sức sống này để có những trải nghiệm tuyệt vời cho mùa hè này nhé!
Thái Lan phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng tại một thành phố cổ nổi tiếng Thành phố Sukhothai mang đậm tính lịch sử và văn hóa của Thái Lan. Những dấu ấn còn lại của thành phố từ thời kỳ Vương quốc Sukhothai phát triển rực rỡ trong thế kỷ 13 và 14 đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thực sực đặc biệt. Được xem là lễ hội hoa đăng, Loy Krathong là một lễ...