Du lịch Hạ Long bùng nổ, nhà đầu tư kỳ vọng gì?
Những con số biết nói của du lịch Hạ Long chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ vừa qua là “liều doping” quan trọng cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vùng đất rồng.
Vị thế “ngôi vương” du lịch Việt
Ngày 12/4, thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (9 – 11/4) địa phương này đã đón 150.000 lượt khách du lịch. Cụ thể, vịnh Hạ Long đón gần 24.800 khách, Bảo tàng Quảng Ninh đón trên 12.000 khách, Khu vui chơi giải trí Sunworld Hạ Long Complex đón 20.000 khách… Khách lưu trú đạt khoảng 29.900 khách.
Đặc biệt, tỷ lệ lấp đầy của tất cả các cơ sở lưu trú tại Hạ Long trong 3 ngày lễ đạt trên 90%. Chưa bao giờ người Hạ Long thấy thành phố trở lại với khung cảnh sôi động, đông vui đến vậy. Đây chính là thời cơ vàng để phục hồi du lịch sau hơn 2 năm chùng xuống bởi dịch bệnh.
Với tầm vóc của điểm du lịch hàng đầu, Quảng Ninh cho thấy sự đầu tư xứng tầm khi công bố sẽ tổ chức tới 65 sự kiện kích cầu du lịch năm 2022. Sự khởi sắc của ngành du lịch mang tới động lực mạnh mẽ cho thị trường. Bất động sản Hạ Long đang đứng trước “con sóng mới” không chỉ bởi vị thế hàng đầu về du lịch mà còn nhờ bệ phóng từ cuộc cách mạng quy hoạch – hạ tầng của Quảng Ninh diễn ra suốt gần 1 thập kỷ qua.
Quảng Ninh đang hái trái ngọt từ hệ thống giao thông đồng bộ ít địa phương nào có được, từ sân bay, cảng biển quốc tế cho tới gần 200km đường cao tốc xuyên suốt.
Ảnh phối cảnh dự án À La Carte Halong Bay.
Video đang HOT
“Có thể thấy rõ ngay trong đại dịch, Hạ Long vẫn là điểm đến hàng đầu bởi yếu tố thuận lợi từ giao thông cho tới khả năng kết nối với thị trường khách quan trọng Hà Nội. Người dân thủ đô đã hình thành thói quen Hạ Long là điểm đến “Weekend Getaway” – kỳ nghỉ cuối tuần hoàn hảo cả về điều kiện di chuyển và trải nghiệm dịch vụ, khi các điểm đến khác chưa thể theo kịp bởi đường sá chưa hoàn thiện và dịch vụ nghèo nàn”, ông Lê Xuân Nga – Tổng Giám đốc BHS Group nhận định.
À La Carte Halong Bay: “Sắc màu” nghỉ dưỡng mới trên miền di sản
Không chỉ sôi động mỗi dịp nghỉ lễ, Hạ Long luôn là điểm du lịch biểu tượng với sức hút từ Vịnh di sản và vô số trải nhiệm hấp dẫn. Bởi lẽ đó, thành phố thủ phủ Quảng Ninh được dự báo trở thành tâm điểm đón làn sóng mạnh mẽ của du lịch hè và xa hơn là làn sóng “du lịch trả thù” như cách hãng tin Reuters nói về sự bùng nổ của ngành công nghiệp không khói sau đại dịch.
Tọa lạc tại trung tâm bán đảo 2 – KĐT Halong Marina, À La Carte Halong Bay trở thành một trong dự án được mong chờ bậc nhất Hạ Long. Từ lâu Hạ Long thiếu vắng hạ tầng nghỉ dưỡng 5 sao, đặc biệt là không gian nghỉ dưỡng mang dấu ấn riêng.
Phát triển dựa trên ý tưởng về “Tháp năng lượng trên mây”, À La Carte Halong Bay – tổ hợp nghỉ dưỡng cao 41 tầng bên bờ Vịnh kỳ quan sẽ hội tụ tinh hoa về kiến trúc, tiêu chuẩn tiện ích quốc tế giúp chủ nhân hay du khách có trải nghiệm tái tạo năng lượng đúng nghĩa, nâng niu tinh thần và thể chất.
Dự án sẽ được khai thác vận hành vào Quý IV/2022.
Sở hữu thiết kế kính tràn trong suốt, À La Carte Halong Bay như “ngọn hải đăng” lung linh gồm hàng trăm “căn hộ trong suốt” với tầm nhìn đắt giá mang đến trải nghiệm thượng lưu khó sao chép tại Hạ Long. Bên cạnh đêm nghỉ dưỡng hoàn hảo, À La Carte Halong Bay mang đến dịch vụ “tái tạo năng lượng” từ tổ hợp tiện ích đẳng cấp trên cao độ ấn tượng, cho phép du khách và chủ nhân vừa hưởng thụ dịch vụ sang trọng vừa ngắm nhìn cảnh vịnh huyền bí…
Tư vấn thiết kế bởi Aedas – đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất hàng đầu thế giới, mỗi căn hộ À La Carte Halong Bay đảm bảo tiêu chí chuẩn nghỉ dưỡng 5 sao với diện tích tối thiểu trên 45m2. Đặc biệt, 100% căn hộ tại “tòa tháp 41 tầng mặt Vịnh” được bàn giao hoàn thiện nội thất đồ rời nhập khẩu. Cả 2 dòng căn hộ Skybay & Skybay Suite tại đây đều cực kỳ “uy tín” về pháp lý với quyền sở hữu lâu dài cho chủ nhân, định danh một tài sản giá trị truyền đời cho nhà đầu tư.
Rời những căn hộ hoàn mỹ, vài bước chân là ra đến biển, “trạm sạc năng lượng trên mây” À La Carte Halong Bay sẽ “sạc đầy” lồng ngực du khách bầu không khí tinh khiết miền biển, đưa du khách cảm nhận sự xa hoa, diễm lệ từ đặc quyền hiếm có. Chỉ mai đây thôi, khi tòa tháp được bàn giao, khai thác vận hành vào Quý IV/2022 sẽ thực sự trở thành điểm phải đến trong mọi hành trình của du khách khi ghé Hạ Long để thưởng lãm cảnh Vịnh tuyệt sắc, thư giãn đỉnh cao giữa bầu trời xanh với skylounge, nhà hàng cao cấp, spa… đắm mình giữa làn nước của bể bơi trên cao để lấp đầy năng lượng sau guồng quay công việc hối hả, của những tất bật đời sống phố thị.
Đơn vị phát triển kinh doanh BHS Group.
Nhiều phân khúc bất động sản đồng loạt tăng giá
Mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh COVID-19 phức tạp và vẫn đang có dấu hiệu giă tăng, làm kéo lùi nền kinh tế, nhưng giá bất động sản (BĐS) nhiều phân khúc trên thị trường cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng, cho thấy BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Đồng loạt tăng
Theo Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Công ty Đầu tư và dịch vụ BĐS bất động sản thương mại Mỹ tại Việt Nam, thị trường bất động sản nhà ở bán cuối năm 2021 chứng kiến thực trạng nguồn cung giảm do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội, nguồn cung mới chỉ ghi nhận sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, căn hộ bình dân dần biến mất khỏi thị trường... Nguồn cung hạn chế khiến tỷ lệ hấp thụ của thị trường đạt mức cao, nhất là tại TP Hồ Chí Minh.
Còn tại Hà Nội, tỷ lệ bán trung bình của các dự án mới ra mắt cuối năm 2021 đang tiếp tục đà tăng kéo dài đến quý I/2022, giá dự kiến tiếp tục tăng do chi phí đất tăng, chi phí xây dựng leo thang, nhiều sản phẩm mới ở phân khúc cao, lượng cầu ổn định và nguồn cung tạm thời còn hạn chế. Giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tăng 16%, giá bán căn hộ sơ cấp TP Hồ Chí Minh tăng 17%.
Giá bất động sản 2021 đồng loạt tăng ở nhiều phân khúc.
Cụ thể, qua tìm hiểu thị trường nhà phố, biệt thự tại Hà Nội, nguồn cung mới của cuối năm 2021 chỉ đạt 440 căn, với cơ cấu biệt thự 1%, liền kề 58% và nhà phố thương mại 41%. Nguồn cung mới phân khúc này tại TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng chục căn, với giỏ hàng hóa là 100% các căn liền kề. Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở mức cao đã tạo triển vọng tăng giá mạnh mẽ, cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã tạo động lực cho nguồn cung và giá BĐS liền kề tiếp tục tăng ở các đô thị lớn. Tại Hà Nội, giá bán biệt thự đã tăng 13%, nhà phố tăng 4%, nhà phố thương mại tăng 3%; trong khi ở TP Hồ Chí Minh biệt thự tăng 3%, nhà phố tăng 17%, nhà phố thương mại tăng 6%.
Riêng đối với giá bán condotel Phú Quốc hiện đạt mức gần 4.000 USD/m2. Thị trường BĐS sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua, nhưng thị trường vẫn tiếp nhận nhiều thông tin tích cực về phân khúc này. Đáng chú ý, tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nguồn cung condotel, với gần 14.000 căn condotel tung ra thị trường.
Từ đầu năm đến nay, giá bán sơ cấp condotel ở Phú Quốc đạt mức gần 4.000 USD/m2, tại Khánh Hòa, Đà Nẵng là gần 2.500 USD/m2, Bà Rịa - Vũng Tàu gần 2.000 USD/m2... Về nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng, các địa phương như Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc là những thị trường dẫn đầu về số lượng biệt thự nghỉ dưỡng hiện nay. Giá bán biệt thự nghỉ dưỡng tăng ngay cả trong thời kỳ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt tại các thị trường cấp 2 như Phú Yên và Bà Rịa-Vũng Tàu...
Nhiều triển vọng tương lai
Tại hội nghị toàn cảnh thị trường BĐS năm 2021 mới đây, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, có rất nhiều yếu tố hứa hẹn sự tăng trưởng của thị trường BĐS trong năm 2022. Nền kinh tế có thể phục hồi nhanh, nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội năm 2022-2023. Thêm vào đó, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược, cùng với hành lang pháp lý về BĐS đã và đang được tháo gỡ (Nghị định 148/CP/2020 về đất đai, Nghị định 69/CP/2021 về cải tạo chung cư cũ, Luật Đất đai dự kiến sửa đổi năm 2022, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thị hiếu khách hàng thay đổi sau đai dịch... là những yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường BĐS khởi sắc trong tương lai.
Bên cạnh đó, nguồn vốn BĐS vẫn dồi dào. Quý IV/2021, nguồn vốn tín dụng BĐS tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế; trong đó, theo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh BĐS chiếm khoảng 36%.
Nguồn vốn tư nhân đến tháng 12/2021, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS thành lập mới là 6.700 doanh nghiệp, tăng 10,3%; vốn đăng ký 423.000 tỷ đồng, tạo ra 43.400 việc làm. Thị trường ghi nhận 1.250 doanh nghiệp hoạt động trở lại và 1.580 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Về nguồn vốn FDI, đến tháng 12/2021, tổng vốn đăng ký mới vào BĐS đạt gần 2 tỷ USD (chiếm khoảng 11%), đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút FDI. Riêng góp vốn, mua cổ phần đạt 983 triệu USD (chiếm 22,4%). Về phát hành trái phiếu, tính đến tháng 12/2021, toàn thị trường phát hành 436 nghìn tỷ đồng; trong đó, doanh nghiệp BĐS xếp thứ 1 (chiếm 45%), thứ 2 là nhóm ngân hàng (chiếm 30%).
Những yếu tố trên góp phần khiến giá BĐS hầu như không giảm, riêng BĐS nhà ở còn tăng 5-9% tùy địa phương. Giá thuê BĐS khu công nghiệp cũng tăng từ 3-18% tùy địa phương.
Hoàn tiền cho nhà đầu tư mua trái phiếu Tân Hoàng Minh thế nào? Ủy ban Chứng khoán thông tin về việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư đã mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), sau khi hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông, Công...