Du lịch sông Hồng – tiềm năng còn bỏ ngỏ
Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng du lịch sông Hồng vẫn chưa thực sự khởi sắc do còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.
Nhiều tiềm năng
Có chiều dài chảy qua Hà Nội khoảng 160km, trong đó 40km qua nội đô, sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan chủ đạo, không gian kết nối đô thị trung tâm Hà Nội. Dọc tuyến sông Hồng còn có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa để khách dừng chân tham quan như: Đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm), đền Ghềnh (quận Long Biên) nằm ven sông thờ công chúa Lê Ngọc Hân cũng là một di tích thu hút đông đảo khách thập phương. Xa hơn chút nữa, đền Dầm (huyện Thường Tín) là một danh tích lâu đời thờ Mẫu Thoải trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Khách tham gia tour du lịch sông Hồng do Công ty CP Thăng Long GTC tổ chức. Ảnh: Hoài Nam
Cũng trên khúc sông chảy qua Hà Nội, du khách còn được chiêm ngưỡng cầu Long Biên có lịch sử hơn 100 năm, cầu Thăng Long – biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Xô, cầu Nhật Tân biểu tượng cho sức vươn của TP Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nằm kề sông Hồng, làng gốm cổ truyền Bát Tràng nơi lưu giữ nghề truyền thống là một điểm du lịch thu hút du khách gần xa. Đến Bát Tràng bằng đường sông, khách sẽ có một trải nghiệm mới, khi được cập vào bến nước cổ, luồn lách qua những ngõ hẹp của làng gốm trước khi đến với phiên chợ sầm uất, vừa mua đồ gốm vừa có thể thử làm thợ gốm là trải nghiệm thú vị khi du ngoạn sông Hồng.
Đánh giá về tiềm năng du lịch trên sông Hồng, Giám đốc Công ty Du lịch Sunsmiletravel Dương Thanh Hằng cho rằng, đi du lịch sông Hồng, thú vị nhất là được ngắm cảnh, tham quan đình, chùa dọc hai bên bờ. Đồng thời, được khám phá, trải nghiệm mới khác hẳn với tour đường bộ.
Dưới góc độ nhà quản lý, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, đây là một trong những tiềm năng lớn của du lịch Việt Nam. Nếu khai thác tốt, thì du lịch đường thủy sẽ mang đến trải nghiệm mới cũng như hấp dẫn được đối tượng khách quốc tế vì yếu tố độc, lạ và mang bản sắc văn hóa địa phương.
Theo các chuyên gia du lịch, sông Hồng là địa danh có nhiều ý nghĩa với người dân Hà Nội và cả nước, vì vậy phát triển tour du thuyền cao cấp trên sông Hồng sẽ mang lại những chuyển biến lớn cho ngành du lịch Thủ đô. “Vườn hoa bãi đá sông Hồng (quận Tây Hồ) đang trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân và du khách khắp nơi đến vui chơi, chụp ảnh, ngắm hoàng hôn sông Hồng”- Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng nêu ví dụ.
Video đang HOT
Cần sự đầu tư đồng bộ
Mặc dù rất giàu tiềm năng, nhưng hiện việc khai thác tour sông Hồng mới dừng ở mức nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp lữ hành phản ánh, tuyến du lịch này chủ yếu phục vụ khách đi theo đoàn, kết hợp giữa du lịch sinh thái với du lịch tâm linh, hầu như không có khách lẻ. Bên cạnh đó, dọc sông Hồng có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa nhưng chưa được đầu tư khai thác tạo ra những sản phẩm du lịch, nên khó thu hút khách quay lại lần thứ hai.
Khách tham gia tour du lịch sông Hồng do Công ty CP Thăng Long GTC tổ chức. Ảnh: Hoài Nam
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, vừa thiếu, vừa yếu. Hiện, sông Hồng chỉ có bến cảng du lịch Bát Tràng được đầu tư bài bản, giúp lên, xuống tàu được thuận tiện. Còn lại các điểm đến khác vẫn còn bị bỏ ngỏ, khiến khách du lịch đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
Giám đốc Công ty cổ phần Thăng Long GTC Tạ Minh Hùng (doanh nghiệp đang vận hành khai thác tour sông Hồng) cho biết, mặc dù từ 20 năm nay đã đưa vào khai thác 4 sản phẩm du lịch trên sông Hồng, nhưng chưa thể tạo thành sản ph ẩm thực sự đặc sắc, mang dấu ấn đặc trưng của du lịch Hà Nội. Nguyên nhân là do hạ tầng hai bên sông Hồng chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách về cảnh quan, vệ sinh. Hiện tại, Hà Nội chưa có cầu tàu phục vụ riêng cho khách du lịch, khách tham quan phải lên tàu từ cầu cảng tạm tại bến Chương Dương Độ (Hoàn Kiếm).
Một vấn đề khác đặt ra là lâu nay, TP Hà Nội chưa đầu tư cải tạo cảnh quan 2 bên sông. Rất nhiều đoạn sông, ngay cả đoạn chảy qua khu vực nội thành có cảnh quan nhem nhuốc, các ngôi nhà xây dựng tạm bợ. Một số đoạn sông là nơi tập kết rác thải, phế thải xây dựng, khai thác cát…, đã tạo nên những ấn tượng xấu với khách tham quan.
“Cái khó lớn nhất của những nhà khai thác du lịch sông Hồng là thiếu lượng tàu, thuyền đạt chuẩn quốc tế và tới nay vẫn chưa có cầu cảng” – ông Hùng nêu rõ.
Để khai thác du lịch sông Hồng hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, khi đưa vào khai thác tour du lịch đường sông, địa phương cần nâng cấp chất lượng dịch vụ, bảo đảm bến bãi an toàn, chỉnh trang cảnh quan ven sông, quy hoạch bến đỗ, thường xuyên nâng cấp tàu để bảo đảm an toàn và tiện nghi cho du khách, đưa thêm nhiều hoạt động trải nghiệm dọc ven sông…
Đồng tình với góp ý này, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Trần Trọng Kiên nêu rõ, để du lịch đường sông nói chung, sông Hồng nói riêng phát triển cơ quan quản lý cần chuẩn bị rất nhiều các điều kiện cơ sở vật chất cho sản phẩm du lịch đường sông. Cụ thể, xây dựng và cấp phép hoạt động bến tàu du lịch đường sông; quy hoạch và đầu tư giao thông kết nối điểm đón từ đường sông lên đường bộ theo lịch trình…
Có thể thấy, tour du lịch sông Hồng có rất nhiều tiềm năng để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn của Hà Nội. Tuy nhiên, để sản phẩm này thực sự khởi sắc, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp thôi cần có sự quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.
Du lịch trên sông - lợi thế còn bỏ ngỏ
Với hệ thống sông ngòi dày đặc từ Bắc đến Nam, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đường thủy trên sông.
Thực tế, có không ít địa phương đã biến du lịch trên sông trở thành 'đặc sản', tạo dấu ấn cho du khách, nhưng không ít địa phương vẫn loay hoay trong việc khai thác lợi thế của hình thức du lịch này.
Du khách tham gia tour du lịch sông Hồng do Công ty cổ phần Thăng Long GTC tổ chức. Ảnh: Lê Nam
Nhiều lợi thế
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Theo thống kê hiện nay, nước ta có hơn 2.300 con sông dài hơn 10km, trong đó có những con sông lớn chảy liên tỉnh, như: Sông Hồng, sông Mê Kông, sông Đà... Đây chính là điều kiện tự nhiên rất lý tưởng để Việt Nam có thể hình thành và phát triển các dòng sản phẩm du lịch trên sông.
Nhận thấy tiềm năng to lớn này, một số tỉnh, thành phố đã khai thác, phát triển du lịch trên sông với nhiều sản phẩm khác nhau. Nổi bật nhất là sản phẩm trải nghiệm đi thuyền trên sông Hương đã khai thác gần 30 năm nay và trở thành "đặc sản" hấp dẫn du khách mỗi khi đến Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng với lợi thế sông Hàn chảy quanh thành phố, nên đã đưa vào vận hành tour du lịch trên sông, giúp du khách trải nghiệm ngắm thành phố và cầu Rồng. Gần đây, thành phố Hồ Chí Minh cũng khai thác tour ngắm hoàng hôn bằng du thuyền trên sông Sài Gòn. Tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thăng Long GTC cũng duy trì các tour khám phá dọc sông Hồng từ Hà Nội đến Hưng Yên, làng cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm)... từ nhiều năm nay.
Không chỉ những trung tâm du lịch lớn khai thác du lịch trên sông, gần đây, nhiều địa phương mới phát triển du lịch cũng bắt đầu quan tâm đến du lịch đường thủy để làm mới sản phẩm sau dịch Covid-19. Trong năm 2021 và 2022, có rất nhiều địa phương tổ chức tour trải nghiệm, khảo sát du lịch trên sông, như: Tỉnh Thanh Hóa khởi động tuyến du lịch "Ngược xuôi sông Mã"; tỉnh Long An tổ chức khảo sát du lịch ven sông Vàm Cỏ Đông; tỉnh Sơn La đẩy mạnh khai thác khu du lịch Quỳnh Nhai với sản phẩm nổi bật là du ngoạn thuyền trên lòng hồ Sơn La...
Đánh giá về tiềm năng du lịch trên sông, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, đây là một trong những tiềm năng lớn của du lịch Việt Nam. Nếu khai thác tốt, thì du lịch đường thủy sẽ mang đến trải nghiệm mới cũng như hấp dẫn được đối tượng khách quốc tế vì yếu tố độc, lạ và mang bản sắc văn hóa địa phương.
Đi thuyền rồng thưởng thức ca Huế trên dòng sông Hương (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thu hút khách du lịch trải nghiệm. Ảnh: Hoàng Oanh
Quan tâm đầu tư để phát huy tiềm năng
Mặc dù có rất nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch trên sông, nhưng đến nay, sản phẩm này còn khá mờ nhạt, chưa thật sự thu hút, hấp dẫn du khách.
Theo Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng, cái khó của du lịch trên sông là cơ sở vật chất, hạ tầng như tàu, chất lượng dịch vụ phải thường xuyên được nâng cấp để bảo đảm an toàn cũng như thu hút du khách. Còn theo Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái, để du lịch trên sông thật sự tạo điểm nhấn, cần phải xây dựng được chuỗi điểm đến ven sông. Điều này đòi hỏi các địa phương phải có quy hoạch tổng thể, rõ ràng những điểm du lịch được phép cập bến cho khách trải nghiệm.
Thực tế hiện nay, nhiều sản phẩm du lịch trên sông đã bộc lộ bất cập, tính hiệu quả chưa cao. Điển hình như tour du lịch trên sông Hương, nhiều năm nay tồn tại vấn đề thuyền rồng xuống cấp, không đủ chất lượng đón khách. Hay như tour du lịch trên sông Hàn tại Đà Nẵng cũng bị du khách phản ánh là nghèo nàn, cần được nâng cấp và đổi mới hình thức phục vụ. Một số sản phẩm khác như du thuyền trên lòng hồ Sơn La (Sơn La), du thuyền trên sông Mã (Thanh Hóa)... vẫn chủ yếu là cho du khách ngắm cảnh, ít hoạt động trải nghiệm trên thuyền và ở ven sông.
Còn ở Hà Nội, việc khai thác du lịch trên sông Hồng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giám đốc Công ty cổ phần Thăng Long GTC Tạ Minh Hùng cho biết, mặc dù đã đưa vào khai thác 4 sản phẩm du lịch trên sông Hồng từ 20 năm nay, nhưng chưa thể tạo thành sản phẩm thực sự đặc sắc, mang dấu ấn đặc trưng của du lịch Hà Nội. Nguyên nhân là do hạ tầng hai bên sông Hồng chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách về cảnh quan, vệ sinh. Hiện tại, Hà Nội chưa có cầu tàu phục vụ riêng cho khách du lịch, khách tham quan phải lên tàu từ cầu cảng tạm tại bến Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm).
Để khai thác du lịch theo hướng này hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, các địa phương cần có sự đánh giá và đầu tư có trọng điểm, tránh sự bắt chước lẫn nhau. Trong khi đó, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng nhấn mạnh, khi đưa vào khai thác, các địa phương cần nâng cấp chất lượng dịch vụ, bảo đảm bến bãi an toàn, chỉnh trang cảnh quan ven sông, quy hoạch bến đỗ, thường xuyên nâng cấp tàu để bảo đảm an toàn và tiện nghi cho du khách, đưa thêm nhiều hoạt động trải nghiệm dọc ven sông...
Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đồ án quy hoạch sông Hồng, đây là cơ sở để tuyến du lịch sông Hồng sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Cầu Long Biên - Một phần lịch sử vô giá của Hà Nội Năm 2022 này, cầu Long Biên tròn 120 tuổi. Vượt qua những thử thách của thời gian, quá khứ có thể nhìn thấy rất rõ trên từng nhịp của cây cầu và trở thành một phần lịch sử vô giá của Hà Nội. Dù có nhiều cây cầu hiện đại và hoành tráng đã được xây dựng bắc qua sông Hồng như Cầu...