Du lịch Thái Lan hút khách châu Âu dịp lễ hội cuối năm
Du lịch Thái Lan đang tăng cường các nỗ lực nhằm cán đích mục tiêu đón 36,7 triệu lượt du khách quốc tế năm 2024.
Đặc biệt là nâng cao sức hấp dẫn của Thái Lan với phân khúc du khách cao cấp Trung Quốc và châu Âu.
Thái Lan đang gia tăng nỗ lực khai thác thị trường du khách cao cấp Trung Quốc và châu Âu, dịp lễ hội cuối năm 2024. Ảnh: Bangkok Post
Du lịch Thái Lan khuấy động phân khúc du khách cao cấp Trung Quốc, châu Âu dịp lễ hội cuối năm
Theo nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, quốc tế đánh giá cao du lịch Thái Lan với cuộc sống về đêm sôi động, các bãi biển và công viên quốc gia tuyệt vời, tốc độ phục hồi du lịch ấn tượng.
Để khuấy động hơn nữa dòng du khách quốc tế, nhất là phân khúc du khách cao cấp thuộc giới trung lưu và “nhà giàu” Trung Quốc cũng như châu Âu, Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) đang gia tăng nỗ lực nêu bật các dịch vụ du lịch đa dạng của “đất nước nụ cười”.
Mới đây nhất tại Hội chợ Du lịch quốc tế Trung Quốc (CITM) 2024 vừa được tổ chức ở Thượng Hải từ 22-24/11, TAT làm nổi bật sức hấp dẫn của Thái Lan với du khách Trung Quốc theo chủ đề “Hãy vui vẻ ở Thái Lan tuyệt vời” (“Let’s Have Fun in Amazing Thailand”).
Hình ảnh về các tour du lịch Thái Lan hạng sang tràn ngập trên Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư) – phương tiện truyền thông xã hội và nền tảng thương mại điện tử, được coi như sự thay thế của Instagram ở Trung Quốc. Ảnh: XHS
Du khách trải nghiệm Skywalk tại tòa nhà King Power Mahanakhon, nơi có tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra đường chân trời Thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP
Hoạt động này là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của TAT, nhằm thu hút phân khúc du khách Trung Quốc thuộc giới trung lưu và giàu có tới Thái Lan lưu trú lâu hơn và gia tăng mức chi tiêu. Qua đó Thái Lan càng củng cố vị thế như một điểm đến du lịch bền vững và được du khách yêu thích.
Theo báo Bangkok Post ngày 12/11, Thái Lan được dự báo sẽ cán đích thu hút 36,7 triệu lượt du khách quốc tế năm 2024, sau khi đã đón khoảng 30 triệu lượt khách đến. Trong đó Trung Quốc nổi lên là thị trường nguồn cung cấp du khách outbound (khách xuất cảnh du lịch nước ngoài) lớn nhất với hơn 5,86 triệu lượt khách tới Thái Lan từ tháng 1 đến ngày 10/11. Nhiều nhất là du khách outbound Thượng Hải. Dự kiến Thái Lan cũng sẽ đạt mục tiêu thu hút 7,3 triệu du khách Trung Quốc năm 2024.
Video đang HOT
Bangkok thu hút rất đông du khách đổ tới các di tích lịch sử rực rỡ trong Lễ hội Sông (River Festival) vừa diễn ra từ 14-16/11. Ảnh: Bangkok Post
Tương tự như vậy, TAT đang gia tăng nỗ lực khai thác thị trường du khách cao cấp châu Âu, với một trong các biện pháp là hợp tác với những thương hiệu cao cấp để tối đa hóa doanh thu du lịch.
Từ đó hướng tới mục tiêu mới năm 2025 là đạt mức kỷ lục đã được ghi nhận năm 2019 (gần 40 triệu lượt khách đến, tạo ra nguồn doanh thu du lịch 60 tỉ USD). Theo mục tiêu mới, TAT hy vọng thu hút 11 triệu lượt du khách bay đường dài bao gồm 8,2 triệu du khách châu Âu.
Du lịch Thái Lan với màn lật ngược tình thế của “phố Tây ba lô” Khaosan dịp lễ hội cuối năm
Tại một điểm nóng thu hút du khách châu Âu tại Thủ đô Bangkok, báo Thái Lan Thaiger ngày 25/11 đưa tin cho biết: Du khách châu Âu thường chiếm từ 70-80% số khách đến (chủ yếu từ Anh, Pháp, Đức, Italy) và đặt phòng khách sạn trên đường Khaosan (Khaosan road) nổi tiếng được mệnh danh là “phố Tây ba lô”. Số còn lại đến từ các nước châu Á.
Nhưng trước thềm dịp lễ hội cuối năm 2024, “phố Tây ba lô” Khaosan đang đối mặt với sự sụt giảm số lượng đặt phòng khách sạn. Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khaosan – ông Sanga Ruangwattanakul, số du khách đặt chỗ cho 2 ngày trọng điểm 30 – 31/12 đã giảm từ 70% cùng kỳ năm ngoái xuống còn khoảng 60% năm nay. Lý do bởi không ít du khách châu Âu lo ngại xung đột Nga-Ukraine nóng lên.
Sức hấp dẫn của Thái Lan đặc biệt được thể hiện qua những lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống cổ xưa. Ảnh: flightgift
“Tết té nước” (Songkran Festival) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan, được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 dương lịch). Ảnh: iStock
Khaosan theo mô tả của một nhà văn Thái Lan là “một đoạn đường ngắn nhưng có giấc mơ dài nhất thế giới”, cách Hoàng Cung và Chùa Phật Ngọc Wat Phra Kaew ở Bangkok khoảng 1km về phía Bắc. Đường Khaosan được nhiều du khách quốc tế biết đến là một trung tâm hội hè, tiệc đường phố và màn té nước khổng lồ dịp “Tết té nước” Songkran của Thái Lan.
Bất chấp tình hình hiện tại, ông Sanga vẫn đặt cược vào sức hấp dẫn lâu dài của “phố Tây ba lô” Khaosan như một thỏi nam châm khổng lồ, sẽ lật ngược tình thế hút khách mạnh hơn từ tháng 12.
Vốn là một khu chợ gạo lớn, đường Khaosan đã phát triển thành “khu du lịch bụi” lớn nhất thế giới, còn được gọi là “phố Tây ba lô” nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: TripSavvy
Cảnh hội hè, tiệc đường phố nổi tiếng đêm giao thừa trên “phố Tây ba lô” Khaosan ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: kampatour
Theo phong cách chuẩn Khaosan, tinh thần lễ hội cuối năm lên tới đỉnh điểm từ ngày 24/12 với màn trình diễn đèn Giáng sinh rực rỡ. Trong đêm giao thừa “phố Tây ba lô” Khaosan sẽ càng tràn đầy năng lượng và sự phấn khích, khiến nó trở thành địa điểm không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của mọi phân khúc du khách.
Đặc biệt màn đếm ngược vô cùng sôi động đêm giao thừa 31/12 tại “phố Tây ba lô” Khaosan hứa hẹn gây choáng ngợp, với dự kiến thu hút từ 50.000 đến 70.000 người đổ tới. Trung bình mỗi du khách chi khoảng 1.000 baht sẽ góp phần mang lại hơn 70 triệu baht (hơn 2 triệu USD) cho nền kinh tế địa phương.
Choáng ngợp cảnh thả đèn trời đang 'hot' nhất Thái Lan
Thả hoa đăng, thiên đăng là 2 trong số hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Yi Peng và Loi Krathong của Thái Lan vào tháng 11 dương lịch hàng năm.
Lễ hội đèn trời ngoạn mục
Yi Peng là một trong số lễ hội lớn của người Xiêm và được tổ chức cùng lúc với lễ hội Loi Krathong, thời điểm để người dân tạo công đức, bày tỏ niềm tôn kính với Đức Phật. Sự kiện thường niên diễn ra vào tối ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch của Thái Lan (lịch Lanna), thường nhằm vào tháng 11 dương lịch. Do đó, du khách có thể thả Khomloy (đèn lồng thường được làm từ chất liệu mỏng như giấy gạo, sau đó kéo căng bằng khung tre, gắn nến hoặc bình nhiên liệu bên trong) với đa dạng hình thức từ dưới sông, trên trời, treo trên cây hoặc tòa nhà. Du khách Dũng Coli (39 tuổi, TP.HCM), người tham gia trải nghiệm lễ ngày 14-17/11, cho biết khung cảnh hàng nghìn đèn trời lung linh tại Chiang Mai khiến nam du khách choáng ngợp dù đã 2 lần chứng kiến. Anh chia sẻ thêm vé xem lễ hội Yi Peng mở bán với giá dao động 3-12 triệu đồng, tùy thuộc vào hạng Elite (cao nhất) - Premium - VIP hay Standard (tiêu chuẩn), đã bao gồm buffet ẩm thực Lanna. Ở mỗi mức vé, du khách sẽ được tặng quà khác nhau, chẳng hạn hạng tiêu chuẩn sẽ có túi nhỏ cỡ A5, hạng VIP với túi si cỡ A4 và một lá bồ đề bằng đồng.
Thăm làng dân tộc cổ dài
Bên cạnh sự kiện chính, chính quyền tỉnh Chiang Mai còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa khác để thu hút khách tham quan trong khuôn khổ lễ hội chẳng hạn xem biểu diễn ánh sáng và múa ở đền cổ, thắp đèn nến và viết câu chúc lên giấy ở các khu vực triễn lãm công cộng. Đáng chú ý là lịch trình thăm làng dân tộc cổ dài Kayan. Theo Dũng, du khách sẽ bắt gặp những người phụ nữ đeo hàng chục vòng đồng trên cổ, ngồi bên cạnh khung cửi, một số người thậm chí còn mang vòng cả vào chân và tay. Trên thực tế, cổ của những người phụ nữ này giống người bình thường, song số lượng vòng gây áp lực lên xương đòn và ngực nên chiều dài cổ cũng được nới ra. Ngoài việc tìm hiểu tộc người Kayan, du khách có thể đeo thử những chiếc vòng này (phải do người có kinh nghiệm thực hiện nếu không sẽ không thể nuốt thức ăn).
Rộn ràng đón Tết té nước ở các quốc gia Đông Nam Á Là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất, Tết té nước ở một số quốc gia Đông Nam Á đang là lựa chọn của nhiều du khách trên thế giới. Bởi Tết té nước mang tính chất cộng đồng rộng rãi, tất cả đều cùng hòa vào những điệu nhảy, ca hát, té nước và tận hưởng niềm vui bất tận...