Du lịch thế giới tiếp tục giảm sâu
Cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử ngành du lịch bước sang năm thứ 2 và ngày càng trầm trọng, khi lượng khách quốc tế đã giảm tới 85%.
Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), 5 tháng đầu năm 2021, các điểm đến trên toàn cầu tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lượng khách quốc tế. Nếu so với năm 2019 trước khi có đại dịch, con số giảm đã là 85% (năm 2020 con số này là 65%).
Theo ghi nhận, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chịu sự sụt giảm lớn nhất về lượng khách quốc tế, với mức giảm 95% so với cùng kỳ 2019. Châu Âu ghi nhận mức giảm 85%, Trung Đông 83%, châu Phi 81% và châu Mỹ giảm 72%. Vào tháng 6, số điểm đến đóng cửa hoàn toàn, không nhận khách quốc tế là 63, so với 69 điểm vào tháng 2, trong số này có 33 ở các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Số lượng khách quốc tế lưu trú qua đêm tại các khách sạn đã giảm 147 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2020 và 460 triệu lượt so với năm 2019. Tuy nhiên, có một tín hiệu vui nho nhỏ khi lượng khách quốc tế của tháng 5/2021 giảm 82% (so với tháng 5/2019), trong khi con số của tháng 4 là 86%. Điều này xuất hiện khi một số điểm đến bắt đầu nới lỏng các hạn chế và niềm tin của du khách bắt đầu tăng nhẹ.
Du lịch quốc tế tiếp tục khủng hoảng sâu, dù có một vài dấu hiệu khởi sắc nhẹ.
Tổng thư ký UNTWO, Zurab Poloikashvili, cho biết đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trên toàn thế giới, phối hợp truyền thông hiệu quả về các cải tiến công cụ kỹ thuật số để thuận lợi hơn cho việc di chuyển trong thời điểm hạn chế đi lại sẽ là yếu tố quan trọng, xây dựng niềm tin vào du lịch và khởi động lại du lịch.
Mối lo ngại gia tăng về biến thể Delta của Covid-19 đã khiến một số quốc gia áp dụng lại các biện pháp hạn chế. Ngoài ra, sự biến động và thiếu thông tin rõ ràng về các yêu cầu nhập cảnh có thể tiếp tục đè nặng lên việc nối lại các chuyến du lịch quốc tế trong mùa hè ở bắc bán cầu. Các chương trình tiêm chủng trên khắp thế giới, cùng với các hạn chế nhẹ nhàng hơn với khách du lịch đã tiêm chủng, sử dụng các công cụ kỹ thuật số như hộ chiếu vaccine điện tử của EU đều đang góp phần vào việc bình thường hóa dần việc du lịch.
Có những tín hiệu vui khi du lịch nội địa đang thúc đẩy sự phục hồi ở nhiều điểm đến, đặc biệt là những quốc gia có dân số đông. Công suất ghế hàng không nội địa ở Trung Quốc và Nga đã vượt mức trước khủng hoảng, trong khi du lịch nội địa ở Mỹ cũng cho thấy nhiều tín hiệu tốt trong vài tháng gần đây.
Video đang HOT
Trước đại dịch, du khách Trung Quốc được cho là đóng góp nhiều nhất cho du lịch thế giới.
Du lịch quốc tế đang có chút dấu hiệu khởi sắc, mặc dù sự phục hồi vẫn còn rất mong manh và không đồng đều. Các chuyên gia cho rằng, do hậu quả của đại dịch toàn cầu Covid-19, du lịch thế giới khó có thể hồi phục trước năm 2023.
Maldives trông thế nào trước khi 'quả bom du lịch' ập đến
Quốc đảo ở Ấn Độ Dương từng được đánh giá không đủ tiềm năng để thu hút khách quốc tế.
Tuy nhiên, sau khoảng 50 năm, mọi thứ đã thay đổi.
Ngày nay, Maldives nổi tiếng là thiên đường nghỉ dưỡng cho giới nhà giàu. Tuy nhiên, trong quá khứ, người dân trên quốc đảo này chủ yếu theo nghề chài lưới nhờ vào lợi thế tự nhiên. Phải tới năm 1972, khi resort Kurumba Maldives bắt đầu mở cửa đón khách, vị thế của Maldives trên bản đồ du lịch thế giới mới bắt đầu thay đổi. Trong ảnh, số du khách ít ỏi tìm đến Maldives những năm 1970.
Thời điểm đón, Maldives chỉ có một đường băng nhỏ trên đảo Hulhule (sân bay quốc tế hiện nay). Tất cả do các tình nguyện viên góp sức xây dựng. Tuy nhiên, những chuyến bay không được tổ chức thường xuyên.
Thời điểm đó, Maldives như tờ giấy trắng, không ngân hàng, không sân bay, không điện thoại mà chỉ liên lạc bằng radio hoặc mã Morse. Thậm chí, các chuyên gia từ UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc) còn nhận định Maldives không thể phát triển du lịch vì điều kiểu cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng quá kém.
Những chỗ ở đầu tiên dành cho khách được làm từ san hô và đá vôi. Nhiều vật liệu hoặc một số hàng hóa không có sẵn ở đảo được vận chuyển bằng tàu biển, thời gian đôi khi kéo dài tới 3 tháng. Dịch vụ viễn thông kém, tin tức chậm trễ là điều dễ thấy trong những ngày đầu Maldives đón khách du lịch. Theo CNN, du khách phải tự chuẩn bị hết đồ đạc khi tới đây vì trên đảo không có cửa hàng.
Trước khi du lịch phát triển, chỉ có khoảng vài cư dân trên hòn đảo mà Kurumba Maldives hiện tọa lạc. Những "thượng đế" đến đây ngày đầu không được tham gia các buổi chèo ván hay đi tàu cao tốc sang đảo khác để dùng bữa tối dưới bầu trời đầy sao. Họ hầu như chẳng có gì làm ngoài câu cá và tắm nắng.
Những resort thô sơ trong ngày đầu ở Maldives.
Khung cảnh không quá sang, xịn như Maldives thiên đường của ngày nay.
Sảnh resort vào thời điểm đó khá đơn sơ.
Vào những ngày đầu, du khách tới đây trải nghiệm du lịch theo kiểu "hippie". Họ tổ chức những buổi tiệc nướng ngoài trời, cùng nhau đánh guitar, hát hò.
Ý tưởng đưa khách nước ngoài đến một hòn đảo thiếu thốn ở Ấn Độ Dương lúc bấy giờ không được đánh giá cao.
Những bức ảnh hiếm hoi của Maldives thưở còn hoang sơ.
Trước dịch Covid-19, Maldives cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là khí hậu. Nước biển dâng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân trên đảo. Người dân cũng từng được khuyến cáo rời quốc đảo này.
Theo chân chàng trai đưa khách quốc tế khám phá Hà Nội qua... smartphone Lê Hoàng - một hướng dẫn viên du lịch, đã thực hiện các tour du lịch trực tuyến để có thể giới thiệu hình ảnh Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến du khách quốc tế ngay giữa đại dịch. Dịch Covid-19 đã tác động lớn tới hầu hết mọi mặt đời sống, xã hội. Trong đó, du lịch là...