Du lịch phục hồi, mặt bằng cho thuê tại Đà Nẵng hút khách trở lại
Du lịch phục hồi mạnh, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú hoạt động trở lại khiến thị trường mặt bằng cho thuê ở Đà Nẵng hút khách.
Sau 2 năm trả mặt bằng tại Khu phố du lịch An Thượng, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, những ngày qua, vợ chồng anh Lê Cường (1983, trú Hải Châu, Đà Nẵng) đang liên hệ nhiều nơi tìm thuê mặt bằng để kinh doanh trở lại nhưng chưa được vì nơi ưng ý thì giá quá cao, nơi giá “mềm” thì địa thế không thuận lợi.
Theo anh Cường, trước đây vợ chồng anh mở cửa hàng ăn uống tại phố du lịch An Thương, kinh doanh rất tốt nhưng khi bùng phát dịch COVID-19, buôn bán ế ẩm, thua lỗ buộc anh phải trả mặt bằng, thu hẹp quy mô kinh doanh, chỉ duy trì hoạt động 1 cơ sở tại nhà.
Du lịch phục hồi, hầu hết các cơ sở kinh doanh tại Khu phố du lịch An Thượng đã hoạt động trở lại từ nhiều tháng nay.
” Bây giờ tìm được mặt bằng ưng ý, giá cả phù hợp khá khó khăn vì các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ khách du lịch như chúng tôi đã hoạt động trở lại. Nhu cầu cao, nguồn cung cũng nhiều nhưng để chọn được địa điểm thuận lợi là không hề đơn giản. Tôi vẫn đang cố tìm mặt bằng ở khu vực ven biển để kinh doanh thuận lợi dù giá cho thuê không hề thấp chút nào“, anh Dũng cho biết.
Không chỉ những người kinh doanh dịch vụ ăn uống có nhu cầu thuê mặt bằng tăng, những người kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn tại Đà Nẵng cũng bắt đầu “vào guồng” khi du lịch phục hồi mạnh.
Từ tháng 3/2022, chị Nguyễn Diễm cùng chồng quyết định trở lại với ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, sau nhiều ngày liên hệ, đăng thông tin trên trang mạng xã hội, chị vẫn chưa tìm được khách sạn vừa với số tiền đầu tư mức dưới 30 triệu đồng/tháng.
Theo chị Diễm, trước đây gia đình chị kinh doanh dịch vụ lưu trú là khách sạn mini nên bây giờ du lịch phục hồi, chị quay lại với nghề nhưng rất khó tìm được khách sạn và vị trí phù hợp.
Chị Diễm chia sẻ: ” Tôi tìm khách sạn mini ở khu vực phố du lịch An Thượng hoặc khu vực gần biển thuộc quận Sơn Trà nhưng tìm mãi chưa được. Với mức tài chính khoảng 30 triệu đồng/tháng, nếu ở các quận khác thì rất dễ tìm, nhưng đó không phải là các phố du lịch nên nếu chấp nhận thuê sẽ nắm chắc phần lỗ vì không có khách. Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm ở khu vực ven biển Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn“.
Đại nhạc hội “Take me to the Sun” và màn trình diễn nghệ thuật pháo hoa thu hút 20.000 khán giả là sự kiện đánh dấu cho mùa hè hồi sinh mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng, kéo theo các ngành kinh doanh dịch vụ, lưu trú hoạt động trở lại.
Tương tự, nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, anh Phạm Văn Hải cũng đang tìm những căn hộ cho thuê để thuê lại nhưng hiện tại giá khá cao, khó kiếm lời.
Video đang HOT
” Tôi chuyên thuê căn hộ rồi cho khách Hàn Quốc thuê lại để kiếm lời. Bây giờ là thời điểm khách Hàn đang đến Đà Nẵng nên nhu cầu tăng. Hơn 1 tuần nay tôi cũng liên hệ, gặp gỡ một số chủ nhà nhưng họ hô giá khá cao. Tôi chỉ mới đặt cọc 1 căn hộ, còn lại đang tiếp tục thương lượng, nếu phù hợp sẽ quyết sớm để đón khách“, anh Hải cho biết.
Giá cho thuê tăng hàng ngày
Theo ghi nhận của PV, hiện số hộ kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu thuê mặt bằng, văn phòng tăng. Tuy nhiên, những cửa hàng trước đây đóng cửa, treo bảng cho thuê thì nay đã mở cửa hoạt động trở lại nên nguồn cung có phần thấp hơn so với nhu cầu, giá cả cũng được nâng lên.
Tại những tuyến đường ở khu vực du lịch trọng điểm như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hồ Nghinh, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Thoại, Bạch Đằng, Khu phố du lịch An Thượng… từng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 kéo theo giá thuê mặt bằng xuống thấp thì nay bắt đầu tăng giá trở lại.
Anh Văn (chủ nhà cho thuê mặt bằng đường Nguyễn Văn Thoại, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) cho biết, hơn năm qua, mặt bằng kinh doanh của anh bỏ trống. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2022 năm nay, nhiều người đến hỏi thuê mặt bằng và hiện gia đình anh đã cho thuê mặt bằng nhà phố với giá 40 triệu đồng/tháng.
” Trước dịch COVID-19, mặt bằng này tôi cho thuê 30 triệu/tháng nhưng vừa rồi nhiều người đến hỏi thuê, có người trả 35 triệu, có người trả 37 triệu. Mới tuần trước, có người trả 40 triệu đồng/tháng nên tôi cho người ta thuê“, anh Văn chia sẻ.
Nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh tại Đà Nẵng tăng trở lại.
Tương tự, giá cho thuê mặt bằng tại các tuyến đường khác cũng tăng đáng kể từ 5-10 triệu đồng/tháng so với trước thời điểm đầu năm 2022.
Cụ thể, mặt bằng trên đường Võ Nguyên Giáp có diện tích khoảng trên dưới 200m2, có giá cho thuê giao động 30-45 triệu/tháng. Mặt bằng kinh doanh đường Lê Duẩn (nhà 3 tầng, diện tích khoảng 120m2) có giá thuê khoảng 120 triệu đồng/tháng.
Anh Nguyên Vũ, người chuyên môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay có khá nhiều người liên hệ anh hỏi tìm mặt bằng tại các tuyến đường lớn để kinh doanh.
” Hiện giá cho thuê đang tăng trở lại, nhất là sau nhiều lần xăng dầu tăng giá liên tục. Không những vậy, nhiều chủ hộ cho thuê cũng ràng buộc các điều kiện trong hợp đồng, yêu cầu khách phải thuê dài hạn, từ 1-5 năm, giá tăng mỗi năm 2-3%. Vì vậy, dù nhiều người có nhu cầu nhưng chưa dám xuống tiền cọc vì trải qua mấy đợt dịch, họ cũng phải thận trọng“, anh Vũ cho biết.
Đà Nẵng: Đam mê trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng, U70 "bỏ túi" hơn 500 triệu/năm
Đến Đà Nẵng hỏi ông Chấn cây cảnh ai cũng biết, bởi dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng vẫn hăng say lao đồng, với thú vui trồng hoa, cây cảnh.
Cũng nhờ trồng hoa, cây canh mà ông Chấn "bỏ túi" hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng khá giả lên
Những ngày đầu tháng Chạp, trời miền Trung mưa từng đợt xối xả, chúng tôi đến thăm vườn hoa cây cảnh Tường Vy của ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Mặc dù trời đang mưa nặng hạt, nhưng ông Chấn vẫn mải mê bên các chậu cây cảnh, miệt mài uốn sửa, cắt tỉa từng chiếc lá, nhặt bỏ những chiếc lá úa vàng, chăm sóc vườn hoa.
Nhờ đam mê hoa, cây cảnh mà ông Nguyễn Văn Chấn (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) lãi hơn 500 triệu mỗi năm. Ảnh: Đăng Bình.
Trò chuyện cùng phóng viên Dân Việt, ông Chấn cho biết, ông bắt đầu trồng hoa, cây cảnh, làm hòn non bộ, tiểu cảnh từ năm 1990. Ở thành phố đất chật, người đông, nên ông tranh thủ tận dụng làm tại nhà với quy mô nhỏ, mỗi sản phẩm giá không tới 1 triệu đồng.
Theo thời gian, vì quá đam mê với nghề trồng hoa, cây cảnh, bonsai, non bộ nên ông đã tìm thuê lại các lô đất của dự án còn bỏ trống trên địa bàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) để mở vườn hoa có quy mô hơn.
Vườn hoa, cây cảnh của ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ảnh: Đăng Bình.
Hiện vườn hoa, cây cảnh của ông Chấn có nhiều cây có dáng thế như trực, xiên, hoành nhai, thác đổ, phụ tử, huynh đệ, nhất trụ kình thiên,... rất đa dạng và phong phú.
Với vườn hoa chưa đầy 500m2, ông Chấn đã trồng xen kẽ rất nhiều các loại hoa, cây cảnh, cây bonsai như tùng, mai, kim quýt, sanh, cần thăng, linh sam, thiết mộc, thần tiên...
Ngoài ra, ông cũng dày công chăm sóc những cây tùng la hán nhiều tán với giá đến hàng trăm triệu đồng/cây, đang được thị trường ưa chuộng. Riêng ở Đà Nẵng, mỗi năm ông Chấn nhận thi công hòn non bộ, sân vườn cho khoảng 50 hộ gia đình, cơ quan, đơn vị.
Vườn hoa của ông Chấn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Đăng Bình.
Với hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, làm hòn non bộ, trang trí sân vườn đã giúp ông Chấn khẳng định được thương hiệu uy tín trên thị trường. Với niềm đam mê hoa, cây cảnh cũng như quyết tâm đổi đời đã giúp ông có cuộc sống ổn định, kinh tế gia đình khá giả hơn trước.
"Hiện vườn hoa của tôi tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, có thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm sau khi trừ các khoảng chi phí, tôi lãi hơn 500 triệu đồng. Nhờ đó mà tôi nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, xây dựng được nhà cửa khang trang...", ông Chấn phấn khởi nói.
Nhiệt tình với công tác Hội
Điều mà chúng tôi bất ngờ về ông Chấn, tuy tuổi đã ngoài 70 nhưng để thuận lợi trong công việc, ông Chấn vẫn sử dụng máy tính một cách thành thạo; trực tiếp thiết kế sơ đồ công trình để trao đổi, thỏa thuận với khách hàng khi có nhu cầu.
Ông Chấn đang thiết kế, tạo dáng cho hòn non bộ. Ảnh: Đăng Bình.
Theo ông Chấn, người đam mê chơi cây cảnh phải biết, phải hiểu về thế cây, thế phong thủy; hòn non bộ hay sân vườn phải thể hiện hình dáng "tam sơn", "ngũ hành", có thác nước nhiều tầng, có suối, có chùa, tháp, có rặng tre, đồng lúa, trẻ mục đồng, người câu cá, thể hiện được cảnh sơn thủy, hữu tình...
Đó là những điều mà người trồng cây, chơi cây phải biết, khi mình trồng được một cây có thế đẹp, sẽ giúp cho người xem thưởng ngoạn thư giãn, tinh thần thư thái.
Hiện nay, ông Nguyễn Văn Chấn là Chi hội trưởng chi hội nghề nghiệp trồng hoa, trồng cây cảnh phường Thanh Bình (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thời gian qua, ông Chấn là người rất nhiệt tình tham gia công tác xã hội, hăng hái ủng hộ các hoạt động của Hội như giúp cho hội viên cách làm kinh tế, tạo việc làm, tặng quà cho nông dân nghèo, các hoạt động tình nghĩa, khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
Vườn hoa, cây cảnh của ông Chấn là mô hình điểm cho nông dân Đà Nẵng tham quan, học hỏi. Ảnh: Đăng Bình.
Được biết, trong đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 năm 2021 vừa qua, bản thân ông Chấn đã tự trích một phần thu nhập từ nghề trồng hoa, trồng cây cảnh của mình để chia sẻ bớt khó khăn cho hội viên, nông dân nghèo đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tặng hơn 100 suất quà (mỗi suất 500 nghìn đồng). Bên cạnh đó, ông còn nhiều lần hỗ trợ trang trí hoa, cây cảnh, phục vụ các sự kiện lớn tại TP Đà Nẵng và Quảng Nam.
Về quê ăn Tết có bị cách ly? Tết Nguyên đán là dịp người dân xa xứ háo hức được sum họp gia đình. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc này trở nên khó khăn hơn. Hiện, mỗi địa phương đã đưa ra một số quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dân trong việc quay trở về quê đón...