Du lịch Tây Bắc: Vẻ đẹp mê hồn của ruộng bậc thang Phong Dụ Thượng
Sau những tháng ngày khô hạn, ruộng bậc thang ở Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được đánh thức bởi cơn mưa đầu hạ tạo nên khung cảnh đẹp giữa núi rừng Tây Bắc.
Ruộng bậc thang và “mâm xôi” đang được hình thành và hứa hẹn là điểm đến của khách du lịch. Ảnh: Thanh Miền
Với quần thể ruộng bậc thang thôn Khe Táu, suối nước nóng thôn Cao Sơn, thác nước Khe Ban, Khe Mạng, hiếm có vùng đất nào trên địa bàn Văn Yên lại hội tụ nhiều tiềm năng du lịch như Phong Dụ Thượng. Đây là mảnh đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào H’Mông.
Ruộng bậc thang Phong Dụ Thượng – điểm du lịch mới của vùng Tây Bắc. Ảnh: Thanh Miền
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch một cách bền vững. Diện tích toàn khu vực ruộng bậc thang ước gần 50ha ở độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển.
Toàn bộ địa hình ruộng bậc thang nằm trên sườn núi cao thuộc thôn Khe Táu. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm toàn bộ phong cảnh của xã Phong Dụ Thượng.
Khí hậu tương đối khắc nghiệt, canh tác ở khu vực này khó khăn, để thích ứng với tự nhiên, hàng trăm năm nay, bà con dân tộc H’Mông ở đây vẫn luôn cần cù lao động, dãi dầm mưa nắng cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ biến mảnh đất vùng cao trở thành những tòa tháp bậc thang màu mỡ và hùng vĩ như ngày nay.
Video đang HOT
Nước đã đổ sẵn sàng cho vụ mới. Ảnh: Thanh Miền
Theo người dân địa phương, mùa nước đổ ở Phong Dụ Thượng thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. Tiếp đó đến là mùa lúa chín, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10. Đó là thời điểm Phong Dụ Thượng khoác lên mình chiếc áo mới vô cùng bắt mắt với những “biển lúa” vàng ruộm đến tận chân trời.
Mỗi mùa, Phong Dụ Thượng lại mang một vẻ đẹp riêng. Mùa nước đổ và mùa lúa chín là hai thời điểm đẹp nhất, đây cũng là lúc địa phương đón đông du khách nhất trong năm.
Ghé thăm Tây Bắc, trải nghiệm văn hóa vùng cao
Trên đường du lịch, du khách sẽ có cơ hội hiểu đời sống canh tác, trang phục truyền thống hay ẩm thực đặc trưng của đồng bào Tây Bắc.
Đến nay, nhiều dân tộc ở vùng núi Tây Bắc vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của mình.
Văn hóa canh tác trên ruộng bậc thang
Sinh sống trên các triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc canh tác nông nghiệp theo mô hình ruộng bậc thang. Các nương ruộng bậc thang chính là thành quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, mang tính cộng đồng của người dân vùng cao. Những "nghệ sĩ chân đất" nơi rẻo cao đã tạo nên các cánh đồng ruộng bậc thang trù phú cho vùng núi Tây Bắc bằng công cụ hết sức thô sơ, đơn giản.
Với mô hình này, người dân Tây Bắc không chỉ thích ứng với địa hình chủ yếu là đồi núi trong sản xuất nông nghiệp còn góp phần phát triển du lịch văn hóa của vùng. Những nương ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới thung lũng làm nên vẻ đẹp kỳ vĩ đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Canh tác nông nghiệp theo mô hình ruộng bậc thang ở Tây Bắc. Ảnh: Hàn Lâm
Trang phục tinh xảo, rực rỡ sắc màu
Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có trang phục riêng, song, điểm chung trong văn hóa Tây Bắc là sử dụng các gam màu nóng như đỏ, vàng, cam... để trang trí. Những gam màu này giúp con người nổi bật lên như những điểm sáng giữa núi rừng Tây Bắc một màu xanh.
Trang phục của các dân tộc Tây Bắc có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo. Chúng được sắp xếp với bố cục rõ ràng và phối màu hài hòa để tạo nên những thành phẩm đại diện cho vẻ đẹp văn hóa vùng miền của người dân nơi đây. Đặc biệt, kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của các dân tộc vùng cao.
Cô gái Tây Bắc trong trang phục dân tộc. Ảnh: Hàn Lâm
Chợ phiên nhộn nhịp
Không chỉ là địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, chợ phiên còn là nơi giúp lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Do đặc thù vị trí địa lý vùng cao và nhiều yếu tố văn hóa, các chợ phiên Tây Bắc thường chỉ diễn ra một đến hai lần mỗi tuần.
Hàng hóa tại chợ phiên rất đa dạng, phong phú, từ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất đến các món ăn truyền thống đặc trưng như thắng cố, xôi nếp cẩm, mèn mén, đồ nướng... tất cả đã tạo nên không gian văn hóa rất riêng của chợ phiên Tây Bắc.
Du khách thưởng thức đồ nướng tại chợ phiên Tây Bắc. Ảnh: Hàn Lâm
Đến với chợ phiên Tây Bắc, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá cuộc sống hằng ngày của cộng đồng các dân tộc địa phương. Qua đó, cảm nhận lòng nhiệt tình, đôn hậu cùng những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc đang được người dân gìn giữ và phát huy.
Du lịch Tây Bắc: Hẹn hò cùng mây trời Y Tý Y Tý mộc mạc và thơ mộng làm say đắm biết bao trái tim mê du lịch, bởi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, mây sương bao phủ quanh năm. Biển mây Y Tý làm say đắm biết bao trái tim mê du lịch. Ảnh: Nguyễn Tuấn Khoa Tọa lạc ở độ cao trên 2000m so với mực nước biển, Y Tý...