Du lịch Hàn Quốc: Ngược dòng thời gian cùng Hanok Namsan
Hanok Namsan là một trong những niềm tự hào của người dân Hàn Quốc bởi lịch sử hình thành và những nét văn hoá truyền thống vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
LÀNG TRUYỀN THỐNG GIỮA SEOUL HIỆN ĐẠI
Khách du lịch Hàn Quốc thường tìm đến làng cổ Hanok toạ lạc dưới chân núi Namsan chỉ để thư giãn tâm hồn trong nét tĩnh lặng, kiêu sa của những mái nhà cổ nép mình bên cung điện Gyeongbok uy nghi, tráng lệ.
Ngôi làng có diện tích khoảng 79.000 m2 bao gồm nhiều ngôi nhà gỗ với kiến trúc mái cong được chạm trổ độc đáo, bao quanh là các vườn hoa, con suối và cây xanh. Nơi đây từng là nơi sinh sống, nghỉ mát của các quý tộc, quan viên thời Joseon Hàn Quốc.
Để vào được bên trong ngôi làng, khách du lịch Hàn Quốc phải bước qua cổng chính, cổng gỗ lớn với mái ngói cách điệu tinh tế. Trong làng là các ngôi nhà, nơi sinh hoạt của người Hàn, mỗi nhà đều có một cổng ra vào được thiết kế bên cạnh gian nhà chính. 3 gian nhà đều được bố trí theo hình chữ nhật, hướng vào bên trong để cùng đón ánh sáng mặt trời. Trong mỗi ngôi nhà đều trang bị các vật dụng truyền thống của người Hàn như bếp lửa, bàn ăn, chum sành, giếng nước, …
HANOK NAMSAN VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM TUYỆT VỜI
Hiện nay, Hanok Namsan có hơn 300 ngôi nhà được trùng tu, sửa chữa để bảo tồn giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, ngôi làng cũng được đầu tư thêm các nhà hàng, nhà nghỉ, quán café, để giúp du khách nghỉ dưỡng, thả hồn với khung cảnh thơ mộng và hữu tình khi du lịch Hàn Quốc.
Không chỉ được tham quan, ngắm cảnh, khách du lịch Hàn Quốc còn được trải nghiệm những khoá học làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng giấy Hanji, một loại giấy truyền thống của quốc gia này. Bạn còn được khoác lên người những bộ trang phục hanbok và thưởng thức trà đạo. Tìm hiểu cách làm kim chi và tương truyền thống của người Hàn đựng trong các chum lớn để dùng quanh năm cũng là một hoạt động thú vị dành cho du khách.
Video đang HOT
Nếu bạn muốn du lịch Hàn Quốc, thăm làng cổ Hanok Namsan thì nên đi vào các ngày trong tuần, trừ ngày thứ 3. Ở Seoul, bạn có thể đến đây bằng tàu điện ngầm – một phương tiện di chuyển rất hiện đại và văn minh.
Không phải ngẫu nhiên mà ngôi làng này trở thành 1 trong 5 địa điểm đẹp nhất của thủ đô, chỉ khi bạn đến đây mới có thể cảm nhận được hết những giá trị hoài cổ và sự an yên trong tâm hồn giữa khung cảnh thanh bình của thiên nhiên, cây cỏ. Hanok Namsan hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị trong hành trình du lịch Hàn Quốc sắp tới của bạn!
Theo trí thức trẻ
Chinh phục đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi
|
Vắt ngang những ngọn núi cao nhất của dãy Trường Sơn, đèo Hải Vân được xem là một trong những cung đường đèo đẹp nhất, kỳ vĩ nhất nhưng cũng hiểm trở nhất và thách thức lòng can đảm của những phượt thủ đến chinh phục.
Để ví về độ hiểm trở của đèo Hải Vân, người ta thường gọi cung đường hiểm trở này với cái tên "Biển Mây". Biển là Hải, Mây là Vân nhằm ám chỉ đường lên đèo Hải Vân chẳng khác nào lạc vào biển mây bởi những ngọn núi nơi đây quanh năm mây phủ trắng xóa.
Đèo Hải Vân còn được dân phượt mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất đèo". Không chỉ là cảnh núi non hùng vĩ, con đèo này còn có những khúc cua, khúc ngoặt tay áo khiến nhiều người phải dè chừng.
Trước đây, đèo Hải Vân được coi là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam. Nhưng ngày nay, các xe khách thường chạy lối hầm Hải Vân, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn thay cho việc phải leo đèo.
Dù đã có đường hầm nhưng đối với các phượt thủ việc khám phá cung đường đèo ngoằn nghèo, nhiều khúc cua liên tiếp sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.
Đèo Hải Vân trải dài hơn 20km nối từ Huế đến Đà Nẵng, một bên là biển, một bên là những vách núi cao "chọc trời".
Nếu chưa có cơ hội đi săn mây tại Tây Bắc, vào những ngày "thuận trời", săn mây tại đèo Hải Vân cũng là một trong những cái thú mà du khách không nên bỏ lỡ.
Từ Huế, du khách chinh phục đèo Hải Vân sẽ đến được với Đồn Nhất - đây là ranh giới để phân định địa phận Huế - Đà Nẵng. Đây còn là một căn cứ được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược.
Nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận Thị trấn Lăng Cô, (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), Hải Vân Quan là cụm công trình phòng thủy của triều nhà Nguyễn, bao gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công, được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển
Đặc biệt, đây còn là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.
Đặc biệt, trên đường đèo, du khách cần chắc tay lái, giữ khoảng cách an toàn giữa các xe, tuyệt đối không nên đi sát nhau, đi với tốc độ chậm để có thể ngắm cảnh vừa an toàn. Trong trường hợp xuống đèo, người lái xe tuyệt đối không được tắt máy thả trôi, người lái luôn phải sử dụng cả phanh chân và phanh tay (đối với xe số) và 2 phanh tay (với xe ga).
Theo dulichpetrotimes.vn
Du lịch xanh ở thiên đường Nong Nooch thu hút du khách Việt Ngày 4/9, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Khu du lịch sinh thái Nong Nooch Thái Lan tổ chức hội thảo "Gặp mặt Doanh nghiệp và báo chí, quảng bá Khu du lịch sinh thái Nong Nooch". Khu du lịch sinh thái Nong Nooch là một công viên nhân tạo được sáng lập bởi bà Nong Nooch...