Du lịch nông nghiệp sinh thái nơi cửa biển Cù Lao Dung
Ở cuối mỏm Cù Lao Dung giữa sông Hậu nhìn ra biển Đông mênh mông sóng vỗ rất đặc trưng thiên nhiên ĐBSCL đang phát triển một khu du lịch như thế.
Rừng ngập mặn cuối Cù Lao Dung.
Sản xuất nông nghiệp phát triển dịch vụ tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng để tạo thêm thu nhập đã ra đời du lịch nông nghiệp, chú trọng bảo vệ hệ sinh thái bản địa làm nên du lịch nông nghiệp sinh thái. Khi nhiều trang trại, nhiều hộ nông dân trong khu vực hợp tác làm thì có thêm tính chất cộng đồng. Ở cuối mỏm Cù Lao Dung giữa sông Hậu nhìn ra biển Đông mênh mông sóng vỗ rất đặc trưng thiên nhiên ĐBSCL đang phát triển một khu du lịch như thế.
Từ một trang trại
Đấy là hòn cù lao cuối cùng trên sông Hậu, cũng lớn nhất, làm nên huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng. Xa xưa, sông Hậu đổ ra biển có 3 cửa: Định An, Trần Đề và Ba Thắc. Cửa Định An ngăn cách cù lao với tỉnh Trà Vinh, cửa Trần Đề ngăn cách với phần đất liền tỉnh Sóc Trăng, còn cửa Ba Thắc chảy giữa Cù Lao Dung lâu ngày bị phù sa bồi lấp đến nay không còn hùng vĩ nữa.
Ôm trọn cửa Ba Thắc bị bồi lấp ở cuối cù lao là xã An Thạnh Nam của huyện Cù Lao Dung. Từ đây nhìn ra biển mênh mông rừng ngập mặn mấy nghìn héc ta với Bãi Dưới Cồn Dung rộng dài tít tắp có nền cát ngọt phù sa. Nhiều năm xã An Thạnh Nam phát triển cây mía làm ngọt thêm vùng quê, lại phát triển nuôi tôm làm thơm lừng cuộc sống.
Khu nuôi tôm của gia đình anh Trần Quang Cần rộng 3,7 ha, cho thu nhập khá. Khi giá trị con tôm lên cao, anh Cần ngắm nhìn thiên nhiên giàu đẹp lại trăn trở phát triển thêm giá trị gia tăng. Anh tâm sự: “Có đâu thiên nhiên ưu đãi được đậm nét đặc trưng vùng đất ĐBSCL như nơi đây. Bãi bồi cửa biển sóng nhấp nhô suốt ngày đêm. Rừng xanh bạt ngàn có khỉ, dơi, chim muông nối liền biển xanh bao la chứa nhiều đặc sản tôm, cá, cua, ốc, nghêu. Những khi trăng thanh gió mát ở đây có thể nói là một trong không nhiều khu vực nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất nước ta”.
Du khách đi cầu tre xuyên rừng ngập mặn
Video đang HOT
Sau quá trình tìm hiểu, học hỏi, theo ngành du lịch tham quan gần xa, anh Cần quyết định gom tiền mở khu du lịch có tên “Farmstay Sân Tiên” trong trang trại vẫn nuôi tôm. Chính thức hoạt động từ tháng 11/2019 với hai dịch vụ chính: Du lịch trải nghiệm ban ngày và nghỉ dưỡng qua đêm.
Tóm tắt hành trình du lịch một ngày đêm: Lên tàu đi tham quan cửa Ba Thắc, bãi nghêu, đảo khỉ; chạy xe đạp tham quan bãi cá thòi lòi, câu cá và cua; đi cầu tre dài gần 1 km vào giữa rừng ngập mặn, bắt vọp, ốc. Khi câu cá, cua, ốc nếu cần được ướng dẫn nướng ăn tại chỗ. Còn các bữa ăn toàn đặc sản xứ sở như cá thòi lòi nướng muối ớt, cua hấp bia, ba khía luộc, vọp hấp gừng, ốc len hấp sả, canh chua cá bông lau nấu bần…
Nơi nghỉ dưỡng là những căn nhà cột gỗ, vách gỗ, mái lợp lá dừa nước cất trên ao tôm lộng gió bốn phương. Tiện nghi bên trong hiện đại với nệm êm, gối ấm, nước nóng. Có 2 phòng VIP và một phòng tập thể đủ chỗ cho 18 người cùng lưu trú.
Lan tỏa
Khu du lịch nông nghiệp sinh thái “Farmstay Sân Tiên” ngay tháng đầu đã thu hút đông du khách. Đặc biệt, nhiều du khách ở tỉnh Sóc Trăng và ĐBSCL đã tìm đến trong các ngày cuối tuần. Họ bày tỏ, mấy chục năm qua nói đến du lịch Sóc Trăng thường chỉ biết đến chùa Khmer mà không ngờ tiềm năng lớn ở sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với đặc trưng thiên nhiên. Bình quân, một ngày anh Cần đón khoảng 100 khách, có chục khách lưu trú.
Phục vụ tại khu du lịch chủ yếu anh chị em trong gia đình anh Cần, nhiều người trước kia rời quê đi làm xa thì nay trở về làm trong gia đình. Còn phục vụ du khách ở các điểm tham quan trải nghiệm như vào rừng ngập mặn câu cá, bắt cua; thăm bãi nghêu, cửa sông cũ được hợp tác với 7 hộ dân có đất và rừng.
Nhà nghỉ của Farmstay Sân Tiên trên ao tôm.
Thành công khá nhanh chóng, theo anh Cần cũng nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và ngành du lịch. Trong đó, đặc biệt là đoàn đại diện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt tổ chức chuyến “Famtrip nối 2 bờ sông Hậu: Trà Vinh – Sóc Trăng” đã tạo cơ hội cho anh giới thiệu việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào xây dựng khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập mặn tại Cù Lao Dung.
Tuy nhiên, đà phát triển đã chững lại khi bùng phát dịch bệnh Covid-19. Anh Cần cho biết, lượng du khách giảm khoảng 50% so với thời gian đầu, dù các dịch vụ được cải tiến nhiều và nhất là mở rộng sự hợp tác với các hộ dân trong vùng. Đáng chú ý, khi kinh tế cây mía giảm, nhiều hộ dân đã bỏ cây mía chuyển sang trồng rau màu và nhãn để phục vụ du khách. Hiện nay, theo anh Cần, diện tích rau màu và vườn cây ăn trái phục vụ du khách tham quan trải nghiệm hơn 300 ha. Số hộ nuôi ốc dưới tán rừng phục vụ du khách cũng tăng gấp đôi. Nhiều du khách đã tăng thời gian lưu trú lên 2-3 ngày.
Vượt qua những khó khăn khách quan, anh Cần đang có kế hoạch xây dựng khu ẩm thực đặc sản với các nhà sàn trên bãi bồi rộng khoảng 1 ha, tách biệt khu nghỉ dưỡng. Bởi nhu cầu của du khách ở hai nơi khác nhau, một nơi cần sôi động, một nơi cần yên tĩnh. Với chính quyền, anh Cần đề nghị nâng cấp mở rộng con đường từ khu du lịch kết nối xung quanh từ 3 m lên 5 m. “Đường bây giờ mới chạy được ô tô 16 chỗ trở xuống, nếu mở rộng cho ô tô 50 chỗ ngồi chạy được sẽ hỗ trợ cho cả vùng quê giàu tiềm năng du lịch nông nghiệp sinh thái ở đây phát triển”, anh Cần nói.
Trù phú đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, sở hữu nhiều tiềm năng du lịch sinh thái chưa khai phá hết.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000 ha trải dài 68 km thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Đây là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á.
Phá Tam Giang - Cầu Hai giàu tài nguyên động thực vật, được đánh giá phong phú nhất ở Đông Nam Á.
Tam Giang - Cầu Hai là nơi mưu sinh của hàng nghìn ngư dân. Hàng trăm năm qua, tập quán đánh bắt thủy hải sản trên vùng đầm nước lợ của người dân không hề thay đổi.
Những hàng sáo, nò được ngư dân lắp đặt trên khắp vùng đầm phá. Phương thức đánh bắt này được người dân duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác hàng chục năm qua.
Chợ nổi ở đầm Quảng Lợi là một trong những nét riêng biệt ở đây. Các tiểu thương tự mình chèo thuyền ra giữa đầm thu mua tôm cá mà ngư dân vừa đánh bắt được sau một đêm thức trắng.
Tôm cá, cua đánh bắt được, ngư dân mang vào bờ sát phá Tam Giang bán. Tập quán này được người dân vùng đầm phá duy trì suốt hàng trăm năm qua.
Khu rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà được xem là khu sinh quyển quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khu vực này chủ yếu là cây Chá cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Khu bảo tồn rừng ngập mặn Rú Chá là một trong những địa điểm được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích sáng tác. Rú Chá cũng là điểm thu hút nhiều du khách tham quan.
Để bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều năm qua chính quyền Thừa Thiên Huế đã triển khai trồng rừng ngập mặn để làm nơi trú ẩn, sinh sản tôm cá. Những cánh rừng cây bần chùa, dừa nước đã tạo nên một màu xanh giữa vùng nước lợ mênh mông. Chính quyền địa phương đang hướng đến phát triển các tour du lịch đầm phá, du lịch sinh thái tại đây.
Khu du lịch có hàng nghìn con khỉ ở Cần Giờ Khu du lịch Rừng Sác có trên 1.500 con khỉ sống hoang dã, thường xuyên vây quanh du khách để xin thức ăn, nước uống. Khu du lịch Rừng Sác (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) nằm trong vùng rừng ngập mặn rộng hơn 70 ha, cách trung tâm thành phố 50 km. Điểm tham quan này thu hút du khách khi có...