Du lịch Hà Tiên lột xác sẵn sang chạy đua cùng đảo ngọc Phú Quốc
Với việc đón trên 2,6 triệu lượt khách vào năm 2018 (ngang ngửa du khách đến Phú Quốc năm 2017), thành phố Hà Tiên trở thành địa phương thu hút du khách và có doanh thu từ dịch vụ du lịch cao thứ nhì trong tỉnh Kiên Giang (chỉ sau Phú Quốc).
Từ lột xác
Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch TP Hà Tiên cho biết, Hà Tiên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, thành phố tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng về du lịch, khai thác tốt các thế mạnh về di sản văn hoá, du lịch biển đảo, cửa khẩu quốc tế.
Hiện thực hóa định hướng trên, Hà Tiên đã chi nguồn lực khủng để bơm cát trắng cải tạo hoàn toàn bãi tắm khu vực Mũi Nai. Cụ thể, trong tháng 1/2019, khu vực bãi sau của biển Mũi Nai đã được đầu tư cải tạo, bơm toàn bộ lớp cát trắng lên bờ biển, trồng cây xanh, tạo ra cảnh quan đẹp mắt. Hoạt động đã đưa Mũi Nai trở thành top 5 điểm đến hấp dẫn nhất trong các bãi tắm tại khu vực phía Nam, đồng thời là bãi biển đẹp nhất khu vực ĐBSCL (không tính bãi biển thuộc đảo). Sắp tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, bơm dải cát trắng từ bãi trước Mũi Nai, kéo dài đến Bãi Nò, liền kề khu đô thị mới Hà Tiên.
“Toàn khu vực ĐBSCL có 13 tỉnh, 21 triệu dân, trong đó có 7 tỉnh giáp biển. Tuy nhiên do lưu lượng phù sa lớn, đa số các tỉnh ven biển (trừ đảo) nước biển đều đục, khó phát triển du lịch và thu hút du khách tắm biển. Với việc bơm cát trắng vào khu vực Mũi Nai đến Bãi Nò, Hà Tiên trở thành thành phố duy nhất tại ĐBSCL sở hữu bãi tắm cát trắng dài gần 10km, không thua kém các bãi biển miền Trung. Từ đó, Hà Tiên sẽ đón lượng du khách thường xuyên đến từ các Tỉnh miền Tây, chưa kể du khách từ hướng Phú Quốc, Campuchia, Thái Lan”, Ông Danh Trần Thy, giám đốc công ty du lịch Mekong chia sẻ.
Đến tham vọng
Hà Tiên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Toàn thành phố có có 9 di tích tiêu biểu được xếp hạng (trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia và 4 di tích cấp Tỉnh). Đây cũng được biết đến là thành phố của lễ hội chùa chiền với Lăng Khai trấn Quốc công Mạc Cửu, Miếu Mạc mi cô nương, Phù Dung Cổ tự, chùa Phật Đà, chùa Thiên Trúc, chùa Tam Bảo…
Ngoài ra, các lễ hội văn hóa đặc sắc trải đều quanh năm như Lễ hội tao đàn chiêu anh các, lễ giỗ bà Mạc ni cô, lễ giỗ ông Mạc Cửu, tết thanh minh của người hoa cũng thu hút một lượng lớn du khách đến với thành phố du lịch trẻ này.
Hà Tiên có đầy đủ lợi thế để phát triển du lịch đa dạng từ biển, đảo, lễ hội văn hóa đế cửa khẩu.
Hải Tặc hiện là một trong số quần đảo đẹp nhất cả nước và được mệnh danh là Maldives của Việt Nam. Sắp tới, Hà Tiên đang có chủ trương dời bến tàu về núi Pháo Đài nhằm rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm ra Hải Tặc chỉ còn 20 phút và Phú Quốc còn 60 phút.
Video đang HOT
Với vị trí cửa ngõ du lịch Phú Quốc, sở hữu cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, thành phố không giấu tham vọng không chỉ là khu vực hậu cần trên bộ tốt nhất cho Phú Quốc mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách đến từ Phú Quốc. Đó là chưa tính đến, khi hệ thống giao thông Xuyên Á hoàn chỉnh, du khách từ Thái Lan, Campuchia đến thăm Hà Tiên càng nhiều
Đổ bộ chớp thời cơ
“Khi Hà Tiên được công nhận thành phố, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu đầu tư, Hà Tiên thấy đây là bước chuyển mình, cơ hội tốt để nắm bắt tập trung cho phát triển tới” – ông Nguyễn Thanh Nhàn cho biết.
Hiện nay, thành phố có 12 dự án phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ động đang triển khai. Đại gia thủy sản lớn nhất Việt Nam Minh Phú cũng vừa hé lộ kế hoạch xây dựng khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm lớn nhất Đông Nam Á, tập trung tại Hà Tiên, Kiên Lương, Giang Thành. Dự kiến sẽ có khoảng 40,000 công nhân làm việc, tổng giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD mỗi năm.
Sôi nổi nhất phải kể đến lĩnh vực BĐS. Hạ tuần tháng 11/2018, C&T công bố dự án Ha Tien Venice Villas. Đây là khi biệt thự biển tích hợp hơn 20 tiện ích đẳng cấp, châm ngòi cho “cuộc chiến” BĐS du lịch tại thành phố trẻ.
Một số nguồn tin cho biết, CT Land hiện đang đầu tư tại khu vực Mũi Ông Cọp. Vingroup xúc tiến đầu tư một dự án thương mại tại khu đô thị mới Hà Tiên. Trần Thái Group cũng ráo riết triển khai dự án án công viên văn hoá và Làng sinh thái Đông Hồ – Hà Tiên (26ha). Tập đoàn CEO – doanh nghiệp chuyên về các dự án nghỉ dưỡng cũng đang xin chủ trương đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng tại một trong các đảo đẹp nhất Hà Tiên.
Phố thương mại, Shophouse xuất hiện cho thấy Hà Tiên đang bước vào chu kỳ tăng tốc mạnh.
Trong cuối tháng 4, C&T tiếp tục tung ra dòng sản phẩm Shophouse La Rina. Đây là phân khu nằm trong dự án Ha Tien Venice Villas, đồng thời là phố thương mại tập trung đầu tiên tại thành phố Hà Tiên, tầm nhìn trực diện biển, ngay mặt tiền đại lộ Hoàng Sa, tuyến du lịch biển huyết mạch của toàn thành phố. Với lượng khách du lịch đông đảo, Shophouse La Rina dự kiến sẽ tiếp cận hầu hết lượng du khách khi đến Hà Tiên. Giá bán được C&T công bố từ 12,8 triêu/m2, thuộc top thất nhất trên cả nước.
Ngoài ra, khu chợ đêm Hà Tiên cũng vừa nhận quyết định dời về trung tâm khu đô thị mới, liền kề khu Shophouse La Rina. Khu chợ đêm hiện đã chọn nhà thầu, lên thiết kế, và có hơn 100 tiểu thương đăng ký bán hàng. Sự kết hợp của chợ đêm và phố thương mại Larina Shophouse là định hướng phát triển thương mại tập trung, kích thích nhu cầu mua sắm đồng thời níu chân du khách. Đây được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh nền du lịch Hà Tiên đang tăng tốc “lột xác” để bắt kịp xu hướng Quốc tế.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Nghi vấn căn hộ đã bán vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư?
Sau 15 năm triển khai, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chỉ nằm trên giấy, điều đáng nói thời gian qua người dân tại đây "tố" việc căn hộ bố trí tái định cư đã được bán từ trước đó nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư.
Căn hộ đã bán vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư?
Bắt đầu được triển khai từ năm 2004, nhưng đến nay, sau 15 năm dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với quy mô "khủng" hơn 35ha do Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng - Licogi làm chủ đầu tư vẫn dậm chân tại chỗ với nguyên nhân là chậm giải phóng mặt bằng (GPMB), khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện "3 không" - không điện, không nước sạch, không hộ khẩu.
Sau 15 năm, Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn chỉ nằm trên giấy, hàng chục ha đất bỏ hoang cho cỏ mọc. Thậm chí, nhiều diện tích đất thời gian qua được cho thuê và sử dụng sai mục đích gây bức xúc cho người dân.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, người dân nằm trong diện GPMB phục vụ việc xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt ngỡ ngàng phát hiện các căn hộ phục vụ tái định cư đã được bán trước thời điểm tổ chức bắt thăm căn hộ tái định cư.
Cụ thể, theo nguồn tin PV có được, tại cuộc họp điều chỉnh dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt tại các phường Thịnh Liệt, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) vào tháng 6/2017 do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì đã chỉ đạo chủ đầu tư có trách nhiệm làm nhà tái định cư và mua nhà thương mại để tái định cư theo quy định.
"Trường hợp cần điều chỉnh vị trí xây nhà tái định cư sang vị trí khác để đẩy nhanh tiến độ GPMB, nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định. Trong thời gian xây dựng nhà tái định cư, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm bố trí tạm cư theo quy định", lãnh đạo Hà Nội yêu cầu.
Thực hiện chỉ đạo trên, Licogi đã bố trí các căn hộ thương mại thuộc dự án Valencia Garden tại Lô đất CT-19B, Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). Ngay sau đó, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hoàng Mai đã cùng với chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt tổ chức bắt thăm căn hộ tái định cư cho người dân vào ngày 4/4/2018 tại UBND phường Thịnh Liệt.
Tuy nhiên, phán ánh tới báo chí, bà B.T.T. (tổ 25, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) cho biết, căn hộ tái định cư mà gia đình bà bốc thăm được trước đó (Căn hộ C0505 thuộc chung cư Valencia Garden - PV) đã có người dọn về ở. Điều đáng nói, theo bà T., qua tìm hiểu căn hộ này được mua lại từ tháng 1/2018.
Người dân cho rằng các căn hộ thương mại thuộc Dự án Valencia Garden mà chủ đầu tư bố trí tái định cư cho người dân đã bán trước thời điểm bốc thăm tái định cư.
"Nếu như tổ chức bắt thăm cho người dân thì căn hộ phải còn nguyên, chưa có ai ở, đằng này căn hộ đã có người vào ở từ mấy tháng trước mà vẫn bốc thăm, liệu có gì bất thường đằng sau việc này", bà T. bức xúc.
Cũng theo bà T., ngoài căn hộ tái định của gia đình bà thì các các hộ tái định cư bố trí cho các hộ dân khác cũng đã được bán hết từ trước thời điểm bốc thăm tái định cư.
Dự án chậm tiến độ nhiều năm, dân xin tự lo tái định cư
Liên quan tới những "lùm xùm" tại dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, trả lời PV Tiền Phongtại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 23/4, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai - Nguyễn Quang Hiếu thừa nhận đến nay dự án đã chậm tiến độ nhiều năm do việc GPMB quá chậm. "Nguyên nhân chậm GPMB do nhiều vấn đề liên quan, trong đó có sự hợp tác của người dân, cơ chế chính sách thay đổi cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư không chủ động trong quá trính triển khai hiện dự án theo quy định", ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt có quy mô hơn 35ha, được triển khai từ năm 2004 và chia là 2 giai đoạn, giai đoạn 1 của dự án là 27,7ha. Tuy nhiên, đến nay công tác GPMB giai đoạn 1 của dự án còn tồn tại khoảng hơn 3.000m2 (khoảng 30 hộ). "UBND quận sẽ tiếp tục tuyên truyền và vận động, nếu người dân không thực hiện chúng tôi sẽ cưỡng chế để thu hồi hoàn thành GPMB trong quý II/2019. Sau khi có mặt bằng sạch, quận mới báo cáo để thành phố giao các sở ngành liên quan thực hiện các khâu tiếp theo như cắm mốc giới và xây dựng mức giá để doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất và giao cho doanh nghiệp triển khai dự án", ông Hiếu thông tin.
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai - Nguyễn Quang Hiếu trả lời báo chí liên quan đến những "lùm xùm" tại Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt.
Còn trước thông tin phản ánh của người dân về dấu hiệu "bất thường" khi những căn hộ tái định cư thuộc dự án Valencia Garden đã có người về ở nhưng vẫn tổ chức bốc thăm, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết, trước đó, chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt đã có phương án trình Thành phố, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan, đề nghị được tự mua căn hộ tái định cư cho người dân tại dự án Valencia Garden - Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên) để bán tái định cư cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi tại dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt.
Sau đó Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai đã tổ chức bốc thăm lựa chọn diện tích căn hộ tái định cư cho 30 hộ gia đình. Tuy nhiên, trong số 30 hộ này thì có 29 hộ không có nhu cầu tái định cư và đã có đơn đề nghị được nhận tiền hỗ trợ một lần và tự lo tái định cư. Theo đó, mức hỗ trợ cho các hộ này bằng 6,8 triệu đồng/m2 x diện tích căn hộ bốc thăm được.
"Riêng trường hợp của bà B.T.T. ban đầu là do không thống nhất được phương án và không muốn nhận căn hộ tái định cư tại dự án Valencia Garden - KĐT mới Việt Hưng. Tôi đã trực tiếp gặp và lắng nghe nguyện vọng của bà T. cùng gia đình. Sau khi bàn bạc, gia đình có nguyện vọng tái định cư bằng căn hộ thương mại tại dự án Hồng Hà Tower - 89 Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) để thuận tiện hơn cho cuộc sống. Sau đó, chúng tôi đã liên hệ và được Sở Xây dựng đồng tình cho người dân tái định cư tại chung cư số 89 Thịnh Liệt", vị Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai lý giải.
Ninh Phan
Theo Tiền phong
TPHCM báo cáo Thủ tướng và đề xuất phương án giải quyết quỹ nhà tái định cư tại Thủ Thiêm không còn nhu cầu sử dụng UBND TPHCM vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xây dựng căn hộ phục vụ tái định cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giải quyết một số dự án cụ thể. Theo đó, UBND TPHCM cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công...