Du lịch Hà Giang chuyển mình, du khách đắm chìm trước cảnh đẹp mê hồn của vùng cao nguyên đá
Mảnh đất Hà Giang được tạo hóa ưu ái ban cho rất nhiều khung cảnh đẹp kỳ vĩ đến nao lòng. Hiện lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế.
Thời gian gần đây, lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế. Đặc biệt, nhiều khách nước ngoài đến Hà Giang để khám phá những cung đường mới, sản phẩm du lịch mới với nhiều trải nghiệm.
Những ngày đầu tháng 5, lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại.
Tại Hà Giang, du khách có thể ngao du trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng ngắm mây trời bồng bềnh, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang xanh rì ẩn hiện trong sương từ đỉnh đèo này hay nhìn xuống hẻm Tu Sản ngắm dòng sông Nho Quế xanh biếc lững lờ trôi.
Chiều tối, du khách sẽ tham gia hành trình chinh phục đèo Mậu Duệ – Du Già và sau đó được về bản cùng trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa là người Mông ở Mèo Vạc, rồi được thưởng thức những mâm cơm địa phương, quây quần bên bếp lửa nướng khoai, bắp giữa núi rừng hoang vu…
Bà Nguyễn Thị Hoài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, cho biết hiện ngành du lịch tỉnh đang triển khai các hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm mới theo nhu cầu thay đổi của du khách sau đại dịch.
Trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, tỉnh Hà Giang xây dựng các dòng sản phẩm du lịch chính gồm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng…
Cụ thể, trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, tỉnh Hà Giang hình thành 3 không gian du lịch, gồm: không gian du lịch đồi núi thấp (thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Vị Xuyên); không gian du lịch đồi núi đá – Công viên địa chất toàn cầu (gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và không gian du lịch đồi núi phía Tây Nam (Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình).
Từ 3 không gian du lịch này, tỉnh Hà Giang xác định 3 dòng sản phẩm du lịch chính: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Hà Giang đã liên kết với các tỉnh, thành phố như Tuyên Quang, TP.HCM trên cả nước để cùng xây dựng sản phẩm du lịch mới nhưng vẫn mang đặc trưng của tỉnh để tăng thêm giá trị gia tăng và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Nhìn từ xa, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió đầy kiêu hãnh trên cột cờ Lũng Cú, tâm trạng ai cũng thấy xúc động và quá đỗi tự hào sau hành trình gian nan bởi đèo cao vực thẳm.
Bạn trẻ check in Cột cờ Lũng Cú.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng (Long Sơn) nơi đây là điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ xưa đến nay, cột cờ Lũng Cú vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia và là niềm tự hào của những người con Hà Giang.
Đến đây du khách có thể tham gia buổi chào cờ trước cột cờ Lũng Cú.
Video đang HOT
Những ngôi nhà nằm dưới thung lũng, dưới chân Cột cờ Lũng Cú là hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay trên những nóc nhà tạo nên cảnh tượng đẹp mê hồn.
Những cánh đồng ruộng bậc thang nhìn thật đẹp mắt.
Đến với cao nguyên đá Hà Giang, còn có một Lũng Hồ ở huyện Yên Minh hoang sơ và kỳ vĩ. Mảnh đất này góp phận tạo nên 1 Hà Giang thật tuyệt vời trong mắt du khách!
Nhiều người khi đến đây vẫn gọi Lũng Hồ là nơi “tiên cảnh”.
Nơi đây, nằm trọn giữa núi rừng hoang sơ, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng hơn 70km.
Thạch Sơn thần (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) có một cánh đồng hoa tam giác mạch được trồng trái mùa. Nhiều du khách đến với Hà Giang không khỏi bất ngờ vì bắt gặp cánh đồng hoa tam giác mạch vào những ngày đầu tháng 5.
Vẻ đẹp của đồng hoa tam giác mạch trái mùa nơi đây đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan thưởng ngoạn.
Dốc Thẩm Mã có chín khúc uốn lượn, là một trong những cung đường nổi tiếng cheo leo nhưng ai đến Hà Giang cũng ao ước được đi qua dù chỉ một lần trong hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn xa xôi. Đây là con đường đèo uốn lượn nằm trên Quốc lộ 4C chạy đến huyện Mèo Vạc.
Rất nhiều trẻ em đứng chụp hình với khách du lịch.
Dinh thự “vua Mèo” nhà Vương thuộc xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn).
Một điểm check-in trên đỉnh Mã Pì Lèng, bên dưới là dòng sông Nho Quế xanh biếc và hẻm núi Tu Sản nổi tiếng.
Làng HMông Pả Vi, cách trung tâm thành phố Hà Giang 160 km có gần 30 hộ gia đình sinh sống và làm du lịch cộng đồng. Làng có nhà văn hóa, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khu sân chơi hình lục giác, được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống nhằm bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Mông.
Các nhà ở đây được thiết kế theo lối kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông với nhà cột kèo gỗ, phần mái lợp ngói âm dương hai tầng, xếp xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố.
Hà Giang, nơi sinh sống của 22 dân tộc, được nhiều người biết đến với tên gọi “hoa mọc trên đá”. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Đông Bắc thu hút 66.000 lượt khách du lịch trong dịp 30/4-1/5 vừa qua. Trong đó, có 65.575 khách nội địa và 425 khách quốc tế, số khách lưu trú đạt 26.352 người, tăng 14,7% so với năm 2021.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của cao nguyên đá cổ Tả Phìn
Những lớp đá tai mèo san sát nhau từ thung lũng đến đỉnh đồi trên cao nguyên đá cổ Tả Phìn (tỉnh Điện Biên) tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, hấp dẫn du khách ưa thích du lịch trải nghiệm và mạo hiểm.
Những lớp đá tai mèo bao quanh các ngôi nhà của người dân trên cao nguyên đá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những cung đường được bao quanh bằng các lớp đá tai mèo. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những lớp đá tai mèo san sát nhau từ thung lũng đến đỉnh đồi tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của vùng đất Tủa Chùa. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Đồng bào canh tác trồng ngô trên cao nguyên đá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những cung đường được bao quanh bằng các lớp đá tai mèo. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những cung đường uốn lượn qua những dãy núi lớp lớp đá tai mèo. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Di tích Thành Vàng Lồng được xếp từ đá tại xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những lớp đá tai mèo trên cao nguyên đá cổ tả Phìn. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Vẻ đẹp hùng vỹ trên cao nguyên đá Tả Phìn. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Cuộc sống người dân Tả phìn gắn bó với đá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Trên cao nguyên đá Tả Phìn phần lớn là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Những hàng rào đá tại Tủa Chùa. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Sắc xuân trên miền đá Hà Giang Sau những tháng ngày ngủ đông, cao nguyên đá nơi địa đầu tổ quốc - Hà Giang thức giấc đón xuân với những mảng màu rực rỡ, điểm xuyết bởi sắc hồng của đào, sắc trắng của hoa mận, sắc hồng của đôi má em bé vùng cao... làm sáng bừng cả một vùng trời. Xuân đang về trên những nẻo đường Hà...