Du lịch golf: “Mỏ vàng” khai thác còn khiêm tốn
Du lịch golf được ví như “ mỏ vàng”. Nếu khai thác tốt, ngành kinh tế xanh Việt Nam có thể hồi phục mạnh mẽ.
Thị trường tăng trưởng hàng đầu
Thống kê từ Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam cho thấy, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, Việt Nam đón 3 triệu lượt khách chơi golf, trong đó có 1,5 triệu khách quốc tế, doanh thu khoảng 4.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2021 Việt Nam được tổ chức World Golf Awards (WGA) vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất thế giới”; và năm thứ 5 liên tiếp được công nhận là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á (2017 – 2021). Đây là lần thứ 2 Việt Nam vượt qua các điểm đến như Mỹ, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Malaysia… nhận được sự đánh giá cao của du khách khi đến chơi golf kết hợp nghỉ dưỡng.
Khách chơi golf.
Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và cơ hội để trở thành “Thiên đường golf của châu Á”. Tổng Giám đốc điều hành Asia Pacific Golf Group Mike Sebastian nhìn nhận, không có nơi nào trên thế giới có được sự phát triển golf nhanh và đồng bộ như ở Việt Nam.
Du lịch golf được coi là lợi thế mới để Việt Nam thu hút khách quốc tế. Hiện, Việt Nam có 100 sân golf đang hoạt động, trong đó 32 sân đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc kết hợp khu nghỉ dưỡng sang trọng.
Đồng quan điểm, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Nguyễn Quý Phương cho hay, Việt Nam đang là điểm đến du lịch golf quốc tế, bởi gần với các quốc gia có số người chơi golf tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… đồng thời với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có thể chơi golf quanh năm rất thuận lợi cho phát triển du lịch golf.
Du lịch Hà Nội cũng ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch golf. Đây là loại hình du lịch thể thao cao cấp, kết hợp việc chơi golf và khám phá, nghỉ dưỡng. Du lịch golf sẽ là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng của Thủ đô trong giai đoạn tới. Sản phẩm này sẽ góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đặc biệt là nhóm khách từ các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU… Qua đó, giúp gia tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch, góp phần tăng trưởng cho tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam Phạm Thành Trí, bên cạnh các sân golf đẳng cấp quốc tế, chúng ta có nền văn hoá đặc sắc mà người du lịch golf muốn tìm hiểu. Riêng với 2 thị trường lớn nhất ở khu vực Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam có mối quan hệ kinh tế và văn hoá, kết nối chặt chẽ.
“Đây là lý do lượng khách du lịch golf Hàn Quốc đến Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, trong 10 người Hàn Quốc đến Việt Nam thì có 8 người ít nhất 1 lần ra sân golf Việt Nam” – ông Phạm Thành Trí dẫn chứng.
Cần xây dựng mối liên kết
Việc phát triển du lịch golf sẽ thu hút du khách có mức chi tiêu cao đến Việt Nam, nhưng trong quá trình xây dựng, khai thác vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ trong quá trình khai thác.
Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam Vũ Duy Thành thông tin, hiện giá thành sản phẩm du lịch golf Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như Malaisia, Thái Lan… Nguyên nhân là do golf vẫn đang chịu mức thuế rất cao, bao gồm 20% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT. Trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia đã hình thành những tour trọn gói giá tốt gắn với du lịch golf nhờ sự vào cuộc hỗ trợ từ Chính phủ, hệ thống cung ứng dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lữ hành…
Du khách chơi golf tại Vinpearl Nha Trang.
Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, Giám đốc Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên cho biết, các công ty lữ hành không mặn mà triển khai tour, vì mức chiết khấu của các sân golf dành cho công ty du lịch không cao, đồng thời phải đặt và thanh toán trước dịch vụ sân nên doanh nghiệp chỉ chọn làm tour dành cho đoàn, không phục vụ khách lẻ.
Phó Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội Phạm Tiến Dũng nêu rõ, để lữ hành có thể làm tour du lịch golf, doanh nghiệp du lịch cần phải hiểu rõ về gói sản phẩm dịch vụ của sân golf. Vì vậy để triển khai được tour du lịch golf, doanh nghiệp lữ hành mong muốn có gói đánh golf với giá thấp hơn mức phí mà các sân golf áp dụng hiện nay.
Một yếu điểm khác của du lịch golf Việt Nam là sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và sân golf còn lỏng lẻo, du lịch golf chưa kết nối với các loại hình du lịch khác như MICE, caravan. Các sân golf chưa liên kết với nhau để hạ giá thành dịch vụ, chưa có giải pháp về xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch golf bài bản. Bên cạnh đó, các chương trình golf tour hiện chưa phong phú về nội dung nên doanh nghiệp lữ hành thiếu thông tin về thị trường khách nên chưa có những công ty du lịch chuyên khai thác du lịch golf.
Vì thế, để tạo sức hút cho du lịch golf, cần kết hợp chơi golf với các hoạt động du lịch thế mạnh của từng địa phương để tạo sự khác biệt, hấp dẫn về mặt văn hóa và trải nghiệm. Ngoài ra, Việt Nam cần tập trung tổ chức những giải đấu golf chuyên nghiệp và nghiệp dư, các hội thảo, khóa đào tạo, huấn luyện về golf để thu hút những người chơi golf và du khách thật sự quan tâm đến môn thể thao này ở trong nước, quốc tế.
Du lịch cần người giỏi để khai thác thế mạnh thiên nhiên, văn hóa
Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế luôn rất lớn.
Nâng cao chất lượng đào tạo đang là vấn đề cấp bách.
Thiếu hụt lao động chất lượng cao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài vào nhiều cơ sở du lịch có quy mô, đẳng cấp quốc tế. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế luôn rất lớn, từ nhân lực quản trị cấp cao, đạt chuẩn quốc tế cho khách sạn 4-5 sao cho đến những cơ sở du lịch, khách sạn "bình dân hơn".
Hiện đã có những giải pháp đột phá để thúc đẩy đào tạo nhân lực du lịch, nhất là đưa các chương trình tiên tiến trên thế giới vào giảng dạy, đào tạo về du lịch trong các trường đại học, trường nghề. Tuy nhiên, trong thực hành vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhất là những khách sạn 4-5 sao.
"Mục tiêu cuối cùng là có nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để khai thác hiệu quả các thế mạnh về thiên nhiên, con người, văn hóa. Du lịch cần những giải pháp đột phá để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Sinh viên ngành du lịch trong giờ học thực hành. Ảnh: Báo Nhân dân
Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng Cục Du lịch), dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 đến 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 đến 1.450.000 buồng. Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800 nghìn và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.
Nếu lao động trong ngành du lịch Việt Nam không nhanh chóng chuẩn bị kiến thức và những kỹ năng cần thiết thì có thể sẽ thua ngay trên sân nhà. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cơ sở đào tạo ngành du lịch.
Giải pháp nâng cao nhân lực du lịch
Để duy trì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành du lịch khách sạn cần có chính sách đãi ngộ tốt; đào tạo kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số; chủ động kết nối với các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch; nâng cao năng lực quản trị, đáp ứng nhu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ lưu trú, phát triển các dịch vụ mới trong hoạt động lưu trú; chủ động kết nối tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các hệ thống đào tạo quốc tế... Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo phải thu hút đầu tư vào hệ thống đào tạo, cơ sở vật chất đội ngũ giảng dạy; đưa vào chương trình đào tạo các kiến thức mới về các loại hình du lịch mới...
Theo ông Trần Hùng Việt - Tổng Giám đốc Saigontourist, những năm gần đây đã đào tạo được đội ngũ lễ tân khách sạn phục vụ cho các tàu du lịch quốc tế năm sao từ 1.000-2.000 khách. Trên các con tàu này có nhiều nhân viên cao cấp là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, số nhân viên là người Việt Nam làm ở các bộ phận lễ tân, quản trị khách sạn ở các khách sạn năm sao do các tập đoàn quốc tế quản lý ngày càng nhiều. Những nhân viên này nhận mức lương cao gấp 2-3 lần so với làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trong nước. Tuy nhiên, mặt bằng chung chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong nước.
Mặt khắc, theo ông Trần Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) nhận định, trong thị trường lao động quốc tế, để có đủ năng lực cạnh tranh bên cạnh kỹ năng chuyên môn, người lao động cần thêm nhiều kỹ năng khác đặc thù của ngành du lịch. Lao động du lịch ở các nước ASEAN như Philippines, Malaysia... rất dồi dào và có lợi thế về tiếng Anh so với lao động Việt Nam.
Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ khai thác hiệu quả các thế mạnh về thiên nhiên, con người, văn hóa. Ảnh: Minh Quang
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng ngành du lịch khách sạn cần có chính sách đãi ngộ tốt, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên, từ đó sẽ giúp duy trì một trong những yếu tố mạnh nhất đối với ngành công nghiệp trong năm 2022. Đồng thời, các doanh nghiệp cần quan tâm đến phúc lợi của người lao động, đây còn là văn hóa của doanh nghiệp, đánh giá lại môi trường làm việc, ca kíp và cần có những giải pháp tích cực để giúp người lao động trong lĩnh vực khách sạn, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phát huy khả năng.
Cùng với đó, cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch cần được đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, cập nhật thường xuyên và đưa các tiêu chuẩn nghiệp vụ khu vực và quốc tế vào quá trình đào tạo, hệ thống hóa lại hệ thống tài liệu nhằm thống nhất, đảm bảo chất lượng đầu ra...
Giáo sư Đào Mạnh Hùng - Chủ tịch Liên Chi hội Đào tạo (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) cho biết, hiện nguồn nhân lực khách sạn thuộc phân khúc từ một đến 3 sao tăng nhanh, tuy nhiên tại khu vực khách sạn 4 đến 5 sao lại phục hồi chậm, và thực tế nhân lực chất lượng cao phục vụ trong các khách sạn lớn, chuyên phục vụ khách quốc tế đang chuyển dịch sang ngành nghề khác.Vấn đề đặt ra là khi lượng khách quốc tế trở lại, nguồn nhân lực cho khách sạn 4-5 sao sẽ phải giải quyết như thế nào.
Ông Hùng cho rằng cần phải chủ động về định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch trong thời gian tới, thay đổi đối tượng tham gia vào chương trình nâng cao chất lượng ngành du lịch. Các ban, ngành liên quan cần phải dành nguồn lực để đào tạo nhân lực cho ngành du lịch... tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lực này
Chuyển mình từ 'Tư duy lại về du lịch' Ngày Du lịch thế giới (27/9) năm nay được tổ chức tại Bali, Indonesia, với chủ đề "Tư duy lại về du lịch", tập trung vào việc định hình lại sự tăng trưởng của lĩnh vực này về quy mô và mức độ phù hợp. Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili phát biểu tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát...