Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững trên vùng đất cố đô
Ninh Bình có lợi thế phát triển du lịch tâm linh khi thừa hưởng những di sản văn hóa của vùng kinh đô cổ hơn một nghìn năm lịch sử.
Tiềm năng về du lịch tâm linh
Không chỉ được biết đến là miền “sông nước” có phong cảnh nên thơ, hữu tình, Ninh Bình còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người như khu sinh thái Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long…
Đến nay, vùng đất cố đô đang có trên 1.000 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 225 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 260 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Đặc biệt, Ninh Bình cũng được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo nước ta.
Nơi đây, có chùa Bái Đính, một trong những trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam với quy mô lớn diện tích trên 700 ha, mang tầm khu vực và quốc tế. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đó có Nhà thờ đá Phát Diệm với tuổi đời hơn 100 năm. Bên cạnh đó, còn có 1.499 địa điểm tín ngưỡng dân gian nằm rải rác tại 8 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Các giá trị văn hóa lịch sử tại các công trình thờ tự có từ hàng trăm năm đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính cùng hàng trăm di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Do đó, Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị văn hóa tâm linh phong phú đã và đang thu hút sự quan tâm của du khách hành hương đến nơi đây. “Cố đô” Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) là kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta. Nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành – là những kiến trúc độc đáo đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá ở thế kỷ thứ XVII – XIX. Gần đó là các di tích khác như động Thiên Tôn, chùa Nhất Trụ…
Đến với Cố đô Hoa Lư, du khách không chỉ được khám phá nghệ thuật kiến trúc độc đáo mà còn được tìm hiểu những câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết đậm chất dân gian gắn liền với mỗi điểm di tích trên mảnh đất này.
Khu du lịch tràng an Ninh Bình.
Video đang HOT
Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị là điều kiện thuận lợi để Ninh Bình phát triển du lịch tâm linh. Tất cả đã góp phần làm nên bức tranh sinh động về du lịch tâm linh Ninh Bình. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tâm linh là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Việc giao lưu giữa con người với con người thông qua du lịch tâm linh sẽ đẩy mạnh đối thoại, xây dựng mối quan hệ hiểu biết giữa các nền văn hóa.
Phát triển du lịch bền vững
Không chỉ có thế mạnh là vùng đất sơn thuỷ hữu tình, Ninh Bình – còn có vai trò là “trung tâm du lịch vệ tinh” của du lịch Hà Nội và phụ cận. Nơi đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông.
Vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông du lịch của Ninh Bình tới các trọng điểm du lịch trên địa bàn đã được đồng bộ và phát triển. Từ quốc lộ 1A, có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu vực có tiềm năng du lịch như: cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, đầm Vân Long…
Sự phát triển ấn tượng của du lịch Ninh Bình những năm trở lại đây không thể phủ nhận, có cơ sở từ cách thức gìn giữ, khai thác và phát triển du lịch bền vững, dựa vào di sản thiên nhiên và văn hóa. Năm 2018, Ninh Bình đã đón trên 7,3 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu khách quốc tế, tổng thu đạt trên 3.200 tỷ đồng.
Để phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, tỉnh Ninh Bình đã đề ra những quan điểm cụ thể. Trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và phát triển du lịch là trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân. Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm.
Thời gian qua, Ninh Bình ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Cùng với đó, tỉnh đã ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Quảng Ninh – Ninh Bình – Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2023.
Qua đó, liên kết khai thác giá trị các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An – chùa Bái Đính (Ninh Bình) với Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); kết hợp khai thác du lịch văn hóa, tâm linh với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển.
Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch của mình tới bạn bè quốc tế. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã và đang có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
Đây sẽ là chỗ dựa vững chắc để phát triển du lịch tâm linh một cách có hiệu quả và loại hình du lịch này sẽ góp phần khẳng định vị thế của Ninh Bình như một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh đầy sức cuốn hút trên bản đồ du lịch thế giới.
Thái Xuân
Theo phapluatplus.vn
Sóc Trăng - Cần Thơ
Tạm biệt mảnh đất Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), xe chúng tôi đi đường 61B qua Hậu Giang để về Cờ Đỏ (Cần Thơ).
Không còn những ngày ngập tràn nắng gió và hoa hoàng yến tỏa sáng ven đường, thay vào đó là trời mưa tầm tã cả ngày. Có lẽ do sự cộng hưởng của cơn bão số 3 ở Miền Bắc và mùa mưa đang tới ở miền Nam nên mưa nhiều hơn.
Hoa súng - người dân lấy làm món ăn
Ở Mỹ Xuyên, hầu như nhà nào cũng để ghế đá trước cửa hoặc trên hiên nhà. Nhưng tôi quan sát thấy ở Cờ Đỏ ít hơn. Những cây dừa nước cũng vậy. Chỉ cách hơn 100km mà ít nhiều cũng đã có sự khác biệt. Vậy nên đất nước mình trải dài hàng ngàn km với đủ loại địa hình, khí hậu thì sự đa dạng về văn hóa, cách sống là phải.
Nói đến sự đa dạng, tôi cứ nghĩ trà đá vỉa hè Hà Nội là của hiếm. Đi qua nhiều nước, nhưng tôi không thấy thủ đô nước nào có kiểu trà đá vỉa hè; chắc do người ta xứ lạnh. Tôi tin vậy vì uống cà phê ở xứ lạnh Đà Lạt luôn kèm theo một ly trà sâm dứa không có đá. Nhưng vào đất miền Tây, nơi "mùa đông không lạnh" này thì được phục vụ loại trà sâm dứa rót một ít vào cốc đầy đá. Tôi phải bỏ bớt đi vì lạnh và nhạt quá hoặc gọi người ta một cốc không đá mới "đủ đô".
Một cách chủ quan, tôi cảm nhận người dân miền Tây giờ chăm chỉ, tính toán làm ăn nhiều hơn trước. Dù vẫn còn những hoạt động như câu lạc bộ đàn ca tài tử nhưng ít hơn. Thanh niên đi học nhiều hơn. Cách đây độ chục năm, tôi đi khảo sát về thanh niên trong này và thấy họ rất ít khi học cao. Cuộc sống thiên nhiên đã quá ưu đãi rồi. Giờ điều kiện sống đã thay đổi, làng xóm nhà cửa khang trang, bê tông hóa và cách nghĩ cách làm ăn cũng khác.
Hôm vừa rồi làm việc trên huyện Mỹ Xuyên, xe không xuống được đến các ấp. Các anh cán bộ xã phải dùng xe máy đưa chúng tôi đi. Qua một đoạn đường ngắn, tôi hỏi thăm anh cán bộ văn hóa tên là Thảo về mô hình nuôi tôm ở đây. Anh ấy cho biết đó là mô hình kết hợp tôm và lúa. Theo đó, vào các tháng mùa mưa (tầm tháng 6 - 9 hàng năm), nước ngọt từ sông Mekong đổ về thì bà con nông dân trồng lúa.
Sau đó hết mùa mưa, nước biển dần xâm nhập vào theo thủy triều là lúc bà con nuôi tôm trên chính mảnh ruộng ấy. Nghe anh ấy chia sẻ tôi đã rất thích vì đây là vấn đề tôi muốn tìm hiểu, muốn làm rõ. Sự phát triển kinh tế bền vững không thể tách rời quy luật tự nhiên, mà phải thuận theo tự nhiên.
Mặt khác, con tôm vốn nhạy cảm, dễ bệnh, nên khi canh tác lúa, bà con cũng sẽ không sử dụng thuốc trừ sâu khi trồng lúa. Một mô hình rất khoa học. Trong quá trình nói chuyện tại địa bàn, tôi được biết có những người dân tại đây có thể tính chính xác ngày nước lũ về để bắt cá. Căn cứ vào ngày lũ về để làm giỗ ông bà.
Lũ về thì nhiều cá, được mùa. Giờ biến đổi khí hậu khiến cho lũ về thất thường, mưa to nắng gắt chứ không như xưa. Những tri thức bản địa ấy thật quý. Khai thác và sử dụng được thì rất tốt. Chỉ tiếc tôi không được giao nhiệm vụ đi sâu vào khai thác thêm về vấn đề này. Tôi chợt cười khi nghĩ mình giống như một cầu thủ chơi ở vị trí hậu vệ. Huấn luyện viên chỉ đạo mình tập trung ở sân nhà và không được vượt quá vạch giữa sân vậy.
Còn nhiều điều thú vị ở hành trình phía trước. Điều đó như cảm giác phấn khích khi làm việc căng thẳng lại nghe đoạn hòa tấu đàn bầu "Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến bắc Cần Thơ" vậy. Những suy ngẫm, trải nghiệm là lẽ tự nhiên, ai cũng thế. Tôi cứ thích thú đón nhận, ngây ngô chia sẻ. Có sao đâu.
Bài ca thương mến tôi viết còn dài
Để cho muôn thế hệ sau tiếp tôi
Không tắt trên môi người đời, cùng niềm yêu với tôi.
Cờ Đỏ, Cần Thơ.02/8/19
Theo vanhien.vn
Sáng đèn chợ Bến Thành về đêm? Đó là một trong những đề xuất đang được Sở Du lịch TP.HCM tham khảo ý kiến của UBND Q.1 nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch về đêm của thành phố. Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến được du khách yêu thích nhất tại TP.HCM.Ảnh: Khả Hòa Chi tiêu tăng chưa tới 2% trong 5 năm Theo...