Du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Mỏ vàng chưa khai thác
Ngày 1.10, Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp vùng ĐBSCL năm 2018″ tại TP.Long Xuyên, An Giang.
Đến dự hội thảo sẽ có khoảng 180 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, đại diện UBND, Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch cùng các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập thảo luận, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong khai thác du lịch nông nghiệp ĐBSCL. Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, là nơi giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp thành công có tính sáng tạo…
Nhiều tiềm năng
Khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang) mùa nước nổi 2018. Ảnh: HUỲNH XÂY
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là lĩnh vực du lịch nông nghiệp, nhưng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa thể khai thác hết “mỏ vàng” nhiều tiềm năng này.
Ông Lâm Thanh Bình – Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết: “Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của du khách nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để ĐBSCL thu hút khách đến trong tương lai”.
Đại diện Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist phân tích, du khách quốc tế, đặc biệt là khách từ thị trường Âu – Mỹ rất muốn khám phá vẻ đẹp dân dã của vùng miệt vườn sông nước bằng cách hòa nhập vào đời sống thực tế của người dân địa phương. Còn với du khách trong nước, sẽ tổ chức nhóm đi tham qua các địa điểm trong thời gian ngắn.
Đến với các điểm du lịch nông nghiệp ở các địa phương như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, TP.Cần Thơ… du khách có thể được vào vai người nông phu tự tay hái quả, làm vườn, được nghỉ chân ngay tại nhà dân và xung quanh là những vườn cây trái trĩu quả.
Ngoài ra, khách còn tham quan những làng nghề truyền thống, các lò bánh, lò cốm, hoặc đi thăm chợ nổi Long Xuyên, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phụng Hiệp…
Video đang HOT
Mô hình du lịch nông nghiệp cá lóc bay của người dân Cồn Sơn (TP.Cần Thơ) thu hút nhiều du khách tham quan. Ảnh: H.X
Ông Phan Đình Huê – đại diện Công ty dịch vụ du lịch Vòng Tròn Việt, Chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL thông tin: Loại hình du lịch “kỳ nghỉ vùng quê – Farm holidays” ở Áo rất phát triển. Họ tổ chức rất bài bản nên du lịch nông nghiệp – nông thôn đem lại thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất thế giới.
“ĐBSCL có thể hoàn toàn học tập Áo để trở thành một trung tâm du lịch nông nghiệp – nông thôn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nhờ nhiều lợi thế. Cụ thể, là vùng sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau màu) và thủy sản lớn nhất Việt Nam và bằng diện tích nước Áo, khí hậu tốt quanh năm nên có thể làm du lịch cả 4 mùa. Nắng nhiều là điều kiện tốt để thu hút khách đến từ xứ lạnh vốn dĩ muốn “phơi” cho rám da” – ông Huê nhấn mạnh.
Ông Huê nhận định, ĐBSCL gần đô thị lớn là TP.HCM và các tỉnh miền Đông vốn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam. Giao thông đang được nâng cấp và xây mới, nên có đến hơn diện tích ĐBSCL nằm trong bán kính 3 giờ xe ôtô tính từ TP.HCM (quảng thời gian di chuyển đẹp nhất đối với khách du lịch). Đây sẽ là xu hướng du lịch chủ đạo trong tương lai gần đối với vùng đất Chín Rồng.
Cần khai thác sự khác biệt
Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết, mức độ phát triển du lịch ở ĐBSCL hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của vùng. Nguyên nhân là do xuất phát điểm thấp nên chưa khai thác triệt để lợi thế sông nước, nông nghiệp, nông thôn miệt vườn, đặc biệt còn xem nhẹ vai trò hợp tác, liên kết giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài vùng.
Theo ông Bình, để du lịch phát triển hiệu quả, các địa phương ĐBSCL cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết đầu tư, đổi mới sản phẩm du lịch. Ông Bình cũng giải thích thêm rằng, tuy sản phẩm du lịch của vùng này có nét tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt vậy nên các địa phương và doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ để đầu tư sản phẩm du lịch đặc trưng của mình và khai thác sự khác biệt của các sản phẩm. Đây cũng là cách để làm phong phú sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn của điểm đến.
Biết nhu cầu phát triển còn nhiều, thời gian qua, các địa điểm du lịch tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm, hợp tác liên kết tổ chức các sự kiện quảng bá thu hút, từng bước hình thành thương hiệu du lịch cho vùng. Còn cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương cũng đang phấn đấu tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện liên kết hợp tác đạt hiệu quả; đồng thời chủ động hỗ trợ thực hiện liên kết thuộc các lĩnh vực như: Đào tạo, quảng bá xúc tiến toàn vùng khi doanh nghiệp không có điều kiện.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thì vai trò lãnh đạo địa phương là rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch, các địa phương phải tâm huyết, có trách nhiệm với cái riêng của du lịch địa phương mình quản lý, hết lòng với cái chung của vùng để cùng phối hợp thực hiện thành công đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL”. Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực đưa du lịch khu vực ĐBSCL trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi hội tụ văn minh sông nước Mê Kong, góp phần thực hiện thắng lợi quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (ĐBSCL là 1 trong 7 vùng du lịch lớn của cả nước).
“ĐBSCL hiện chỉ mới xây dựng được một số sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đơn giản, dễ bị sao chép. Để loại hình du lịch này trở thành một trong những loại hình du lịch chính, cần phải có chiến lược về phát triển sản phẩm. Khách du lịch lữ hành di tour nông nghiệp chủ yếu là nhóm nhỏ, theo gia đình, bạn bè. Khách này dành nhiều thời gian cho việc tham gia vào các hoạt động, hơn là nghe hướng dẫn viên thuyết minh. Vì vậy phải được tổ chức khác biệt…” – ông Huê lưu ý.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: "Hết sức chủ động ứng phó với lũ trong thời gian tới"
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như nỗ lực của các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long trong ứng phó với lũ đầu mùa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị không được chủ quan, hết sức chủ động để ứng phó với lũ trong thời gian tới.
Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi thị sát, kiểm tra tình hình và các giải pháp ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn công tác đã thị sát, kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; kiểm tra tình hình lũ tại khu vực gần biên giới Campuchia; thăm mô hình chốt cứu hộ cứu nạn tại cầu Cả Chanh, xã Tân Hội, tặng quà nhân dịp Trung thu tại điểm giữ trẻ tập trung trường mẫu giáo Cần Sen 2 và thăm một số hộ dân tại cụm tuyến dân cư vượt lũ Cần Sen 2.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đi thị sát lũ Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: PL)
Đã thực hiện cảnh báo sớm
Theo ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai, các địa phương rất chủ động trong triển khai ứng phó với lũ; đã tổ chức họp triển khai đến cấp huyện các giải pháp ứng phó tình huống xảy ra lũ lớn và cử các đoàn công tác xuống các địa phương hướng dẫn, đôn đốc tăng cường thông tin, truyền thông về ứng phó với lũ. Đồng thời hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, bờ bao, an toàn cho người, nhất là trẻ em.
Lãnh đạo UBND các tỉnh khẳng định, mức lũ tương đương năm 2000 nhưng năm nay về cơ bản các địa phương có thể chủ động điều tiết lũ, giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất và đặc biệt là chưa có thiệt hại về tính mạng. Đây là kết quả từ việc ưu tiên đầu tư các công trình phòng chống lũ (đê bao, bờ bao, cụm tuyến dân cư vượt lũ...), điều chỉnh tập quán sản xuất, đồng thời nâng cao cảnh giác, chủ động ứng phó của chính quyền và người dân các địa phương.
Đối với công tác dự báo thủy văn phục vụ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và các Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện cảnh báo sớm, chi tiết cho từng tỉnh, khu vực trong tỉnh.
Bên cạnh đó đã thực hiện dự báo tại 64 vị trí ở Đồng bằng sông Cửu Long, với tần suất 1 bản tin/ngày. Đặc biệt tình hình lũ sớm đã được cảnh báo đến sớm hơn, thông tin được phát hành trong các bản tin mùa ngày 8/3, 13/4, 14/6, 13/7.
Đặc biệt, lũ đầu mùa đã được nhận định sớm. Các bản tin mùa phát hành trong tháng 4 và tháng 6 đã nhận định trên lưu vực sông Mê Kông mùa lũ nhiều khả năng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 7 đã phát các bản tin cảnh báo, dự báo nước lên đầu tiên kịp thời tới tất cả các tỉnh, thành phố đến các huyện thị xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ ngày 1/8 đến nay thường xuyên phat tin lũ trên sông Cửu Long với tần suất 1 ngày/1 bản tin. Các bản tin cảnh báo, dự báo lũ về tình hình lũ trên sông Cửu Long và vùng hạ nguồn tương đối sát với thực tế với sai số từ 1 - 3cm đối với bản tin trượt 5 ngày, 3-10 cm với khoảng thời gian dự báo từ 10-15 ngày.
Không được chủ quan khi ứng phó với lũ
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như nỗ lực của các địa phương trong ứng phó với lũ đầu mùa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị không được chủ quan, hết sức chủ động để ứng phó với lũ trong thời gian tới.
Trước dự báo lũ năm nay còn tiếp tục kéo dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh vùng đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang cần chủ động đề phòng những diễn biến phức tạp có thể xảy ra, triển khai thực hiện nghiêm công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tính mạng của người dân, nhất là tính mạng trẻ em, học sinh. Phát huy kinh nghiệm, tiếp tục tổ chức quản lý tốt các điểm trông giữ trẻ tập trung; quản lý việc giao thông trên sông nước, đưa đón học sinh tới trường, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời nhân dân khi xảy ra sự cố, tai nạn"-Phó Thủ tướng yêu cầu.
Đồng thời chủ động di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm; rà soát, nắm tình hình, tổ chức tốt việc cứu trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt. Đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến điều kiện học tập.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương chủ động kinh phí, phương tiện, nguồn lực để bảo vệ các công trình hạ tầng lớn, bảo vệ sản xuất, mùa màng; đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngay sau khi lũ rút, xử lý vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp.
Đối với diện tích lúa còn chưa thu hoạch được, cần tập trung bảo vệ tối đa, tổ chức hộ đê, bảo vệ bờ bao, hạn chế bị vỡ thêm; tổ chức thu hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất vụ Đông Xuân (giống, phân bón, bơm tiêu ở một số khu vực để kịp thời vụ).
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tăng cường công tác dự báo, nhận định về diễn biến lũ sát thực tế để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp được kịp thời, hiệu quả.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn - Bộ Quốc phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ các địa phương triển khai hộ đê, sơ tán dân. Bộ Công an chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh tại khu vực bị ảnh hưởng, sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó với lũ.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long cần phát triển theo hướng "thuận thiên".
"Phải tập trung tái cấu trúc kinh tế, đổi mới sản xuất, mô hình tăng trưởng. Các địa phương phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương rà soát lại các quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý quy hoạch bố trí lại dân cư, quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm... để chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cân đối nguồn lực và thời gian, tiến độ triển khai có hiệu quả"- Phó Thủ tướng yêu cầu.
Thế Kha
Theo Dantri
Bàn cách "lợi dụng" lũ Đồng bằng sông Cửu Long Trao đổi với phóng viên NTNN, TS.Trần Ngọc Thạch - Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, thay vì đối phó, hãy tìm các mô hình sản xuất phù hợp để sống chung và nương theo lũ, tận dụng được những mặt tích cực mà mùa lũ mang lại cho vùng đất này. Dù ngành chức năng đã có...