Du lịch Ngã Bảy Hậu Giang: Cần nhiều ‘vệ tinh’ xung quanh
Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng để phát triển du lịch khu vực Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang cần vệ tinh xung quanh như sản phẩm, cảnh quan, dịch vụ bổ trợ…
Ngày 20-10, Đoàn khảo sát do Sở Du lịch TP.HCM đã chủ trì khảo sát điểm đến, sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và có buổi gặp gỡ với Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang.
Dịp này, các doanh nghiệp (DN) du lịch đã góp ý nhiều về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú cần được cải thiện, xúc tiến, giới thiệu sản phẩm du lịch trên các địa phương khác.
Đoàn khảo sát gặp gỡ với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang và lãnh đạo TP Ngã Bảy.
Mục tiêu giữ khách ở lại lưu trú
Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang đánh giá: Sản phẩm du lịch của Hậu Giang còn hạn chế, tỉnh rất cần những góp ý của DN làm sao để có sản phẩm hấp dẫn kết thành tour du lịch trong thời gian tới.
Về phía TP.HCM, ông Phan Đông Nhựt – đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho rằng Hậu Giang tuy có điểm yếu về vị trí địa lý so với trung tâm du lịch như Cà Mau, Cần Thơ… nhưng từ vị trí đó tỉnh này lại có điều kiện tiếp cận nguồn khách từ các tỉnh trên.
Đa số DN du lịch đưa khách đến Hậu Giang để sử dụng dịch vụ ẩm thực hay vườn sinh thái thay vì lưu trú.
Đoàn khảo sát chợ nổi Ngã Bảy – nơi có bảy nhánh sông hội tụ như hình ngôi sao.
Ông Nhựt cho biết thêm, chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ lớn nhất vùng ĐBSCL, nơi hợp lưu bảy con sông, tỉnh cần tận dụng lợi thế này để xây dựng hình ảnh du lịch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tỉnh phát triển vùng sinh thái như chèo xuồng trên những vườn khóm, trải nghiệm hái dâu da hay sản phẩm tour đêm trên sông, thưởng thức ẩm thực trên sông.
Thông qua chuyến khảo sát, ông Diệp Lê Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn Hòn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho rằng: “Xung quanh Hậu Giang có những điểm đến quá nổi tiếng. Khách đến đây hầu hết để trải nghiệm ẩm thực, dừng chân nghỉ ngơi trước khi di chuyển đến nơi khác. Vấn đề là phải làm sao để níu chân khách ở lại lưu trú, kích thích chi tiêu.”
Đoàn tham quan Khu Du lịch Mùa Xuân
Địa phương phải tìm được nét riêng
Do vậy, ông Tùng đề xuất tỉnh cần ưu tiên kiểm tra và đầu tư lại phương tiện, trang thiết bị trên tàu, thuyền ở khu vực Ngã Bảy.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Du lịch Sao Mai Bình Thuận chỉ ra các tỉnh miền Tây có nhiều sản phẩm tương tự nhau, do đó các DN cần tìm yếu tố mới để xây dựng tour hấp dẫn cho du khách, kết nối với địa phương.
“Tôi đề xuất tỉnh nên quy hoạch làng nghề truyền thống song song ẩm thực địa phương, quảng bá nhiều thông tin du lịch tại các điểm đến” – ông Khoa nói.
Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Hồng Cúc, Phó Giám đốc Công ty Cung Đường Vàng, Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch về thiên nhiên, lịch sử và con người. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch chưa được giới thiệu nhiều đến các công ty lữ hành.
“DN địa phương cần xây dựng bộ sản phẩm, từng bước tiếp cận DN ở TP.HCM và các tỉnh. Từng con người cụ thể giới thiệu những gì đặc sắc nhất của địa phương mình. Bên cạnh đó, khi kinh tế đang phát triển, địa phương cần đào tạo người làm du lịch chuyên nghiệp hơn” – bà Cúc nói thêm.
Doanh nghiệp du lịch trải nghiệm di chuyển bằng vỏ lãi, khám phá lá phổi xanh Hậu Giang, ngắm ngàn loài chim.
Đánh giá thêm những hạn chế phát triển du lịch của tỉnh, ông Lê Trương Hoàng Nam, đại diện Công ty Vietravel cho biết, hệ thống nhà vệ sinh còn yếu và thiếu. Quy hoạch xung quanh bến thủy nội địa ở khu vực Ngã Bảy chưa có điểm nhấn để khách check-in, tham quan.
“Khu vực Ngã Bảy cần vệ tinh xung quanh từ cảnh quan, điểm đến, sản phẩm và dịch vụ bổ trợ để thúc đẩy phát triển du lịch” – ông Nam chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua, tỉnh Hậu Giang xây dựng tour tuyến du lịch gắn liền với nơi có bảy nhánh sông. Du khách sẽ khám phá những nét đẹp riêng của TP Ngã Bảy nói riêng và Hậu Giang nói chung.
Mới đây, tỉnh tổ chức festival áo bà ba lần thứ nhất, giải marathon thu hút khách nhiều nước trên thế giới biết đến Hậu Giang. Tháng 12 tới, tỉnh sẽ tổ chức festival lúa.
Những khu rừng tràm bạt ngàn, những dòng kênh thẳng tắp khiến du khách thích thú.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã có những chuyển biến về ý thức làm du lịch, thể hiện rõ qua những chính sách khuyến khích cho ngành du lịch. Mới đây nhất, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chính sách hỗ trợ đơn vị xây dựng khách sạn từ 3 sao đến 5 sao với mức hỗ trợ từ 1,5 tỉ đồng trở lên.
Du lịch canh nông mở ra hướng phát triển kinh tế tại bản Hua Tạt
Du lịch canh nông đã giúp nâng giá trị sản phẩm, giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông nghiệp của những hộ dân tại bản Hua Tạt (Vân Hồ, Sơn La), từ đó thúc đẩy họ vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Huyện Vân Hồ ở phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, nằm trong khu phát triển du lịch tổng thể Mộc Châu. Vân Hồ có khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Văn hóa của các dân tộc sống tại đây mang đậm nét đặc sắc của đồng bào vùng Tây Bắc.
Bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) nằm cạnh quốc lộ 6 là nơi sinh sống của 100% người Mông. Do thuận tiện giao thông đi lại nên nhiều năm trở lại đây, bản Hua Tạt trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Du khách tới bản Hua Tạt không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên như đắm mình vào những cánh đồng hoa cải trắng, hoa mận, hoa đào, hoa mơ, hoa tam giác mạch, tự tay hái hoa quả... mà còn được trải nghiệm nhiều nét văn hóa của người bản địa như giã bánh dày, làm nương, múa hát, dệt thổ cẩm. Những nét văn hóa độc đáo của người Mông đã tạo nên sức hút cho du lịch Hua Tạt.
Đồng bào người dân tộc Mông phát triển du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững. Ảnh: Thanh Tuyền.
Trước đây, cộng đồng người Mông sinh sống tại Hua Tạt chỉ làm nông nghiệp với việc trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khoảng vài năm trở lại đây, cả bản bắt đầu chuyển hướng sang làm du lịch cộng đồng. Những ngôi nhà được sửa sang, xây thêm khu vệ sinh sạch sẽ để kinh doanh homestay ngày càng nhiều.
Không chỉ níu chân du khách bằng cảnh quan thiên nhiên, khí hậu trong lành, văn hóa truyền thống, bản Hua Tạt giờ đây còn chủ động làm du lịch cộng đồng như tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, tổ chức các hoạt động giới thiệu quảng bá văn hóa, sản vật của người dân.
Anh Tráng A Chu là một trong những người Mông đầu tiên ở xã Vân Hồ làm du lịch cộng đồng. Anh Chu cho biết, gia đình anh xây homestay từ năm 2015. Thời gian đầu, làm du lịch khó khăn vì ít người biết đến nhưng gần đây làn sóng du lịch cộng đồng phát triển, du khách biết đến bản Hua Tạt nhiều hơn.
Nhiều mô hình du lịch trải nghiệm trong bản được phát triển như du lịch canh nông. Người dân trồng cây ăn quả, rau xanh còn du khách được trải nghiệm làm nông dân.
Nói về du lịch canh nông, ông Tráng A Cao (bản Hua Tạt) cho biết, việc này đã giúp gia đình ông phát triển kinh tế nhanh chóng. Ông Cao trồng dâu tây, cà chua, các loại rau theo hướng hữu cơ. Nhờ lợi thế của địa phương là thời tiết mát mẻ nên hoa quả, rau xanh mùa nào cũng có.
Du khách tới tham quan, trải nghiệm những khu vườn rau, sau đó chính họ lại là người mua sản phẩm. Nhiều du khách Hà Nội khi trở về vẫn duy trì mua hàng của gia đình ông Cao, đồng thời giới thiệu nguồn cung cấp cho bạn bè. Vì vậy, nông sản trồng ra đều tiêu thụ được hết.
Nhờ có du lịch cộng đồng, gia đình ông Cao và nhiều hộ khác ở bản Hua Tạt đã vươn lên thoát nghèo.
Từ khi bản Hua Tạt trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách, các hộ dân nơi đây đã đầu tư kinh doanh dịch vụ lưu trú. Cả bản có 7 homestay phục vụ du khách, các homestay này đều được xây dựng và trang trí đậm bản sắc văn hóa của người Mông nhưng vẫn mang nét hiện đại phù hợp với du khách thập phương.
Toàn bản Hua Tạt hiện chỉ còn 5 hộ nghèo, số đông còn lại đời sống kinh tế bà con ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Xã Vân Hồ tiếp tục vận động bà con dân tộc phát triển du lịch, quảng bá các sản vật của địa phương hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Được biết, huyện Vân Hồ đã thu hút 8 dự án đầu tư quy mô lớn vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của các tập đoàn, công ty, với tổng nguồn vốn 452 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện tới tháng 9/2023 có 12 nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, 17 cơ sở hoạt động kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng, 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong phát triển du lịch, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời gìn giữ và phát huy điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Tiếp tục tham quan trụ sở HĐND - UBND TP.HCM miễn phí Sở Du lịch TP.HCM thực hiện chương trình tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố trong 2 ngày 30/9 và 1/10 năm 2023. Du khách tham quan được hướng dẫn viên thông tin về lịch sử của di tích. Sở Du lịch TP.HCM cho biết, tiếp...